Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình xây dựng trường học sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------
ĐINH KHẮC HUY
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------
ĐINH KHẮC HUY
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Mã số chuyên ngành: 60 58 02 08
LUẬN VĂN THẠC SỸ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Lưu Trường Văn
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, TP. HỒ CHÍ MINH
là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn bộ luận văn hay từng phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công
bố hoặc được sử dụng để nhận những bằng cấp ở nơi khác. Các trích dẫn được thực
hiện theo đúng quy định.
Luận văn chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học, các cở sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015
Đinh Khắc Huy
iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị 7
Hình 2.2. Giả thiết nghiên cứu 8
Hình 4.1. Vai trò khi tham gia dự án xây dựng trường học 38
Hình 4.2. Vị trí công tác trong dự án xây dựng 38
Hình 4.3. Số dự án đã tham gia 39
Hình 4.4. Tổng mức đầu tư của dự án đã tham gia 39
Hình 4.5. Mức độ thành công của dự án đã tham gia 40
Hình 4.6. Biểu đồ Scree 58
Hình 4.7. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 60
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Nhân tố thành công của dự án xây dựng công
tiến hành kiểm tra thử nghiệm 24
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả 40
Bảng 4.2. Phân tích độ tin cậy của các thang đo 44
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả EFA 51
Bảng 4.4. Ma trận nhân tố giai đoạn 1 52
Bảng 4.5. Ma trận nhân tố giai đoạn 2 56
Bảng 4.6. Tương quan giữa các nhân tố 59
Bảng 4.7. Đáng giá sự phù hợp của mô hình hồi quy 61
Bảng 4.8: Kiểm định độ phù hợp của mô hình (kiểm định ANOVA) 62
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi quy riêng phần
trong mô hình 63
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi quy
riêng phần trong mô hình được chọn 67
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQLDA Ban quản lý dự án
BQL Ban quản lý
vcs và cộng sự
ctg các tác giả
v
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Cơ sở hình thành luận văn 1
1.2 Các mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu 3
1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ
CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY 5
2.1. Các khái niệm 5
2.1.1. Thành công 5
2.1.2. Dự án 5
2.1.3. Dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 6
2.1.4. Ban quản lý dự án 6
2.1.5. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng 6
2.1.6. Tư vấn giám sát 7
2.1.7. Mô hình nghiên cứu đề nghị 7
2.1.8. Giả thiết nghiên cứu 8
2.2. Các nghiên cứu tương tự đã được công bố 9
2.2.1. Các nghiên cứu tương tự tại Việt Nam 9
vi
2.2.2. Các nghiên cứu tương tự trên thế giới 11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Quy trình nghiên cứu 22
3.2. Thu thập dữ liệu 23
3.3. Các công cụ nghiên cứu 23
3.4. Khảo sát thử nghiệm nhân tố thành công 24
3.5. Thiết kế bảng câu hỏi chính thức 28
3.6. Phân tích dữ liệu 28
3.7. Lý thuyết thống kê dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu 30
3.7.1. Thang đo Likert 30
3.7.2. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo 32
3.7.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA 33
3.7.4. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
4.1. Thống kê mô tả 38
4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 43
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo của các nhân tố 43
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 50
4.3. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính 60
CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Phụ lục 1. Phiếu khảo sát
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Cơ sở hình thành luận văn
Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại
Việt Nam là mục tiêu hàng đầu trong công tác hoạch định chính sách của Nhà nước
nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động xã hội được diễn ra theo đúng định hướng của nhà
quản lý, phục vụ cho sự phát triển chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên, có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng các dự án trong
đó việc xây dựng các công trình có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là một
trong những vấn đề chính đang được xã hội quan tâm trong thời gian qua, được nhiều
nhà phân tích, hoạch định chính sách, những chuyên gia trong ngành xây dựng, quản
lý dự án đóng góp ý kiến nhằm xây dựng một cơ chế phù hợp hơn, linh hoạt hơn trong
đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành… các dự án có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Trong đó, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình xây
dựng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được xem là yếu tố quan trọng trong việc
tính toán hiệu quả đầu tư của từng dự án về thời gian, chi phí, các nguồn lực khác
nhằm đảm bảo các vấn đề về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, khai thác quỹ đất và
đưa công trình vào khai thác vận hành theo đúng mục đích đã đề ra.
Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua luôn quan tâm
đến việc đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc
biệt là các công trình phục vụ giáo dục, giao thông, xây dựng cơ bản … có nguồn vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tăng dần qua các năm
cụ thể 3 năm gần đây như sau: năm 2012 tổng vốn kế hoạch giao là 108,507 tỷ đồng,
năm 2013 là 128,944 tỷ đồng, năm 2014 là 214,580 tỷ đồng.
Tuy nhiên những công trình này cũng không tránh khỏi tình trạng chậm trễ
tiến độ ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng gây lãng phí thời gian,
tài chính và quan trọng hơn là việc ảnh hưởng đến sự phát triển chung của Quận Tân
Bình và Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân là không hoàn thành tiến độ đề ra.