Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp sau M & A ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ GẮN KẾT
CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP SAU M&A Ở VIỆT NAM
Ngành: Quản trị Kinh doanh
HOÀNG THỊ THÙY DƯƠNG
Hà Nội, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ GẮN KẾT
CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP SAU M&A Ở VIỆT NAM
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 93.40.101
HOÀNG THỊ THÙY DƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Bùi Anh Tuấn
TS Nguyễn Hải Ninh
Hà Nội, 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội , ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ và hướng dẫn quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp và các bạn. Tác giả
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới những người đã đồng hành cùng
mình trong suốt thời gian hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn và sự biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Bùi Anh
Tuấn – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và TS Nguyễn Hải Ninh – Giám
đôc Trung tâm phát triển quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương là những người
hướng dẫn khoa học đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, dành nhiều tâm huyết cũng như
góp ý quý báu; những người luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tiếp theo, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường
Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngoại thương đã luôn hỗ
trợ các nghiên cứu sinh với các chương trình, buổi tọa đàm nghiên cứu nhằm giúp
nghiên cứu sinh có thêm kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học cũng như kinh
nghiệm và quyết tâm để hoàn thành luận án.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm Khoa Quản trị
kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương, các đồng nghiệp tại Khoa đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới những người thân yêu trong gia
đình đã luôn đồng hành và hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH VẼ................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu....................5
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................7
5. Những điểm mới và đóng góp của luận án..........................................................8
6. Kết cấu của luận án..............................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU .....................................................11
1.1. Các nghiên cứu về sự gắn kết với tổ chức ......................................................12
1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm sự gắn kết với tổ chức và cấu thành của sự
gắn kết với tổ chức.................................................................................................12
1.1.2. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn kết của nhân viên với tổ
chức........................................................................................................................15
1.2. Các nghiên cứu về doanh nghiệp sau M&A...................................................20
1.2.1. Các nghiên cứu về hành vi tổ chức trong doanh nghiệp sau M&A.............21
1.2.2. Các nghiên cứu về quá trình hội nhập trong doanh nghiệp sau M&A........29
1.3. Các nghiên cứu về sự gắn kết với tổ chức trong các doanh nghiệp sau M&A
...............................................................................................................................30
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ...............................................................................33
Tổng kết chương 1 ....................................................................................................37
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................38
2.1. Cơ sở lý thuyết về sự gắn kết với tổ chức..........................................................38
2.1.1. Khái niệm về sự gắn kết với tổ chức của nhân viên....................................38
2.1.2. Vai trò của sự gắn kết nhân viên với tổ chức ..............................................42
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn kết của nhân viên với tổ chức ...............47
2.2. Cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp sau M&A ...................................................51
2.2.1. Khái niệm về M&A .....................................................................................51
iv
2.2.2. Quy trình tiến hành M&A............................................................................53
2.2.3. Đặc điểm về nhân sự của quá trình hội nhập văn hóa tại doanh nghiệp sau
M&A......................................................................................................................55
2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................61
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................71
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................72
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................72
3.2. Phương pháp xây dựng bảng hỏi và thang đo ................................................73
3.3. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu ...................................................79
3.4. Nghiên cứu định tính ......................................................................................80
3.4.1. Mục tiêu của phỏng vấn sâu ........................................................................80
3.4.2. Phương pháp thực hiện ................................................................................81
3.5. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................83
3.5.1. Phân tích thống kê mô tả .............................................................................83
3.5.2. Phân tích CFA và kiểm định thang đo.........................................................83
3.5.3. Phân tích mô hình cấu trúc SEM.................................................................84
3.5.4. Phân tích Anova...........................................................................................84
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................86
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
SAU M&A Ở VIỆT NAM........................................................................................87
4.1. Tổng quan về hoạt động M&A tại Việt Nam.................................................87
4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn kết của
nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp sau M&A ở Việt Nam......................93
4.2.1. Tổng quan về mẫu khảo sát .........................................................................93
4.2.2. Phân tích thống kê các biến .........................................................................94
4.2.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha ..........98
4.2.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...........................................................101
4.2.5. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA).........................................................102
4.2.5. Phân tích SEM ...........................................................................................106
4.2.6. Kiểm định Boostrap...................................................................................109
4.2.7. Kiểm định điều kiện biến trung gian .........................................................110
4.2.8. Đánh giá sự khác biệt về Sự gắn kết tình cảm với tổ chức giữa các yếu tố
nhân khẩu học thuộc biến kiểm soát....................................................................111
v
4.2.9. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu..................................................114
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu.......................................................................116
Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................126
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI
TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SAU M&A Ở VIỆT NAM...................127
5.1. Triển vọng phát triển hoạt động M&A ở Việt Nam.....................................127
5.2. Giải pháp nâng cao sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp
sau M&A ở Việt Nam..........................................................................................129
5.2.1. Những giải pháp chung nhằm nâng cao sự gắn kết với tổ chức của nhân
viên tại các doanh nghiệp sau M&A ở Việt Nam................................................130
5.2.2. Quy trình hội nhập đề xuất nhằm nâng cao sự gắn kết với tổ chức của nhân
viên doanh nghiệp sau M&A...............................................................................137
5.3. Một số hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu mới...........................142
Tóm tắt chương 5 ....................................................................................................144
KẾT LUẬN.............................................................................................................145
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................148
PHỤ LỤC................................................................................................................168
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các cấu trúc/biến văn hóa thường được sử dụng trong các nghiên cứu ảnh
hưởng của văn hóa tới doanh nghiệp sau M&A .......................................................23
Bảng 1.2: Các nghiên cứu về ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa tới kết quả hội
nhập văn hóa của doanh nghiệp M&A......................................................................26
Bảng 1.3: Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn kết của nhân viên với tổ
chức trong các doanh nghiệp sau M&A....................................................................32
Bảng 2.1: Một số khái niệm về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức .....................40
Bảng 2.2: Các nhiệm vụ cần làm giai đoạn hội nhập sau M&A...............................54
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của khác biệt văn hóa đến hoạt động quản trị trong doanh
nghiệp sau M&A.......................................................................................................60
Bảng 2.4 : Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu định lượng .........................70
Bảng 3.1: Số câu hỏi và nguồn tham khảo trong thang đo nghiên cứu đề xuất........74
Bảng 3.2: Thang đo các nhân tố trong mô hình........................................................76
Bảng 3.3: Đặc điểm mẫu trong nghiên cứu định tính sơ bộ ....................................81
Bảng 4.1: Các thương vụ M&A tiêu biểu tại Việt Nam từ 2014 đến 2019 ..............89
Bảng 4.2: Mô tả mẫu nghiên cứu..............................................................................94
Bảng 4.3: Thống kê biến Nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức..................................94
Bảng 4.4: Thống kê Nhân tố Nhận thức về sự hỗ trợ của quản lý............................95
Bảng 4.4: Thống kê biến Nhận thức về sự công bằng trong tổ chức........................95
Bảng 4.5: Thống kê biến Sự khác biệt về văn hóa....................................................96
Bảng 4.6: Thống kê biến Sự hấp dẫn về văn hóa......................................................96
Bảng 4.7: Thống kê biến Sự phù hợp giữa nhân viên với tổ chức............................97
Bảng 4.8: Thống kê biến Sự gắn kết tình cảm với tổ chức của nhân viên................97
Bảng 4.9 : Độ tin cậy của các thang đo.....................................................................99
Bảng 4.10 : Kiểm định KMO and Bartlett’s Test ...................................................101
Bảng 4.11: Tổng phương sai trích các biến ............................................................101
Bảng 4.12: Độ giá trị hội tụ của các thang đo.........................................................103
Bảng 4.13: Tính phân biệt của thang đo .................................................................105
Bảng 4.14: Kiểm định mối quan hệ trực tiếp giữa các biến trong mô hình............108
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Boostrap về mô hình..............................................110
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định Boostrap về biến trung gian...................................111
vii
Bảng 4.17: Tổng hợp số liệu phân tích Anova về đánh giá sự khác biệt về sự gắn kết
tình cảm với tổ chức giữa các nhóm nhân khẩu học thuộc biến kiểm soát ............112
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định Post Hoc về khác biệt về sự gắn kết tình cảm với tổ
chức của nhân viên trong các nhóm lĩnh vực khác nhau ........................................113
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu.............................................114
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các trường phái nghiên cứu về doanh nghiệp sau M&A..........................21
Hình 2.1: Các nhân tố chính tác động đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức ....47
Hình 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn kết về tình cảm của nhân viên với tổ
chức ...........................................................................................................................48
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................62
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................72
Hình 4.1: Rủi ro và thách thức khi đầu tư vào thị trường M&A Việt Nam..............90
Hình 4.2: Các quốc gia đầu tư lớn đầu tư vào thị trường M&A Việt Nam ..............91
Hình 4.3: Các ngành đầu tư hấp dẫn trong thời gian tới...........................................92
Hình 4.4: Những thách thức hậu giao dịch trong các thương vụ M&A ở Việt Nam93
Hình 4.5: Mô hình tương quan các biến .................................................................106
Hình 4.6: Mô hình cấu trúc các biến.......................................................................107
Hình 4.7: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (chuẩn hóa)...................109
Hình 5.1: Dự báo về hoạt động M&A tại Việt Nam...............................................129
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những chủ đề được nghiên cứu và quan tâm rất nhiều trong lĩnh vực
quản trị nhân sự nói chung và hành vi nhân viên trong tổ chức nói riêng là sự gắn kết
với tổ chức (organizational commitment) của nhân viên. Khái niệm về sự gắn kết với
tổ chức đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được nghiên cứu rộng rãi.
Thông thường, khi một người được mô tả là có sự gắn kết, nó ngụ ý rằng anh/cô ấy
cam kết một cái gì đó, ví dụ cho tổ chức của mình hoặc cho một dự án cụ thể (Meyer
& Allen, 1997). Sự gắn kết với tổ chức có thể được định nghĩa là trạng thái tâm lý xã
hội làm người ta có sự gắn kết chặt chẽ và phụ thuộc vào chủ lao động (Meyer &
Allen, 1997, tr. 11). Khái niệm phổ biến nhất trong các tài liệu cho rằng các nhân
viên có gắn kết mạnh mẽ là những người ít có khả năng rời khỏi tổ chức (ví dụ như
Allen & Meyer, 1990; Elangovan, 2001; Mowday và đồng sự, 1979).
Sự gắn kết của nhân viên là quan trọng với tổ chức vì mức độ gắn kết cao dẫn
đến một số kết quả hành vi tích cực. Hàng loạt nghiên cứu cho thấy cam kết gắn bó
tổ chức có ảnh hưởng ngược chiều đến sự vắng mặt của nhân viên (Farrell & Stamm,
1988), hành vi chống đối (Dalal, 2005); và có liên quan tích cực đến sự hài lòng trong
công việc (Cooper-Hakim & Viswesvaran, 2005), động lực làm việc (Mathieu &
Zajac, 1990), và hành vi công dân tổ chức (Riketta, 2002). Hơn nữa, các nghiên cứu
đã cung cấp bằng chứng về mối tương quan tích cực giữa sự gắn kết với tổ chức và
hiệu suất công việc (ví dụ: Meyer, Paunonen, Gellatly, Goffin, & Jackson, 1989). Sự
gắn kết với tổ chức thấp cũng có liên quan tới tinh thần làm việc thấp (DeCottis &
Summers, 1987), làm giảm giảm mức độ tuân thủ của nhân viên (Schappe, 1998).
Cuối cùng, việc nhân viên không gắn kết đồng nghĩa với việc hình ảnh tổ chức với
bên ngoài không tốt, do đó làm giảm khả năng thu hút nhân viên chất lượng cao của
công ty (Mowday, Porter, & Steers, 1982).
Việc nhân viên suy giảm gắn kết với tổ chức sẽ dẫn đến những hậu quả về
hành vi rất đáng ngại. Những hậu quả này bao gồm ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc
của nhân viên, hành vi bỏ việc, hành vi né tránh công việc và các hậu quả khác như
nhân viên đòi lên chức hay tăng lương, giảm lòng trung thành hoặc ý thức về nghĩa
2
vụ và làm việc một cách chuyên nghiệp (Ketchand và Strawser, 2001, trang 232–
234). Các hậu quả được nghiên cứu nhiều nhất về sự gắn kết với tổ chức bao gồm
hiệu suất công việc, nỗ lực trong công việc, nhiệm kỳ làm việc với tổ chức, các hành
vi vắng mặt, chậm trễ và bỏ việc (Mowday và cộng sự, 1982, trang 35; Randall, 1990,
trang 368). Mối liên hệ giữa gắn kết với tổ chức và ý định từ chức cũng được khẳng
định trong rất nhiều nghiên cứu.
Mua lại và sáp nhập (M&A) là chiến lược ngày càng phổ biến mà các doanh
nghiệp ở khắp nơi trên thế giới sử dụng để đạt tăng trưởng trong kinh doanh. Trong
vòng 30 năm trở lại đây ngày càng có nhiều thương vụ M&A được tiến hành do có
sự hợp nhất các ngành công nghiệp, quá trình tư nhân hóa hay tự do hóa nền kinh tế
toàn cầu. Các doanh nghiệp đều hi vọng sẽ tận dụng được những cơ hội mà M&A
mang lại như mở rộng thị trường, tăng năng lực cạnh tranh, tận dụng được vốn và
năng lực quản lý,… Tuy nhiên, chiến lược như M&A rất phức tạp và phải trải qua
quá trình đầy thử thách liên quan đến những thay đổi lớn trong nhiều mảng bao gồm
cả đàm phán, tài chính và tổ chức nhân sự. Hoạt động M&A được bắt đầu tiến hành
tại Việt Nam từ thập niên 1990 và dòng tiền đổ vào thị trường M&A đã tăng lên đáng
kể so với thời điểm gần 30 năm trước đây. Các thương vụ M&A tại Việt Nam gắn
liền với dòng vốn FDI tăng mạnh vào thị trường trong nước. Trong giai đoạn 5 năm
(2008-2012), mức tăng trưởng hoạt động M&A tại Việt Nam hàng năm đạt bình quân
trên 30%. Theo báo cáo của KPMG Việt Nam (2018), Thị trường M&A Việt Nam
chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đội ngũ lao động trẻ,
nhiệt huyết và tay nghề cao, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cùng với tiến trình gia
nhập vào các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam là một trong những yếu tố
chính thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường M&A tại Việt Nam. Trong
khi còn tiềm ẩn một số thách thức, thị trường M&A Việt Nam vẫn đang chứng kiến
sự gia tăng đáng kể số lượng các nhà đầu tư tài chính và chiến lược, giúp gia tăng
tổng quy mô thị trường trong những năm vừa qua. Cụ thể, sau 4 năm, giá trị các
thương vụ đã tăng từ 4 tỷ đô la Mỹ năm 2013 lên 8,6 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017,
nổi bật với thương vụ của Công ty Cổ phần Nước Giải khát Sài Gòn (SABECO) với
Tập đoàn Giải khát Thái Lan Thai Beverage (TBEV.S). Năm 2018, các nhà quan sát
thị trường ước tính tổng giá trị thương vụ đạt mức 7 tỷ đô la Mỹ, tăng 37% so với
3
năm trước (nếu không tính thương vụ của SABECO). Theo Hiệp hội Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam, các thương vụ M&A đạt 9,9 tỷ USD trong năm
2018. Giá trị các thương vụ M&A năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng cũng đạt
mức 7.7 tỷ đô la. Cùng với việc Việt Nam chính thức tham gia vào các hiệp định đa
phương và song phương về kinh tế và những cải thiện đáng kể về khung pháp lý với
hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là hoạt động M&A; xu hướng này được dự
đoán sẽ tiếp tục phát triển.
Hoạt động mua lại và sáp nhập là điển hình cho những thay đổi lớn về tổ chức,
có thể tạo ra những tình huống khó khăn và căng thẳng cho nhân viên (Ivancevich và
cộng sự, 1987; Cartwright và Cooper, 1992; Hubbard, 1999). Giai đoạn sau khi mua
lại và sát nhập thường được đặc trưng bởi tâm lý căng thẳng “chúng ta – họ”, khúc
mắc về quản lý và quyền lực, sự ra đi của nhân viên, sự vắng mặt và suy giảm về thái
độ và hiệu suất làm việc ở cả công ty mua lại và bị mua lại (Buono và Bowditch,
1989; Cartwright và Cooper, 1999; Risberg, 2001; Fairfield-Sonn và cộng sự, 2002;
Kusstatscher và Cooper, 2005; Marks, 2006). Do đó, việc duy trì gắn kết của nhân
viên đối với tổ chức khi đối mặt với việc cắt giản nhân viên và những thay đổi hỗn
loạn khác trong quá trình mua lại và sáp nhập là một thách thức đối với tất cả các nhà
quản lý hiện nay (Dessler, 1999). Mức độ ảnh hưởng cảm xúc phụ thuộc vào mức độ
gắn bó và cam kết với tổ chức cũ; thường là cảm giác cực kỳ sốc, hoài nghi và suy
sụp (Cartwright và Cooper, 1992; Buono và Bowditch, 1989). Điều đáng lưu ý là
nhân viên phản ứng với việc mua lại theo những cách khác nhau. Một số có thể coi
việc mua lại là cơ hội và không nhất thiết chỉ là mối đe dọa (Ivancevich và đồng sự,
1987). Bản chất của việc mua lại và sát nhập, cho dù đó là thân thiện hay thù địch, là
yếu tố quyết định cách nhân viên và người quản lý sẽ phản ứng với sự hội nhập của
hai tổ chức này (Buono và Bowditch, 1989). Do đó, nghiên cứu cho thấy rằng các vụ
mua bán thân thiện có nhiều khả năng ít căng thẳng hơn cả việc tiếp quản thù địch
(Ivancevich và cộng sự, 1987; Fairfield và cộng sự 2002). Nhân viên thường nhận
thức rõ rằng sẽ có những thay đổi về quản lý và tổ chức sau khi mua lại và cũng
thường mong đợi thay đổi sau khi mua lại (Hubbard, 1999, trang 3). Tuy nhiên, nhân
viên lo lắng về tốc độ và thời gian của những thay đổi này. Thực hiện thay đổi quá
nhanh dẫn đến sự bất mãn và ra đi của những nhân sự chủ chốt (Buono và Bowditch,
4
1989). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong việc mua lại và sáp nhập, khi tài sản tri
thức của công ty được mua lại là rất quan trọng thì một quá trình chậm hơn tập trung
vào sự hội nhập của con người là cần thiết (Birkinshaw, 1999). Người ta cho rằng các
vấn đề chính liên quan đến thất bại của các thương vụ mua lại và sáp nhập có liên
quan đến hội nhập văn hóa (Cartwright và Cooper, 1993; Weber, 1996; Larsson và
Lubatkin, 2001) và sự suy giảm gắn kết với tổ chức.
Sự gắn kết với tổ chức của nhân viên rất quan trọng trong các doanh nghiệp
M&A vì một số lý do. Đầu tiên, nó là một phương tiện quan trọng để giữ lại nhân sự
chủ chốt và các giám đốc điều hành hàng đầu, vì họ càng gắn kết với tổ chức, ít có
khả năng họ sẽ rời bỏ nó (ví dụ: Allen & Meyer, 1990; Mowday và cộng sự, 1982).
Các kết quả nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng gắn kết với tổ chức có quan hệ trực
tiếp đến việc chia sẻ kiến thức (Thompson và Heron, 2005; Van den Hooff và De
Ridder, 2004). Đổng thời, việc đảm bảo gắn kết của nhân viên có được sẽ nâng cao
khả năng đạt được các mục tiêu hoạt động và chiến lược của việc mua lại và nâng
cao cam kết với các thay đổi trong tổ chức (Rafferty và Restubog, 2010). Do đó, cam
kết gắn bó với tổ chức của nhân viên rất quan trọng đối với sự thành công của thương
vụ mua lại và sáp nhập trên rât nhiều mặt.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia M&A đều chỉ tính đến quá
trình trước M&A với các hoạt động đàm phán, hình thức thanh toán, thủ tục,… chứ
chưa thấy được tầm quan trong của việc sáp nhập hai môi trường văn hóa doanh
nghiệp khác nhau sau M&A và các giải pháp tăng cường sự gắn kết của nhân viên
với doanh nghiệp sau quá trình mua lại. Khảo sát tiến hành tại các doanh nghiệp
M&A ở Việt Nam của KPMG cho thấy 42% số nhà quản trị được hỏi cho rằng khó
khăn trong việc quản lý doanh nghiệp hậu M&A là sự khác biệt về quản trị và văn
hóa doanh nghiệp, quản trị sự thay đổi (tập trung vào quản trị nhân viên) cũng là vấn
đề được 40% nhà quản lý thấy khó xử lý và 8% người được hỏi đề cập đến vấn đề
nhân viên không còn gắn kết và rời công ty (KPMG, 2018).
Việc duy trì sự gắn bó của nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao
trong doanh nghiệp là rất quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp bị mua lại/tiếp
quản do các nhân viên phải trải qua giai đoạn thay đổi trong các chính sách và hoạt
động của doanh nghiệp một cách mạnh mẽ. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự
5
gắn kết này của nhân viên sẽ giúp chỉ ra những tiền đề xây dựng sự gắn kết trong
doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp và lộ trình hiệu quả cho việc hội nhập và
quản lý hai phong cách quản trị và văn hóa doanh nghiệp khác nhau của các bên đối
tác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn kết của nhân
viên với tổ chức trong đó sự khác biệt văn hóa giữa hai đối tác của các doanh nghiệp
sau M&A tại Việt Nam là cần thiết và có tính ứng dụng trong thực tiễn.
Hơn nữa, dựa vào việc tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến sự gắn
kết với tổ chức trong các doanh nghiệp sau M&A (được trình bày trong Chương 1),
tác giả cũng nhận thấy vẫn còn khoảng trống nghiên cứu liên quan tới việc chỉ ra vai
trò và cơ chế tác động của các nhân tố văn hóa tới sự gắn kết với tổ chức của nhân
viên; đồng thời, việc nghiên cứu nội dung này ở Việt Nam cũng chưa được tiến hành
trên phạm vi rộng và với nhiều nhóm nhân viên có những đặc điểm riêng khác nhau.
Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này sẽ giúp NCS đóng góp thêm một số nội dung
liên quan tới khoảng trống nghiên cứu hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ làm rõ những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó tới
sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp sau M&A ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu
chi tiết như sau:
• Tổng hợp cơ sở lý luận về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức và sự
gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp sau M&A.
• Xây dựng mô hình các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đó tới sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp sau
M&A ở Việt Nam.
• Đề xuất những giải pháp và lộ trình hiệu quả cho việc hội nhập và quản
lý nhân sự tại các doanh nghiệp sau M&A nhằm nâng cao sự gắn kết
với tổ chức.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
6
Cụ thể, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Mức độ gắn kết với tổ chức của nhân viên các doanh
nghiệp sau M&A tại Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Ảnh hưởng của các nhân tố nguyên nhân tới sự gắn kết
với tổ chức của nhân viên trong các doanh nghiệp sau M&A ở Việt Nam như thế nào?
Cụ thể, trong phạm vi luận án với chủ đề về sự gắn kết với tổ chức trong các doanh
nghiệp sau M&A, yếu tố văn hóa đóng vai trò quan trọng, tác giả sẽ nghiên cứu câu
trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu nhỏ sau đây:
• Các nhân tố nào ảnh hưởng tới sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các
doanh nghiệp sau M&A ở Việt Nam?
• Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới sự gắn kết của nhân viên với tổ
chức trong các doanh nghiệp sau M&A ở Việt Nam như thế nào?
• Cơ chế ảnh hưởng của các yếu tố về văn hóa tới sự gắn kết của nhân viên với
tổ chức trong các doanh nghiệp sau M&A ở Việt Nam ra sao?
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Có sự khác biệt trong mức độ gắn kết của nhân viên với
tổ chức trong doanh nghiệp sau M&A ở Việt Nam giữa các nhân viên thuộc các nhóm
tuổi, kinh nghiệm hay lĩnh vực doanh nghiệp khác nhau không?
Câu hỏi nghiên cứu thứ tư: Làm thế nào để nâng cao sự gắn kết với tổ chức của nhân
viên trong các doanh nghiệp sau M&A ở Việt Nam?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn kết của
nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp sau M&A ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi về nội dung: Trong các thương vụ M&A có hai loại hình: mua lại (công ty
mua lại sẽ nắm quyền kiểm soát và ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản trị tại công ty
bị mua lại) và sáp nhập (hai công ty sáp nhập nhau và có vai trò ngang nhau trong
việc quản lý công ty mới). Ở hai loại hình này, mức độ va chạm về văn hóa hai công
ty là khác nhau. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp sau thương vụ