Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố quyết định thành công của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
147
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
849

Các nhân tố quyết định thành công của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- **** --------

VÕ HOÀNG VŨ

CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ HOÀNG VŨ

CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: TS. CAO MINH TRÍ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn về “Các nhân tố quyết định thành công của các Doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM” là bài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi xin cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn

này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại

học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp.Hồ Chí Minh, năm 2017

Tác giả luận văn

VÕ HOÀNG VŨ

iv

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Thầy Cô khoa

Sau Đại Học, các anh chị nghiên cứu sinh tại Đại Học Mở khoá 2016. Tôi đặc biệt

cám ơn gia đình tôi đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng đặc biệt cám ơn đến thầy TS. Cao Minh Trí người đã trực tiếp hướng dẫn

tôi tận tình để hoàn thành luận văn này. Và các thầy cô trường Đại Học Mở đã

truyền đạt cho tôi nền tảng kiến thức vô cùng quý báu trong thời gian tôi học MBA

tại trường, để ứng dụng trong công việc nâng cao năng suất.

Cuối cùng tôi vô cùng cảm ơn các đáp viên đã nhiệt tình giúp tôi phỏng vấn theo

bảng khảo sát để hoàn thành luận văn này. Và các bạn học viên lớp MBA15B đã

luôn bên cạnh tôi, động viên, khuyến khích, chia sẻ khó khăn giúp tôi rất nhiều

trong quá trình làm luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

VÕ HOÀNG VŨ

v

TÓM TẮT

Mặc dù sự đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là rất rõ ràng

cho nền kinh tế nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận về các nhân tố thành công hay

tránh sự thất bại. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phần lớn được xác định bởi

nhiều nhân tố khác nhau của các nhà nghiên cứu. Mục tiêu bài nghiên cứu này

nhằm xác định các nhân tố quyết định thành công của DNNVV tại TP.HCM và đề

xuất giải pháp phù hợp. Dựa vào mô hình của Lussier (1995) và các tác giả khác,

nghiên cứu đề xuất khung nghiên cứu gồm 29 nhân tố thuộc 7 nhóm và sử dụng

phương pháp nghiên cứu tình huống tại bốn DNNVV. Kết quả nghiên cứu được 11

nhân tố quyết định thành công ở mức độ cao: nhân sự, lập kế hoạch, marketing,

kinh nghiệm ngành, kinh nghiệm quản lý, áp lực cạnh tranh, mối quan hệ tốt với

khách hàng, thị trường ngách, thương hiệu - danh tiếng, hiểu biết địa phương, chi

phí hoạt động của doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp nên phân bổ nguồn lực theo

thứ tự các nhân tố này để đạt được hiệu quả tối đa.

vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iv

TÓM TẮT..................................................................................................................v

MỤC LỤC................................................................................................................ vi

DANH MỤC HÌNH................................................................................................. ix

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. xi

Phần mở đầu..............................................................................................................1

1. Đặt vấn đề nghiên cứu.............................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu. .........................................................3

2.1 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3

2.2 Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5

5. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................5

6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................7

1.1Khái niệm DNNVV................................................................................................7

1.2 Sự thành công DNNVV ........................................................................................8

1.3 Lý thuyết nền.........................................................................................................9

1.4 Các nghiên cứu có liên quan ...............................................................................13

1.4.1 Nghiên cứu “Why businesses succeed or fail: a study on small businesses

in Pakistan” (Tại sao doanh nghiệp thành công hoặc thất bại: một nghiên cứu trên

các doanh nghiệp nhỏ ở Pakistan) của Lussier và Shabir Hyder (2016) ..................13

1.4.2 Nghiên cứu “A Business Success Versus Failure Prediction Model for

Small Businesses in Israel” (Một mô hình tiên đoán thành công/thất bại cho các

doanh nghiệp nhỏ ở Israel) của Lussier và Marom (2014).......................................13

1.4.3 Nghiên cứu “A Business Success Versus Failure Prediction Model for

Small Businesses in Singapore” (Một mô hình tiên đoán thành công/thất bại cho các

doanh nghiệp nhỏ ở Singapore) của Teng và cộng sự (2011)...................................14

1.4.4 Nghiên cứu “A Three-country Comparison of the Business Success versus

Failure Prediction Model” (Một sự so sánh ở ba Quốc gia về mô hình tiên đoán

thành công/thất bại của doanh nghiệp) của Lussier và Halabi (2010)......................15

vii

1.5. Đề xuất khung nghiên cứu .................................................................................17

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................26

2.1 Cơ sở lý luận về phương pháp nghiên cứu..........................................................26

2.2 Chọn tình huống và số lượng chọn tình huống nghiên cứu ................................27

2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu theo lý thuyết ......................................................29

2.4 Phương pháp thu thập dữ liệu theo nghiên cứu này............................................32

2.5 Phương pháp phân tích dữ liệu ...........................................................................33

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................36

3.1 Tổng quan các doanh nghiệp...............................................................................36

3.2 Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Mộc Đức ( Thế Giới Bút).....................37

3.2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Mộc Đức (Thế Giới

Bút)............................................................................................................................37

3.2.2 Kết quả các nhân tố ( Kết quả phỏng vấn đáp viên theo Phụ lục 3)..........38

3.3 Công ty TNHH Hoà Mai.....................................................................................41

3.3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Hoà Mai......................................................41

3.3.2 Kết quả các nhân tố (Kết quả phỏng vấn đáp viên theo Phụ lục 4)...........42

3.4 Công ty TNHH NAN Việt Nam .........................................................................45

3.4.1 Giới thiệu về công ty TNHH NAN Việt Nam...........................................45

3.4.2 Kết quả các nhân tố (Kết quả phỏng vấn đáp viên theo Phụ lục 5)...........46

3.5 Công ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng Tân Long .......................................48

3.5.1. Giới thiệu về công ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng Tân Long .......48

3.5.2. Kết quả các nhân tố (Kết quả phỏng vấn đáp viên theo Phụ Lục 6) ........50

3.6 Phỏng vấn nhóm Chuyên Gia .............................................................................52

4. Trả lời câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................55

PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................62

1. Kết luận chung ......................................................................................................62

2. Ý nghĩa nghiên cứu và hạn chế đề tài ...................................................................67

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................68

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH.....................................73

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ...................................85

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN ĐÁP VIÊN CÔNG TY MỘC ĐỨC.........86

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN ĐÁP VIÊN CÔNG TY HOÀ MAI..........96

viii

PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN ĐÁP VIÊN CÔNG TY NAN.................106

PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN ĐÁP VIÊN CÔNG TY TÂN LONG.....117

PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN NHÓM CHUYÊN GIA..........................126

ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Khung nghiên cứu đề xuất các nhân tố thành công DNNVV tại

TP.HCM …………...………………………………………………………………24

x

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Khái niệm DNNVV theo pháp luật Việt Nam............................................8

Bảng 1.2: Tổng hợp nghiên cứu các tác giả trước………………………………… 16

Bảng 1.3: Các nhân tố quyết định thành công doanh nghiệp từ lý thuyết ................22

Bảng 3.1: Tổng quan các doanh nghiệp nghiên cứu .................................................36

Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu các nhân tố quyết định thành công tại công ty

Mộc Đức……………………………………… ……………………….……….....39

Bảng 3.3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố quyết định thành công tại công ty

Hoà Mai.....................................................................................................................43

Bảng 3.4: Kết quả nghiên cứu các nhân tố quyết định thành công tại công ty

NAN ..........................................................................................................................46

Bảng 3.5: Kết quả nghiên cứu các nhân tố quyết định thành công tại công ty

Tân Long ...................................................................................................................50

Bảng 3.6: Kết quả nghiên cứu các nhân tố quyết định thành nhóm chuyên gia .......53

Bảng 3.7: Kết quả tổng hợp nghiên cứu các nhân tố quyết định thành công

cho DNNVV..............................................................................................................55

Bảng 3.8: Mức độ quyết định thành công của các nhân tố cho DNNVV

tại Tp.HCM ...............................................................................................................59

xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

B2B: Business to Business

DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DN: Doanh nghiệp

TB: Trung bình

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn

VCCI: Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

UNDP: United Nations Development Programme (Chương

trình Phát triển của Liên hợp quốc)

1

Phần mở đầu

1. Đặt vấn đề nghiên cứu

Theo Morrison, Breen, và Ali (2003) doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã

được các chính phủ trên toàn thế giới công nhận về sự đóng góp của họ vào sự tăng

trưởng và ổn định nền kinh tế gắn với việc làm và tạo việc làm mới, phát triển và

gắn kết xã hội.

Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại

hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế (Tổng Cục Thống Kê,

2017). Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc

làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu

tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…Do sự suy thoái về kinh tế và sự cạnh tranh gay

gắt trong nền kinh tế thì tỷ lệ thất bại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng khá

cao. Do đó, nền kinh tế cần những doanh nghiệp thành công nhiều hơn để chống lại

sự lãng phí nguồn tài nguyên (Carter và Van Auken, 2006). Tuy nhiên, rất khó để

dự đoán được một mô hình thành công hay thất bại trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo Olaison và Sorensen (2014) đây là chủ đề nóng gần đây, vì các nhà nghiên

cứu đã không giải thích được lý do một vài doanh nghiệp thành công và số khác lại

thất bại.

Mặc dù sự đóng góp của DNNVV là rất rõ ràng cho nền kinh tế nhưng vẫn

chưa có sự đồng thuận về các nhân tố thành công hay tránh sự thất bại. Hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp phần lớn được nghiên cứu bởi biến khác nhau của các

nhà nghiên cứu. Chính Phủ các nước và các nhà nghiên cứu đã nỗ lực trong việc

giúp đỡ gia tăng sáng tạo của DNNVV giảm sự cố thất bại và phá sản (Carter và

Van Auken, 2006). Các nhân tố thành công hay thất bại trở thành chủ đề quan trọng

trong lĩnh vực nghiên cứu DNNVV nhưng thiếu mô hình cụ thể. Nghiên cứu dự

đoán các nhân tố thành công hay thất bại sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp và các bên

liên quan như các nhà tư vấn, đầu tư, ngân hàng cung cấp vốn và các tổ chức xã

hội…Do đó, việc tìm ra các nhân tố thành công, thất bại của DNNVV là một nỗ lực

2

không ngừng và chưa hoàn thành mà các nghiên cứu sau này cần tiếp tục theo đuổi

(Rogoff, Lee, và Sub, 2004).

Theo Cục thống kê Tp.HCM (2017) từ đầu năm đến ngày 15/10/2017, Thành

phố đã có 32.939 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đạt 442.457 tỷ

đồng, tăng 12,5% về số lượng doanh nghiệp và tăng 85,3% về số vốn đăng ký. Vốn

đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 13,43 tỷ đồng.

Hiện nay, tình hình các DNNVV đang gặp khó khăn về nguồn vốn, công

nghệ bị hạn chế, thiếu các thông tin về thị trường và nội dung các hiệp định thương

mại với các nước còn mơ hồ. Cụ thể, theo Hiệp hội doanh nghiệp tại Tp.HCM

(2017), doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có, chỉ có khoảng 30%

DNNVV tiếp cận được các nguồn vốn của các ngân hàng thương mại, 70% còn lại

không đủ điều kiện vay ngân hàng hoặc không thể tiếp cận được các tổ chức tín

dụng quốc tế do nhiều nguyên nhân như: không có tài sản đảm bảo, hồ sơ vay

không hợp lệ, không có phương án, dự án sản xuất kinh doanh….Bên cạnh đó, các

DNNVV rất kỳ vọng có thể tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ, đóng vai trò

làm dịch vụ , hoặc cung ứng sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp nước ngoài và

dự án lớn của nhà nước. Tuy nhiên, các DNNVV Việt Nam chưa làm được điều đó

và chưa tham gia được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Thêm vào đó, số lượng các

chuyên gia, nhà khoa học làm việc trong các DNNVV chỉ chiếm 0,025% tổng số lao

động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 - 90% máy móc và công

nghệ sử dụng trong các DN của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 -

1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao. Theo Luật Thuế thu nhập

doanh nghiệp, các doanh nghiệp được phép trích 10% lợi nhuận trước thuế để đầu

tư đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, khảo sát về tình hình sử dụng thiết bị công nghệ

và tư vấn công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam do UNDP và Viện Nghiên cứu

Quản lý kinh tế Trung ương thực hiện tại 100 doanh nghiệp ở Hà Nội và TP. HCM

cho thấy, mức đầu tư cho đổi mới thiết bị - công nghệ chỉ chiếm 3% doanh thu cả

năm.

3

Vì vậy, mà trong thời gian qua Chính Phủ nói chung, Tp.HCM nói riêng đã

triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ, tổ chức nhiều cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và

chính quyền để tìm ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ DNNVV như: hỗ trợ DNNVV

tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, ban hành nhiều cơ chế, tạo hành lang pháp lý

tiếp cận các nguồn lực (tài chính, công nghệ, khởi nghiệp…), cụ thể như Nghị định

số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV, bổ sung Luật Đầu tư 2005 theo

hướng không phân biệt thành phần kinh tế; sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh

nghiệp, Luật Đất đai, Luật Quản lý thuế, Luật Chứng khoán, chế độ kế toán

DNNVV. Nghị định số 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách và cơ chế tài

chính khuyến khích DN đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ, …

Như vậy, với cơ sở số liệu trên cho thấy toàn xã hội cũng như chính phủ rất

quan tâm hỗ trợ để các DNNVV tồn tại và ngày càng phát triển để tạo việc làm cho

người lao động, ổn định và phát triển xã hội. Các chủ DNNVV rất quan tâm làm thế

nào để DN của mình thành công và tránh thất bại, phá sản.

Theo Bono và McNamar (2011) thì cần có một mô hình để kiểm tra đánh giá

sự vững mạnh nhân tố thành công và thất bại giữa lý thuyết và thực tế trên DNNVV

ở nhiều quốc gia khác nhau, và ở Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào về mô hình

trên. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “các nhân tố quyết định thành công của các

Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh ” làm luận văn thạc sĩ, bài

nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu mức độ các nhân tố quyết định thành

công của các DNNVV, với mong muốn được đóng góp một vài đề xuất nâng cao

năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước.

2. Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu.

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm:

- Xác định các nhân tố thành công của DNNVV tại TP.HCM.

- Xác định mức độ quyết định của các nhân tố cho sự thành công

DNNVV tại TP.HCM.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!