Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến hành vi thông qua sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Truyền hình cáp giao thức Internet (MYTV) của VNPT tại tỉnh Tiền Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
PHẠM ĐỨC THƯƠNG
CÁC NHÂN TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI THÔNG QUA SỰ HÀI LÒNG CỦA
KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CÁP
GIAO THỨC INTERNET (MYTV) CỦA VNPT
TẠI TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
PHẠM ĐỨC THƯƠNG
CÁC NHÂN TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI THÔNG QUA SỰ HÀI LÒNG CỦA
KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CÁP
GIAO THỨC INTERNET (MYTV) CỦA VNPT
TẠI TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn: TS. CAO MINH TRÍ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
- ii
-
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn TS. Cao Minh Trí, cùng các quý thầy, cô giảng dạy
tại khoa đào tạo sau đại học, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền
đạt những kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn về lý thuyết cũng như triển khai thực
tế để em có thể hoàn thành đề tài “Các nhân tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến
hành vi thông qua sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ truyền hình cáp
giao thức internet (myTV) của VNPT tại tỉnh Tiền Giang”.
Đồng thời, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị/em đã
dành thời gian hỗ trợ và tham gia khảo sát cũng như cung cấp những ý kiến đóng góp
hỗ trợ em trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong suốt quá trình thực hiện, mặc dù đã trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp của
quý thầy cô, bạn bè, tham khảo tài liệu ở nhiều nơi và hết sức cố gắng để hoàn thiện
luận văn song vẫn không tránh khỏi sự sai sót vì vậy rất mong nhận được những thông
tin đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện một cách
tốt nhất.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả.
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng …. năm 2020
Người thực hiện
- iii
-
TÓM TẮT
Mục tiêu đề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc nhóm chất
lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (myTV) của VNPT tỉnh Tiền Giang
đến sự hài lòng của khách hàng, và từ sự hài lòng dẫn đến các hành vi của khách hàng
như ý định sử dụng lại dịch vụ, sự sẵn sàng trả giá cao, và truyền miệng tích cực.
Nghiên cứu khảo sát 519 khách hàng đang sử dụng dịch vụ myTV tại Tiền Giang
trong giai đoạn 2016 - 2019.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Spss và Amos để phân tích dữ liệu. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng có bảy yếu tố thuộc nhóm chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng tích
cực đến sự hài lòng của khách hàng, bao gồm: (1) Độ tin cậy, (2) Giá cả, (3) Chất
lượng nội dung, (4) Chăm sóc khách hàng, (5) Sự thuận tiện, (6) Sự tương tác và (7)
Sự hữu hình. Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy sự hài lòng hoạt động như
một biến trung gian quan trọng trong mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và hành vi
của khách hàng. Trong bối cảnh của nghiên cứu này, các nhóm quản lý đã có những
hành động chủ động để lên kế hoạch, duy trì và giám sát dịch vụ của họ cho khách
hàng dựa trên các chính sách và thủ tục rộng lớn do các bên liên quan của họ đưa ra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn số người được hỏi cho rằng mức độ chất lượng
dịch vụ (tức là sự hữu hình, độ tin cậy, chất lượng nội dung, chăm sóc khách hàng, sự
thuận tiện, giá cả hợp lý, sự tương tác), sự hài lòng và hành vi khách hàng đều cao.
Một số hàm ý quản trị được đề xuất để giúp VNPT Tiền Giang tăng cường chất lượng
myTV nhằm cải thiện được sự hài lòng và các hành vi tích cực của khách hàng đối với
dịch vụ của mình.
- iv
-
ABSTRACT
This study aims to investigate the effect of factors belonging to VNPT's Internet
protocol cable television (myTV) service quality in Tien Giang province on the
customer satisfaction, and from the customer satisfaction to the customer behaviors
such as the intention to re-use the service, the willingness to pay a premium, and the
positive word-of-mouth. The study surveyed 519 customers using myTV services in
Tien Giang in the period 2016 - 2019.
Research using SPSS and Amos software to analyze the data. Research results
show that there are seven factors in the service quality that have positive effects on
customer satisfaction, including: (1) Reliability, (2) Price, (3) Quality content, (4)
Customer care, (5) Convenience, (6) Interaction and (7) Visibility. The findings of this
study show that satisfaction acts as an important intermediate variable in the
relationship between service quality and customer behavior. In the context of this
study, management teams took proactive actions to plan, maintain, and monitor their
services to customers based on broad policies and procedures by stakeholders. their
officials raised. The results of the study show that the majority of respondents believe
that the level of service quality (i.e. tangibility, reliability, content quality, customer
care, convenience, reasonable price, interaction), customer satisfaction and behavior
are all high. Some management implications are proposed to help VNPT Tien Giang
improve the service quality of myTV to get better customer satisfaction and positive
customer behaviors.
- v
-
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
ABSTRACT ..................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ...............................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................ix
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ..........................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5
1.5 Ý nghĩa của đề tài..................................................................................................5
1.6 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................6
1.7 Kết cấu luận văn....................................................................................................6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................8
2.1 Thực trạng tập đoàn Viễn thông VNPT tại tỉnh Tiền Giang.................................8
2.2 Các khái niệm liên quan......................................................................................11
2.2.1 Dịch vụ và dịch vụ viễn thông .......................................................................11
2.2.1.1 Định nghĩa dịch vụ .................................................................................11
2.2.1.2 Khái niệm dịch vụ viễn thông ................................................................13
2.2.2 Công nghệ IPTV và dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (MyTV) ....13
2.2.3 Chất lượng dịch vụ và mô hình SERVQUAL của Parasuraman (1988). ......15
2.2.4 Sự hài lòng .....................................................................................................18
2.2.5 Hành vi người tiêu dùng ................................................................................19
2.3 Các nghiên cứu liên quan....................................................................................19
2.4 Tóm tắt các nghiên cứu .......................................................................................27
2.5 Mô hình đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu....................................................30
2.6 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng.......................31
2.7 Mối quan hệ giữa sự hài lòng và hành vi của khách hàng. .................................33
- vi
-
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................35
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................36
3.1 Quy trình nghiên cứu...........................................................................................36
3.2 Thiết kế nghiên cứu định tính và định lượng ......................................................36
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ........................................................................36
3.2.1.1 Mô tả.......................................................................................................37
3.2.1.2 Kết quả....................................................................................................37
3.2.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng.....................................................................49
3.2.3 Xử lý dữ liệu ..................................................................................................50
3.2.4 Thiết kế nghiên cứu định tính lần 2...........................................................52
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................53
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................54
4.1 Thống kê mô tả....................................................................................................54
4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo......................................................................58
4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA).....................................................................60
4.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)...................................................................62
4.5 Phân tích mô hình lý thuyết ................................................................................66
4.6 Kiểm định giả thuyết và thảo luận kết quả..........................................................68
4.6.1 Thảo luận kết quả...........................................................................................69
4.6.2 Thảo luận kết quả các biến bị loại bỏ ............................................................75
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................75
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................77
5.1 Kết luận ...............................................................................................................77
5.2 Khuyến nghị ........................................................................................................78
5.3 Hạn chế và nghiên cứu trong tương lai ...............................................................86
Tóm tắt chương 5 ......................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................88
PHỤ LỤC 1A DANH SÁCH CHUYÊN GIA ...........................................................97
PHỤ LỤC 1B BẢNG HỎI PHỎNG VẤN KHÁM PHÁ .........................................98
PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG......................................................105
PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ...................................................111
-
vii
-
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Mô hình servqual (Parasuraman và ctg, 1988)...............................................16
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của tác giả Pribanus Wantara (2015)............................20
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của tác giả Leonnard và cộng sự (2017).......................21
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Jamal, Joudeh & Dandis (2018).............................22
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Dawi và cộng sự (2018) .........................................23
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Hồ Huy Tựu & Lê Mỹ Linh (2014) .......................24
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Dương Quế Nhu, Nguyễn Tri Nam Khang và
Nguyễn Châu Thiên Thảo (2014)..................................................................................25
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phúc Nguyên, Trần Thị Kim Phương, Trần
Trung Vinh (2017).........................................................................................................26
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2018) .............................27
Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................31
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu......................................................................................36
Hình 4.1 Kết quả kiểm định CFA..................................................................................65
Hình 4.2 Kết quả phân tích mô hình SEM ....................................................................66
-
viii
-
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu...............................................................................27
Bảng 4.1 Bảng thống kê các biến quan sát trong thang đo......................................54
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo......................................................58
Bảng 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá ........................................................60
Bảng 4.4 Kết quả tính toán độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích.....................63
Bảng 4.5 Kết quả các ước lượng trong mô hình SEM .............................................66
Bảng 4.6 Kết quả phân tích bootstrap.......................................................................67
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................................68
-
ix -
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TAN : Thang đo Cảm nhận tính hữu hình
REL : Thang đo Độ tin cậy
CQ : Thang đo Chất lượng nội dung
CS : Thang đo Chăm sóc khách hàng
CON : Thang đo Sự thuận tiện
PRI : Thang đo Giá cả
INT : Thang đo Sự tương tác
SAT : Thang đo Sự hài lòng
RI : Thang đo Ý định sử dụng lại
WIL : Thang đo Sẵn sàng trả giá cao
WOM : Thang đo Truyền miệng tích cực
EFA : Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá
CFA :Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định
Email : Thư điện tử
KMO : Kaiser Meyer-Olkin
SPSS : Statistical Product and Services Solutions
SEM : Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính
VIF : Variance Inflation Factor
MyTV : Truyền hình cáp giao thức Internet
1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
Trước tiên, chương 1 sẽ bắt đầu bằng lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu, đưa
ra các mục tiêu mà nghiên cứu hướng đến từ đó đặt ra câu hỏi nghiên cứu, đồng thời
chọn lựa phạm vi và đối tượng để thực hiện nghiên cứu.
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong hai thập kỷ qua, việc thực hiện chất lượng dịch vụ đã được công nhận
rộng rãi là yếu tố thành công quan trọng để giữ chân khách hàng hiện tại, thu hút
khách hàng mới, tăng sự hài lòng của cổ đông, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận
trên toàn cầu nền kinh tế (Brady và Cronin, 2010; Hussain và cộng sự, 2015; Fotaki,
2015). Do tầm quan trọng của nó, nghiên cứu về chất lượng dịch vụ đã nhận được sự
quan tâm lớn trong các loại ngành khác nhau như ngân hàng (Felix, 2017; Sadaf,
2017), chuỗi cung ứng và hậu cần (Baloch và Jamshed, 2017; Yaprakli và Tuzemen,
2017), giáo dục đại học (Mestrovic, 2017), khách sạn (Widarsyah và cộng sự, 2017) và
sức khỏe (Aliman và Mohamad, 2016; Lu và Wu, 2016).
Về mặt quan điểm ngôn ngữ, thuật ngữ chất lượng dịch vụ được hiểu là tinh tế,
các hoạt động dịch vụ rất khó lặp lại vì chúng bị ảnh hưởng bởi thái độ và nhận thức
của con người (Aryee và cộng sự, 2016; Sriram và cộng sự, 2015). Trong bối cảnh tổ
chức, chất lượng dịch vụ được định nghĩa là một đánh giá tổng thể dài hạn, tổng thể
của dịch vụ ở nhiều cấp độ (Zeithaml & Bitner, 2003; Parasuraman và cộng sự, 1988),
trong khi sự hài lòng của khách hàng chỉ là sự đánh giá một giao dịch cụ thể. Chất
lượng dịch vụ được xét như một so sánh giữa mong đợi của khách hàng trước và sau
khi họ trải nghiệm dịch vụ (Gronroos, 2007). Theo nghĩa này, nếu kỳ vọng của khách
hàng về dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ thì chất lượng dịch vụ sẽ được xem xét
(Gronroos, 1990, 2007; Dabholkar, 2015; Kitapcia và cộng sự, 2014; Parasuraman và
cộng sự, 1988; Zeithaml & Bitner, 2003). Cuộc thảo luận của các nhà nghiên cứu
trước đó đã cho thấy, rõ ràng sự hài lòng tồn tại khi khách hàng cảm thấy các dịch vụ
được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu, mong đợi và / hoặc
mục tiêu của họ. Và chất lượng dịch vụ được xem là tiền tố cho sự hài lòng khách
hàng.
2
Đánh giá các tài liệu liên quan đến chất lượng nơi làm việc nhấn mạnh rằng
chất lượng dịch vụ có năm yếu tố ảnh hưởng: 1) hữu hình (nghĩa là cơ sở vật chất,
thiết bị và ngoại hình của công nhân viên), 2) độ tin cậy (nghĩa là khả năng thực hiện
dịch vụ đã hứa một cách đáng tin cậy và chính xác), 3) phản ứng nhanh (nghĩa là sẵn
sàng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ nhanh chóng), 4) đảm bảo (nghĩa là kiến
thức và phép lịch sự của công nhân viên và khả năng của họ để truyền cảm hứng cho
niềm tin và sự tự tin), và 5) sự đồng cảm (nghĩa là quan tâm, chăm sóc cá nhân tổ chức
cung cấp cho khách hàng của mình) (Parasuraman và cộng sự, 1988; Zeithaml và cộng
sự, 1990). Những yếu tố này đã được thử nghiệm trong bốn loại dịch vụ: ngân hàng,
môi giới chứng khoán, công ty thẻ tín dụng và công ty bán máy móc gia dụng. Kết quả
của nghiên cứu này đã chứng minh rằng độ tin cậy, khả năng đáp ứng, sự đảm bảo, sự
đồng cảm và hữu hình đã đáp ứng tiêu chuẩn về tính hợp lệ và phân tích độ tin cậy và
chúng là những yếu tố dự báo quan trọng về kết quả của khách hàng cũng như sự hài
lòng của khách hàng (Parasuraman và cộng sự, 1988; Zeithaml và cộng sự, 1990).
Nghiên cứu chất lượng dịch vụ này đã truyền cảm hứng cho nhiều học giả và học viên
để kiểm tra lại tính hợp lệ và độ tin cậy của các yếu tố chất lượng dịch vụ trong các
loại ngành sản xuất và / hoặc dịch vụ khác nhau.
Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn áp dụng, sao chép thậm chí sửa đổi một
vài yếu tố chất lượng dịch vụ để đo lường ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến thái
độ và hành vi của khách hàng tại các ngành sản xuất và dịch vụ trong và ngoài khu
vực địa phương (Taap & cộng sự, 2011; Abdullah & cộng sự, 2011; Etemad-Sajadi và
Rizzuto, 2013). Các nghiên cứu mở rộng thêm yếu tố chất lượng dịch vụ trong một tổ
chức thành công nhấn mạnh rằng khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện
một cách thích hợp, đáng tin cậy, đáp ứng, đảm bảo và đồng cảm trong thực thi công
việc hàng ngày có thể có tác động đáng kể đến phản ứng nhận thức và thái độ của
khách hàng, đặc biệt là sự hài lòng của khách hàng (Izogo và Ogba, 2015; Yeo & cộng
sự, 2015).
Xét ở khía cạnh hành vi của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng thường
được xem là một cảm nhận của họ dành riêng cho dịch vụ hay những giao dịch cụ thể
(Johnson & Fornell, 1991). Theo Oliver (1980 ): “sự hài lòng của khách hàng là một
phản ứng nhận thức và tình cảm tóm tắt đối với sự cố dịch vụ (hoặc đôi khi là mối
3
quan hệ dịch vụ lâu dài). Sự hài lòng (hoặc không hài lòng) là kết quả của việc trải
nghiệm chất lượng dịch vụ và so sánh sự trải nghiệmđó với những gì được mong đợi”.
Trong các nghiên cứu quản lý chất lượng và tiếp thị, sự hài lòng của khách hàng
thường được xem là kết quả quan trọng của chất lượng dịch vụ (Hussain và cộng sự,
2015).
Hiện tượng này là một vấn đề thú vị khi nhiều tài liệu chất lượng tại nơi làm
việc được xuất bản trong thế kỷ 21 tiết lộ rằng mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và
sự hài lòng của khách hàng có thể dẫn đến một hành vi tích cực của khách hàng, đặc
biệt là ý định hành vi (Chakravarty, 2003; Caruana, 2002).
Mặc dù bản chất của mối quan hệ này là quan trọng, vai trò của sự hài lòng của
khách hàng với tư cách là một biến trung gian đã được nhấn mạnh khá ít trong ngành
viễn thông. Ngành viễn thông ngày nay là một yếu tố tạo ra năng suất giữa các nền
kinh tế và xã hội. Ngành viễn thông không chỉ đóng góp đáng kể cho các hoạt động
kinh tế của các quốc gia, mà còn hướng tới sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp
khác. Trong thời gian gần đây, các quốc gia đang phát triển đã chứng kiến sự chuyển
đổi đáng kể trong lĩnh vực này do tác động của nó đối với nền kinh tế của họ. Internet
và công nghệ viễn thông thường được coi là hai động lực chính để tạo ra giá trị mới và
giới thiệu các dịch vụ mới cho khách hàng. Một động lực thúc đẩy thương mại ngành
viễn thông là các nhà cung cấp dịch vụ di động của công nghệ viễn thông không dây
cung cấp cho người tiêu dùng phương tiện để tham gia thương mại từ xa thông qua các
thiết bị di động của họ. Khi thị trường thương mại di động phát triển, hai vấn đề quan
trọng mà các nhà cung cấp dịch vụ di động phải đối mặt là thị phần và lợi thế cạnh
tranh. Các cơ hội liên quan mở ra, việc mở rộng thị trường chắc chắn sẽ dẫn đến một
số lượng lớn hơn các nhà cung cấp. Mặc dù công nghệ có thể cung cấp một lợi thế
cạnh tranh, nhưng lợi thế chỉ là tạm thời. Khi công nghệ trưởng thành, thị trường trở
nên bão hòa, dịch vụ luôn có sẵn cho mọi người thì những lợi thế mà nó từng cung cấp
sẽ biến mất. Do đó để giành được hoặc duy trì thị phần nhà cung cấp phải biết cách
tiếp cận, lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung vào việc giữ chân khách hàng và tìm
kiếm sự trung thành của họ, từ đó mới phát triễn tìm kiếm những khách hàng mới
thông qua sự giới thiệu tích cực của khách hàng hiện tại.
4
Đối với ngành viễn thông Việt Nam, do vai trò quan trọng của ngành (vừa là
một ngành hạ tầng, vừa là một ngành kinh tế mũi nhọn đồng thời góp phần bảo đảm an
ninh quốc phòng và trật tự xã hội, nâng cao dân trí của người dân), yêu cầu sớm có
một kế hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình mới lại càng cấp bách hơn. Hiện
nay, theo cổng thông tin điện tử bộ thông tin và truyền thông, các doanh nghiệp Viễn
thông, Internet hàng đầu tại Việt Nam bao gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Công ty Thông tin Viễn thông
điện lực (EVNTelecom), Công ty Thông tin Di động VMS, Công ty Dịch vụ Viễn
thông Vinaphone ( trực thuộc VNPT), Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn cầu
(G-Tel), Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội, Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính
Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT. Trong đó, Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel)
là hai tập đoàn có thể gọi là lớn mạnh trong cả ba lĩnh vực viễn thông cố định, viễn
thông di động và dịch vụ Internet. Với sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp
dịch vụ Viễn thông, sự hài lòng của khách hàng là điều cần thiết để tồn tại trên thị
trường, các nhà cung cấp phải cạnh tranh với nhau để đảm bảo sự hài lòng của khách
hàng tối ưu về sản phẩm hoặc dịch vụ. Chính vì những lý do trên, tác giả đã mạnh dạn
chọn đề tài “Các nhân tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến hành vi thông qua sự hài
lòng của khách hàng đối với dịch vụ truyền hình cáp giao thức internet (myTV) của
VNPT tại tỉnh Tiền Giang” nhằm để đánh giá hiệu quả trung gian của sự hài lòng
khách hàng trong mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và hành vi. Từ đó qua nghiên
cứu nhà cung cấp có thể tập trung các chiến lược chiêu thị và tiếp thị một cách trực
tiếp với chi phí thấp nhất mà lại hiệu quả nhất.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
(1) Xác định các yếu tố của chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến hành vi của
khách hàng đối với dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (MyTV) của VNPT tại
tỉnh Tiền Giang thông qua biến trung gian sự hài lòng.
(2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của sự hài lòng đến hành vi khách hàng đối
với dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (MyTV) của VNPT tại tỉnh Tiền Giang.