Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Lê Thị Ngọc Mai ; Lê Anh Xuân người hướng dẫn khoa học
PREMIUM
Số trang
158
Kích thước
3.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
804

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Lê Thị Ngọc Mai ; Lê Anh Xuân người hướng dẫn khoa học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------

LÊ THỊ NGỌC MAI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI

CỦA CỔ PHIẾU DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO

DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------

LÊ THỊ NGỌC MAI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI

CỦA CỔ PHIẾU DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO

DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 8 340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lê Thị Ngọc Mai xin cam đoan đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ

suất sinh lời của cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán

TP.HCM” là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng

dẫn khoa học của Thầy giáo TS. Lê Anh Xuân.

Luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả, không sao chép trái phép bất

kỳ nghiên cứu của ai khác và chưa từng được trình để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ

trường đại học nào. Kết quả nghiên cứu của luận văn là độc lập và trung thực, phần

lớn các số liệu, bảng biểu phục vụ cho phân tích, đánh giá được chính tác giả thu

thập có trích dẫn nguồn ở phần tài liệu tham khảo hay những nhận xét, đánh giá của

các tác giả, cơ quan khác cũng đã được tác giả trích dẫn nguồn đầy đủ trong luận

văn để kiểm chứng.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiềm về lời cam đoan này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2020

Học viên thực hiện

Lê Thị Ngọc Mai

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Ngân

hàng TP.HCM đã tổ chức và tạo điều kiện cho tôi và các học viên lớp cao học khóa

XXI chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng được tham gia khóa học và tiếp thu được

nhiều kiến thức bổ ích, chuyên sâu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tôi cũng xin

chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô trực tiếp tham gia giảng dạy cũng như Quý

Thầy Cô công tác tại khoa sau đại học đã luôn quan tâm và hỗ trợ học viên trong

suốt khóa học. Tôi xin kính chúc toàn thể giảng viên, cán bộ nhà trường luôn nhiều

sức khỏe để tiếp tục cống hiến, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm đến các thế hệ

học viên cao học trong tương lai.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc

và chân thành nhất đến Thầy giáo TS. Lê Anh Xuân, người đã trực tiếp hướng dẫn

và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho tôi để tôi có thể

hoàn thành tốt luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Học viên thực hiện

Lê Thị Ngọc Mai

iii

TÓM TẮT

Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu các doanh

nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Tóm tắt:

Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu các

doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Mẫu nghiên

cứu bao gồm 100 công ty phi tài chính niêm yết tại HOSE trong giai đoạn 2009-2019.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các

doanh nghiệp niêm yết tại HOSE; thông tin về giá cổ phiếu từ website

www.vietstock.vn và các dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ website của Ngân

hàng thế giới.

Phân tích hồi quy theo GLS cho thấy rủi ro của cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ

phiếu ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu; trong khi đó, khả năng

thanh toán, tăng trưởng kinh tế và lạm phát ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời

của cổ phiếu. Bên cạnh đó, đề tài không tìm thấy mối quan hệ thống kê đáng kể giữa

quy mô công ty và đòn bẩy tài chính với tỷ suất sinh lời của cổ phiếu.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra những gợi ý trong lựa chọn cổ phiếu

đối với nhà đầu tư cũng như những khuyến nghị đối với nhà quản trị doanh nghiệp

nhằm thu hút hiệu quả vốn đầu tư trên thị trường.

Từ khóa: tỷ suất sinh lời, giá cổ phiếu, doanh nghiệp phi tài chính, HOSE, EPS.

iv

ABSTRACT

Title: The factors affecting stock return of companies listed on Ho Chi Minh City

Stock Exchange.

Abstract:

The study examines the factors affecting stock return of companies listed on Ho

Chi Minh City Stock Exchange (HOSE). The population of this study includes 100

non-financial companies listed on HOSE in the period of 2009-2019. Research data is

collected from audited financial statements of listed companies; stock price data from

website www.vietstock.vn and macroeconomic data from website of World Bank.

Regression analysis with GLS shows that stock risk and earning per share have

strong and statistically significant positive effects on the stock return; while current

solvency, economic growth and inflation have negative effects on the stock return.

Besides, the result also did not find a statistically significant relationship between size,

financial leverage and stock return.

According to research results, this thesis provides some recommendations related

for inventors to choose securities as well as some suggestions for business

administrators in order to attract investment capital from the stock market.

Keywords: Stock return, stock price, non-financial companies, HOSE, EPS.

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ

viết tắt

Viết đầy đủ

Tiếng Anh Tiếng Việt

APT Arbitrage Pricing Theory Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá

CP Stock Cổ phiếu

CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng

CUR Current Ratio Tỷ số thanh toán hiện hành

EPS Earnings Per Share Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GLS Generalized Least Square

Phương pháp bình phương

nhỏ nhất tổng quát

H0 Null hypothesis Giải thuyết H0 (giả thuyết không)

H1 Alternative hypothesis Giả thuyết H1 (giả thuyết nghịch)

HOSE

Ho Chi Minh City

Stock Exchange

Sở giao dịch chứng khoán

thành phố Hồ Chí Minh

Pooled OLS Pooled Ordinary Least Square Phương pháp hồi quy gộp

REM Random Effect Model Mô hình tác động ngẫu nhiên

R

2 R-square Hệ số xác định

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

TSSL Stock return Tỷ suất sinh lời

TTCK Stock market Thị trường chứng khoán

vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii

TÓM TẮT .................................................................................................................iii

ABSTRACT .............................................................................................................. iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................v

DANH MỤC BẢNG.................................................................................................ix

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................1

1.1. Lý do lựa chọn đề tài...........................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................4

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................4

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................5

1.5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................5

1.5.1. Phương pháp phân tích định tính......................................................................5

1.5.2. Phương pháp phân tích định lượng ..................................................................6

1.6. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................6

1.7. Đóng góp của đề tài.............................................................................................7

1.8. Kết cấu luận văn ..................................................................................................7

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................9

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .10

2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................10

2.1.1. Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu..........................................................................10

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu ..............................11

2.1.2.1. Mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model- CAPM)........11

2.1.2.2. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage Pricing Theory- APT)....12

2.1.2.3. Lý thuyết thị trường hiệu quả (Effecient Market Hypothesis)....................13

vii

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm.............................................................................13

2.3. Thảo luận kết quả các nghiên cứu thực nghiệm và xác định khoảng trống

nghiên cứu ................................................................................................................39

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...........................................................................................40

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................41

3.1. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu................................................................................41

3.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .......................................................................41

3.3. Mô hình nghiên cứu...........................................................................................50

3.4. Quy trình thực hiện nghiên cứu.........................................................................56

3.5. Quy trình phân tích dữ liệu................................................................................57

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...........................................................................................57

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................58

4.1. Thống kê mô tả biến..........................................................................................58

4.2. Ma trận tương quan và kiểm định đa cộng tuyến..............................................60

4.2.1. Ma trận tương quan ........................................................................................60

4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến................................................................................64

4.3. Phân tích hồi quy...............................................................................................65

4.3.1. Kết quả hồi quy ..............................................................................................65

4.3.2. Kiểm định lựa chọn mô hình..........................................................................66

4.3.3. Kiểm định các vi phạm cơ bản của mô hình ..................................................68

4.3.4. Khắc phục các vi phạm cơ bản của mô hình..................................................69

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................................70

4.4.1. Ảnh hưởng ngược chiều của khả năng thanh toán đến TSSL của cổ phiếu...71

4.4.2. Ảnh hưởng cùng chiều của rủi ro cổ phiếu đến TSSL của cổ phiếu..............72

4.4.3. Ảnh hưởng cùng chiều của thu nhập trên mỗi cổ phiếu đến TSSL của cổ

phiếu ........................................................................................................................72

4.4.4. Ảnh hưởng ngược chiều của tăng trưởng kinh tế đến TSSL của cổ phiếu ....73

4.4.5. Ảnh hưởng ngược chiều của lạm phát đến TSSL của cổ phiếu .....................74

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...........................................................................................75

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ.......................................77

viii

5.1. Kết luận .............................................................................................................77

5.2. Gợi ý và khuyến nghị ........................................................................................79

5.2.1. Đối với nhà đầu tư..........................................................................................79

5.2.2. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp.................................................................81

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài............................................ 83

5.3.1. Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 83

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................................83

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................... 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................85

PHỤ LỤC 01 ............................................................................................................91

PHỤ LỤC 02 .........................................................................................................100

PHỤ LỤC 03 .........................................................................................................103

ix

DANH MỤC BẢNG

Tên bảng Trang

Bảng 2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài 15

Bảng 3.1. Bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố có ảnh hưởng

đến TSSL của cổ phiếu 41

Bảng 3.2. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 52

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến 58

Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến 62

Bảng 4.3. Hệ số phóng đại phương sai 64

Bảng 4.4. Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM 65

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định F-test 66

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman 67

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi 68

Bảng 4.8. Kết quả kiểm định tự tương quan 69

Bảng 4.9. Kết quả hồi quy theo GLS 70

Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu 78

1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do lựa chọn đề tài

Sau gần 20 năm thành lập và phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt

Nam không chỉ phát triển về “lượng” mà còn có sự nâng cao về “chất”. Trải qua

nhiều thăng trầm, TTCK Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định như số

lượng công ty niêm yết ngày càng tăng, quy mô vốn hóa thị trường tăng nhanh, cơ

cấu thị trường ngày càng hoàn thiện, sản phẩm ngày càng đa dạng. Hơn nữa, TTCK

cũng ngày càng thể hiện rõ rệt vai trò cũng như những đóng góp của mình vào nền

kinh tế khi đã và đang là kênh huy động vốn hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh

doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, TTCK Việt

Nam còn tồn tại những khó khăn nhất định. So với các nước trên thế giới, TTCK tại

Việt Nam vẫn là một thị trường mới nổi, chưa hoàn chỉnh, các nhà đầu tư còn non

trẻ và thiếu kinh nghiệm. Sau hàng loạt cú sốc của nền kinh tế, TTCK Việt Nam trở

nên kém hấp dẫn hơn, các nhà đầu tư trở nên “khó tính” và dè dặt hơn khi đưa ra

quyết định đầu tư.

Trên TTCK, hai yếu tố được quan tâm hàng đầu là rủi ro và tỷ suất sinh lời

(TSSL) của cổ phiếu. Để thu hút nguồn vốn hiệu quả từ các nhà đầu tư tiềm năng

thì TSSL của cổ phiếu đóng vai trò quyết định, do vậy các nhà quản trị phải đưa ra

các chính sách hợp lý và có các chiến lược nhằm kiểm soát TSSL ở mức hấp dẫn

trên thị trường. Tuy nhiên, để làm được điều này không đơn giản do TSSL của cổ

phiếu chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Vậy những nhân tố nào thực sự

có ảnh hưởng đến TSSL của cổ phiếu và mức độ ảnh hưởng của chúng đến TSSL

như thế nào đang là câu hỏi được nhiều đối tượng quan tâm.

Để đánh giá xu hướng thay đổi TSSL của cổ phiếu dựa trên đặc điểm của từng

doanh nghiệp cùng với sự biến động liên tục của các nhân tố kinh tế vĩ mô đòi hỏi

các nhà nghiên cứu phải quan sát, nghiên cứu liên tục trong thời gian dài nhằm xây

dựng khung cơ sở lý thuyết và kiểm định thường xuyên sự phù hợp của lý thuyết

đối với thực tiễn, từ đó kiểm soát được một cách tốt nhất những nhân tố có ảnh

hưởng đến TSSL của cổ phiếu.

2

Từ lâu trên thế giới đã có những lý thuyết về mô hình được xây dựng để mô tả

mối quan hệ giữa rủi ro và TSSL của cổ phiếu điển hình như mô hình định giá tài

sản vốn - CAPM (Sharpe, 1964). Mặc dù mô hình CAPM là một trong những mô

hình đầu tiên khá đơn giản và có nền tảng lý thuyết khá vững chắc, tuy nhiên nó chỉ

thế hiện mối quan hệ giữa TSSL kì vọng của chứng khoán với một rủi ro duy nhất

là rủi ro thị trường. Với các giả định của CAPM, đã có nhiều nghiên cứu thực

nghiệm chỉ ra những hạn chế khi áp dụng vào thực tiễn tại các thị trường khác

nhau. Dựa trên nền tảng lý thuyết của CAPM, mô hình 3 nhân tố Fama - French

(1993) hay mô hình 4 nhân tố Carhart (1997) được xây dựng và bổ sung đầy đủ

hơn. Các mô hình này đã phát hiện ra ngoài rủi ro thị trường, TSSL của cổ phiếu

cũng chịu ảnh hưởng của rủi ro quy mô, tỷ số giá trên thu nhập, đòn bẩy tài chính

và tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường.

Sau CAPM, năm 1976, S.A. Ross phát triển thành lý thuyết kinh doanh chênh

lệch giá (Arbitrage Pricing Theory- APT) về TSSL của cổ phiếu. Lý thuyết này

triển khai một mô hình đa nhân tố để giải thích TSSL của cổ phiếu. Ngoài các nhân

tố rủi ro thuộc về thị trường, lý thuyết này đã chỉ ra TSSL của cổ phiếu chịu ảnh

hưởng của nhiều nhân tố khác, trong đó có các nhân tố kinh tế vĩ mô như lạm phát,

tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế, cung tiền...

Hiện nay, với những biến động liên tục của nền kinh tế cũng như TTCK, các

nhân tố ảnh hưởng đến TSSL của cổ phiếu là chủ đề ngày càng nhận được nhiều sự

quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà đầu tư và nhà quản trị doanh

nghiệp. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến TSSL của

cổ phiếu được thực hiện tại nhiều thị trường khác nhau, điển hình như nghiên cứu

của B.G. Osisanwo và A.A. Atanda (2012) tại TTCK Nigeria; nghiên cứu của K.

Sadeghzadeh (2018) tại TTCK Thổ Nhĩ Kì; nghiên cứu của L.A. Sari và Y.

Hutagaol (2009); W.R. Utami, S. Hartoyo và N.A. Maulana (2015) tại thị trường

chứng khoán Indonesia.

Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến TSSL của cổ phiếu, tuy

nhiên hầu hết các nghiên cứu đều thực hiện nhằm kiểm định sự phù hợp khi ứng

dụng các mô hình lý thuyết CAPM (Sharpe, 1964), mô hình ba nhân tố (Fama -

3

French, 1993) hay mô hình bốn nhân tố (Carhart, 1997) vào TTCK Việt Nam hay

chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm nhân tố kinh tế vĩ mô đến TSSL của

cổ phiếu. Còn có khá ít nghiên cứu nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố vi mô

(nhân tố nội tại thuộc về doanh nghiệp) hay kết hợp đánh giá ảnh hưởng của cả các

nhân tố vi mô và nhân tố vĩ mô đến TSSL của cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam.

Với đặc điểm là một TTCK còn non trẻ, các nhà đầu tư thường có xu hướng

đầu tư theo “đám đông”, xu hướng đầu tư “bầy đàn” thì việc phát hiện và kiểm soát

các nhân tố ảnh hưởng đến TSSL của cổ phiếu nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng

lợi nhuận cho các nhà đầu tư là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Việc xây

dựng một mô hình kinh tế phản ánh được các nhân tố có ảnh hưởng và mức độ ảnh

hưởng của chúng đến TSSL của cổ phiếu tại HOSE nói riêng và TTCK Việt Nam

nói chung là rất cần thiết. Đây không chỉ là cơ sở cho nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu

nhằm xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả mà còn cung cấp thông tin để các

nhà quản trị doanh nghiệp có kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thu

hút nguồn vốn đầu tư trên thị trường.

Xuất phát từ những lý do nêu trên cùng với sự quan tâm đặc biệt của tác giả

đối với các vấn đề liên quan đến TTCK Việt Nam, tác giả quyết định lựa chọn đề

tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu doanh nghiệp

niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM” làm đề tài nghiên cứu cho luận

văn thạc sỹ của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng

và mức độ ảnh hưởng của chúng đến TSSL của cổ phiếu doanh nghiệp phi tài chính

niêm yết tại HOSE; Từ đó đưa ra những gợi ý cho các nhà đầu tư trong lựa chọn cổ

phiếu, đồng thời đưa ra những khuyến nghị cho các nhà quản trị doanh nghiệp

trong xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh để thu hút vốn đầu tư trên thị

trường.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Kiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố đến TSSL của cổ phiếu doanh

4

nghiệp phi tài chính niêm yết tại HOSE trong giai đoạn 2009-2019.

- Đánh giá xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố đó đến TSSL của cổ

phiếu doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại HOSE trong giai đoạn 2009-2019.

- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra gợi ý cho nhà đầu tư khi lựa chọn cổ phiếu

trên thị trường và những khuyến nghị cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong xây

dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh để thu hút vốn đầu tư trên thị trường.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu đặt ra, nghiên cứu cụ thể hóa thành các câu hỏi

nghiên cứu như sau:

Câu hỏi 1: Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến đến TSSL của cổ phiếu doanh

nghiệp phi tài chính niêm yết tại HOSE?

Câu hỏi 2: Dấu hiệu và mức độ tác động của các nhân tố đó đến TSSL của cổ

phiếu doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại HOSE như thế nào? Nhân tố nào có

tác động mạnh nhất đến đến TSSL của cổ phiếu doanh nghiệp phi tài chính niêm

yết tại HOSE?

Câu hỏi 3: Những gợi ý, khuyến nghị nào có thể đưa ra cho nhà đầu tư khi

lựa chọn cổ phiếu trên thị trường và cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong xây

dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh để thu hút vốn đầu tư trên thị trường một

cách hiệu quả?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến TSSL của cổ phiếu doanh

nghiệp phi tài chính niêm yết tại HOSE, cụ thể:

- TSSL của cổ phiếu được đo lường bằng chênh lệch giữa giá cổ phiếu cuối

năm nay so với giá cổ phiếu cuối năm trước của doanh nghiệp.

- Các nhân tố kinh tế vi mô bên trong doanh nghiệp (phản ảnh đặc điểm của

từng doanh nghiệp) có ảnh hưởng đến TSSL của cổ phiếu.

- Các nhân tố kinh tế vĩ mô phản ánh đặc điểm của nền kinh tế có ảnh hưởng

đến TSSL của cổ phiếu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!