Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ qui định tội phạm trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 1/2010 35
TS. Hå Sü S¬n *
háp luật hình sự là công cụ hữu hiệu mà
bất kì nhà nước nào cũng sử dụng để
đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm.
Khả năng đấu tranh, phòng ngừa và chống
tội phạm của pháp luật hình sự phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố, trong đó có việc đánh
giá đúng đắn và xác định chính xác những
hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội để
quy định chúng là tội phạm. Việc quy định
tội phạm được khoa học pháp lí hình sự gọi
là tội phạm hoá (criminalisation) và một bộ
phận của quá trình tội phạm hoá đó là hình
sự hoá (penalisation) được coi là vấn đề
trung tâm của việc bảo vệ các quan hệ xã hội
bằng các biện pháp pháp lí hình sự. Cố
nhiên, vấn đề quan trọng được đặt ra và cần
được giải quyết một cách thấu đáo ở đây thứ
nhất là trong điều kiện xã hội nhất định thì
những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội cần
phải tội phạm hoá và tại sao phải tội phạm
hoá chúng; thứ hai, nhu cầu và mức độ tội
phạm hoá bị quy định bởi những nhân tố
nào? Vậy, nhà làm luật Việt Nam đã giải
quyết vấn đề đó như thế nào khi tiến hành tội
phạm hoá một loạt hành vi nguy hiểm cho xã
hội thành những tội danh cụ thể trong Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự được Quốc hội thông qua ngày
19/6/2009? Bài viết dưới đây nhằm mục đích
trả lời cho những câu hỏi đó.
1. Nhu cầu tội phạm hoá và thực trạng
tội phạm hoá trong Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009
Cũng như các hiện tượng xã hội khác, tội
phạm hoá là hiện tượng động. Điều đó có
nghĩa là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
đã được tội phạm hoá thành những tội danh
cụ thể có thể bị đưa ra khỏi phạm vi tác động
của luật hình sự, tức không còn bị coi là tội
phạm. Bên cạnh đó, sẽ có những hành vi vi
phạm pháp luật đã phát triển đến mức phổ
biến, có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội
phải được tội phạm hoá, tức phải được nâng
lên “hạng tội phạm”. Vấn đề là ở chỗ tất cả
các quá trình xã hội bao giờ cũng có mặt tích
cực và tiêu cực hay nói cách khác, trong mọi
quá trình xã hội luôn tiềm ẩn những mâu
thuẫn nội tại nhất định. Thêm vào đó, hoạt
động của con người vốn gắn với những tiêu
chí lợi ích nhất định cũng làm cho các mâu
thuẫn đó bộc lộ và diễn biến phức tạp, dẫn
tới những hậu quả khác nhau. Trong quá
trình xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường, xuất hiện ngày càng nhiều và
có lúc rất phức tạp hiện tượng như gian lận
thuế, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp,
vi phạm các quy định về quản lí đất đai với
nhiều hình thức tinh vi khác nhau, mua, bán,
P
* Viện nhà nước và pháp luật
Viện Khoa học xã hội Việt Nam