Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của giáo viên dạy tiếng Hoa tại các trung tâm tiếng Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------
DIỆP MƯU TRUNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA
GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG HOA TẠI CÁC TRUNG TÂM
TIẾNG HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------
DIỆP MƯU TRUNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA
GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG HOA TẠI CÁC TRUNG TÂM
TIẾNG HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số chuyên ngành : 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN MINH HÀ
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN
KẾT CỦA GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG HOA TẠI CÁC TRUNG TÂM TIẾNG HOA Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
Người thực hiện
Diệp Mưu Trung
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu và trong quá trình thực hiện luận văn, bằng sự
giúp đỡ rất nhiệt tình từ quý thầy, cô, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, giáo viên của các
trung tâm dạy tiếng Hoa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã hoàn thành luận
văn Thạc sĩ với đề tài: “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA
GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG HOA TẠI CÁC TRUNG TÂM TIẾNG HOA Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy, cô trường Đại học
Mở thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt rất nhiều những kiến thức nền
tảng quý báu trong suốt thời gian tôi tham gia học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Minh Hà đã hết lòng giảng dạy,
truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cũng như tận tâm hướng dẫn tôi để tôi có thể hoàn
thành tốt luận văn này.
Cho phép tôi được cảm ơn chân thành đến quý đồng nghiệp, quý thầy cô và
lãnh đạo các trung tâm tiếng Hoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu
thập số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn các anh, chị, bạn bè học viên cao học của trường đã nhiệt tình hỗ
trợ, động viên, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian tôi học tập và
nghiên cứu.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng
hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài này.
Trân trọng!
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
Người thực hiện
Diệp Mưu Trung
iii
TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN
KẾT CỦA GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG HOA TẠI CÁC TRUNG TÂM TIẾNG HOA Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” nhằm xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
sự gắn kết của giáo viên dạy tiếng Hoa tại các trung tâm tiếng Hoa ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Từ đó, đưa ra một số kết luận và các khuyến nghị cần thiết nhằm gia tăng sự
gắn kết của giáo viên dạy tiếng Hoa tại các trung tâm tiếng Hoa ở Thành phố Hồ Chí
Minh đồng thời khuyến khích, thúc đẩy các trung tâm tiếng Hoa có các chính sách
lương, đầu tư cơ sở vật chất và định hướng phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với
chính sách phát triển của trung tâm nhằm giữ chân và phát triển nhân tài với mục tiêu
gia tăng chất lượng đào tạo và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục dạy ngoại
ngữ.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính: kỹ
thuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp phát hiện các vấn
đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, là căn cứ quan trọng để đưa ra mô hình nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng: phỏng vấn các
giáo viên đang dạy tiếng Hoa tại các trung tâm tiếng Hoa trên địa bàn nghiên cứu bằng
phương pháp chọn mẫu thuận tiện với kích thước mẫu hợp lệ là 218, dữ liệu thu thập
được tiến hành phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.
Kết quả hồi quy và kiểm định xác định được 3 nhân tố có ý nghĩa và ảnh hưởng
cùng chiều với sự gắn kết của giáo viên dạy tiếng Hoa (sự gắn kết với tổ chức) từ 43
biến quan sát gồm có: (1) Thu nhập ảnh hưởng cùng chiều với sự gắn kết với tổ chức
nghĩa là mức lương chi trả của trung tâm, số tiền lương thực lĩnh ở trung tâm, chế độ
tăng lương, chế độ phúc lợi, chính sách chi trả lương của trung tâm tốt thì giáo viên sẽ
gắn kết cao, lâu dài và ngược lại ; (2) Môi trường làm việc là nhân tố ảnh hưởng cùng
chiều với sự gắn kết với tổ chức nhiều hơn hai nhân tố kia nghĩa là khi họ cảm thấy tự
hào khi tham gia vào môi trường làm việc của trung tâm, họ hài lòng với điều kiện làm
việc thoải mái với bầu không khí làm việc tốt, được trang bị cơ sở vật chất tốt thì
người giáo viên sẽ gắn kết cao, tốt với trung tâm và ngược lại; (3) Người quản lý trực
iv
tiếp ảnh hưởng cùng chiều với sự gắn kết với tổ chức nghĩa là thái độ, cách xử lý, cư
xử, hỗ trợ, động viên của người quản lý tốt, cao và hợp lý sẽ làm cho giáo viên sẽ gắn
kết với trung tâm nhiều hơn và lâu dài hơn và ngược lại.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu
thực nghiệm vững chắc, sử dụng phương pháp định lượng đối với mẫu khảo sát thực tế
về sự gắn kết của các giáo viên có ký hợp đồng đang dạy tiếng Hoa tại các trung tâm
tiếng Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù cũng còn những hạn chế nhất định nhưng
đây cũng được xem là tài liệu tham khảo có giá trị và cũng mong muốn đóng góp phần
nào cho các chủ đầu tư, lãnh đạo và quản lý tại các trung tâm tiếng Hoa có thêm cơ sở
tiếp tục nghiên cứu để có cái nhìn sâu hơn về các nhân tố quyết định sự gắn kết và mức
độ gắn kết của giáo viên của trung tâm mình và đưa ra các giải pháp giúp họ định
hướng các chính sách phù hợp nhằm giữ chân giáo viên lâu dài với trung tâm, để hoạch
định được lâu dài, bền vững.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................ii
TÓM TẮT...................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................x
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 4
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu....................................................................... 4
1.7 Kết cấu nghiên cứu............................................................................................. 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................6
2.1 Khái niệm sự gắn kết với tổ chức....................................................................... 6
2.2 Thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg (1959).............................................. 7
2.3 Lý thuyết mô hình ba thành phần sự gắn kết tổ chức của Meyer và các cộng sự
(1990 – 2001)..................................................................................................... 8
2.4 Tháp nhu cầu của Abraham H. Maslow (1943) ............................................... 10
2.5 Thuyết đánh đổi xã hội (Social Exchange Theory - SET)................................ 14
2.6 Các nhân tố tác động đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức ...................... 15
2.6.1 Thu nhập.................................................................................................... 15
2.6.2 Đào tạo và phát triển sự nghiệp ............................................................... 16
2.6.3 Môi trường làm việc .................................................................................. 17
2.6.4 Người quản lý trực tiếp.............................................................................. 17
2.6.5 Sự hợp tác.................................................................................................. 18
2.7 Các nghiên cứu trước ....................................................................................... 19
Chương 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........25
3.1 Quy trình nghiên cứu........................................................................................ 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 26
3.2.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................. 26
vi
3.2.2 Nghiên cứu định lượng.............................................................................. 27
3.2.3 Cách lấy dữ liệu nghiên cứu...................................................................... 28
3.3 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 28
3.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................. 30
3.5 Thiết kế thang đo.............................................................................................. 30
3.5.1 Thang đo thành phần Sự gắn kết với tổ chức (ký hiệu CCS)........................ 30
3.5.2 Thang đo thành phần Thu nhập (ký hiệu Paym)........................................... 31
3.5.3 Thang đo thành phần Đào tạo và phát triển sự nghiệp (ký hiệu TD)........... 32
3.5.4 Thang đo thành phần Môi trường làm việc (ký hiệu Cond) ......................... 33
3.5.5 Thang đo thành phần Người quản lý trực tiếp (ký hiệu Supe)...................... 33
3.5.6 Thang đo thành phần Sự hợp tác (ký hiệu CO)........................................... 34
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................35
4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu................................................................................ 36
4.1.1 Thống kê mô tả thông tin định danh.......................................................... 36
4.1.2 Thống kê mô tả biến quan sát.................................................................... 38
4.2 Kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo........................................... 41
4.2.1 Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha........................................... 41
4.2.2 Phân tích nhân tố EFA (kiểm định độ phù hợp)........................................ 45
4.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ....................................................................... 50
4.4 Kiểm định độ tin cậy của nhân tố mới Cơ hội được đào tạo kỹ năng mới bằng
Cronbach’s Alpha ............................................................................................ 51
4.5 Kiểm định sự tương quan................................................................................. 52
4.6 Kiểm định sự đa cộng tuyến............................................................................. 53
4.7 Phân tích hồi qui............................................................................................... 54
4.7.1 Kiểm định tính phù hợp của mô hình......................................................... 54
4.7.2 Phân tích kết quả rút ra từ mô hình........................................................... 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ..............................59
5.1 Kết luận............................................................................................................ 60
5.2 Một số hàm ý chính sách quản trị .................................................................... 62
5.3 Đóng góp chính của nghiên cứu ...................................................................... 64
5.4 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................66
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN VỚI GIÁO VIÊN.....................................................70
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT...........................................................................74
PHỤ LỤC 3: Bảng kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha biến Paym chạy SPSS lần 1....77
vii
PHỤ LỤC 4: Bảng kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha biến Paym chạy SPSS lần 2....78
PHỤ LỤC 5: Bảng kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha biến TD chạy SPSS lần 1........79
PHỤ LỤC 6: Bảng kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha biến Cond chạy SPSS lần 1. ...80
PHỤ LỤC 7: Bảng kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha biến CO chạy SPSS lần 1........81
PHỤ LỤC 8: Bảng kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha biến CO chạy SPSS lần 2........82
PHỤ LỤC 9: Bảng phân tích nhân tố EFA các nhân tố ảnh hưởng chạy SPSS lần 1. ..........83
PHỤ LỤC 10: Thực trạng các trung tâm tiếng Hoa trên địa bàn Tp. HCM ...........................85