Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" của nông dân trồng lúa tại An Giang
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1356

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" của nông dân trồng lúa tại An Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHÚ NGỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH

THAM GIA MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” CỦA

NÔNG DÂN TRỒNG LÚA TẠI AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH – 2016

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình “Cánh

đồng mẫu lớn” của nông dân trồng lúa tại An Giang” là do chính tôi thực hiện.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng

toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử

dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà

không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học

hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, 2016

TRẦN PHÚ NGỌC

ii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình và người thân của mình, những người đã

luôn ủng hộ, động viên tôi luôn cố gắng và vững tin để có thể hoàn thành luận văn này một

cách tốt nhất.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Võ Hồng Đức, người

đã luôn nhiệt lòng quan tâm, hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cả trong

học tập lẫn công việc và cuộc sống. Chính nhờ sự tận tâm, tỉ mỉ và sát sao của Thầy đã

giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc trình bày các câu từ, bảng biểu trong luận văn được

chính xác, mạch lạc, khoa học, có hệ thống và đúng chuẩn mực quy định.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến tất cả Quý Thầy Cô, cán bộ nhân viên của Khoa

đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Mở TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức

- hành trang quý báu và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn tất cả các anh chị, những thành viên của lớp

MBA14B đã đồng hành cùng tôi trong suốt chặng đường vừa qua, đã để lại trong tôi những

kỷ niệm không thể nào quên.

iii

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích, đánh giá tác

động và lượng hóa các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định của nông dân trồng lúa tại An

Giang tham gia mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” do Tập đoàn Lộc Trời đề xuất và phát triển.

Nghiên cứu được tiến hành thông qua khảo sát tại 3 huyện Châu Phú, Châu Thành

và Tri Tôn của tỉnh An Giang từ tháng 01/2016 đến tháng 07/2016. Tổng số nông dân được

khảo sát là 200, trong đó có 100 nông dân đang tham gia mô hình và 100 nông dân không

tham gia (đã từng tham gia). Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thể hiện

đặc điểm của nông dân về giới tính, kinh nghiệm trồng lúa, diện tích đất canh tác và thu

nhập bình quân. Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số

Cronbach’s alpha; và kiểm định giá trị khái niệm của thang đo bằng phương pháp phân

tích nhân tố khám phá EFA cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. Phương pháp hồi

quy Binary Logistic được sử dụng nhằm ước lượng quyết định của nông dân tham gia mô

hình “Cánh đồng mẫu lớn”.

Kết quả thống kê mô tả cho thấy đa phần nông dân được phỏng vấn là nam giới với

kinh nghiệm trồng lúa từ 5 năm trở lên. Nông dân có diện tích đất canh tác từ 10ha trở

xuống chiếm đa số. Thu nhập bình quân mỗi ha của những nông dân được phỏng vấn từ

35 triệu đồng trở xuống.

Năm nhân tố được sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm: (i) Được đầu tư vật tư nông

nghiệp; (ii) Được hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa; (iii) Được hỗ trợ thu hoạch và bảo quản;

(iv) Được chủ động quyết định giá bán và thời điểm bán; và (v) Được thu nhập cao hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 5 nhân tố sử dụng trong mô hình đều có ý nghĩa thống

kê. Tỷ lệ dự báo của mô hình hồi quy Binary Logistic cho vấn đề nghiên cứu là 91%.

Kết quả đạt được từ nghiên cứu này được sử dụng nhằm cung cấp một số hàm ý quản

trị để doanh nghiệp tổ chức mô hình có thể cải tiến cho phù hợp với mong muốn của nông

dân và khai thác mô hình được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, một số hàm ý chính sách cho

các cơ quan nhà nước có liên quan cũng được đề cập.

iv

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... ii

TÓM TẮT .................................................................................................................................... iii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ..................................................................................................v

DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................... vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................... vii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG.............................................................................................1

1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................................4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4

1.5 Kết cấu luận văn ..................................................................................................................4

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................................5

2.1 Tổng quan về tình hình sản xuất lúa tại An Giang ..............................................................5

2.2 Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”............................................................................................5

2.3 Lý thuyết về hợp đồng canh tác nông nghiệp ......................................................................8

2.4 Hợp đồng canh tác nông nghiệp trong các nghiên cứu trước ............................................10

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các hợp đồng canh tác nông nghiệp của

nông dân trong các nghiên cứu trước .......................................................................................10

2.6 Các nghiên cứu về cánh đồng mẫu lớn và hoạt động canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu

Long..........................................................................................................................................13

2.7 Các giả thuyết nghiên cứu..................................................................................................15

2.8 Mô hình nghiên cứu...........................................................................................................17

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................20

3.1 Quy trình nghiên cứu .........................................................................................................21

3.2 Diễn đạt và mã hóa thang đo .............................................................................................22

3.3 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu............................................................................23

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ..........................................................................................23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................26

4.1 Tổng quan kết quả điều tra mẫu.........................................................................................26

4.2 Kết quả đánh giá thang đo trước khi phân tích (EFA).......................................................35

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................................39

4.4 Đánh giá chi tiết từng nhân tố sau EFA.............................................................................42

4.5 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình “Cánh đồng

mẫu lớn” ...................................................................................................................................43

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................................47

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ...................................................................52

5.1 Kết quả nghiên cứu chủ yếu...............................................................................................52

5.2. Hàm ý quản trị ...................................................................................................................53

5.3 Ý nghĩa và hạn chế của đề tài ............................................................................................58

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................61

TỔNG HỢP NỘI DUNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA...........................................................65

PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG DÂN............................................................................................67

PHỤ LỤC.....................................................................................................................................70

v

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Trang

Hình 2.1. Quy trình canh tác lúa theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”.............................6

Hình 2.2 Bản đồ phân bố mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang ..........................7

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................17

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................20

Hình 4.1 Tỷ lệ nông dân đang tham gia/không tham gia mô hình .................................26

Hình 4.2 Giới tính ...........................................................................................................27

Hình 4.3 Kinh nghiệm trồng lúa .....................................................................................28

Hình 4.4 Diện tích đất canh tác.......................................................................................29

Hình 4.5 Thu nhập bình quân mỗi héc-ta (triệu đồng) ...................................................30

vi

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22

Bảng 3.2 Thang đo và mã hóa thang đo........................................................................... 22

Bảng 4.1 Giới tính của nông dân ..................................................................................... 27

Bảng 4.2 Kinh nghiệm trồng lúa của nông dân ............................................................... 28

Bảng 4.3 Diện tích đất canh tác của nông dân................................................................. 29

Bảng 4.4 Thu nhập của nông dân..................................................................................... 30

Bảng 4.5 Được đầu tư vật tư nông nghiệp ....................................................................... 31

Bảng 4.6 Được hỗ trợ kỹ thuật trồng lúa ......................................................................... 32

Bảng 4.7 Được hỗ trợ thu hoạch và bảo quản.................................................................. 32

Bảng 4.8 Được chủ động quyết định giá bán và thời điểm bán....................................... 33

Bảng 4.9 Được thu nhập cao hơn..................................................................................... 34

Bảng 4.10 Thống kê mô tả chung cho các nhân tố ảnh hưởng........................................ 34

Bảng 4.11 Cronbach’s alpha của nhân tố VTNN ............................................................ 35

Bảng 4.12 Cronbach’s alpha của nhân tố VTNN sau khi loại biến ................................. 36

Bảng 4.13 Cronbach’s alpha của nhân tố KTTL ............................................................. 36

Bảng 4.14 Cronbach’s alpha của nhân tố KTTL sau khi loại biến.................................. 37

Bảng 4.15 Cronbach’s alpha của nhân tố THBQ............................................................. 37

Bảng 4.16 Cronbach’s alpha của nhân tố GB.................................................................. 38

Bảng 4.17 Cronbach’s alpha của nhân tố GB sau khi loại biến....................................... 38

Bảng 4.18 Cronbach’s alpha của nhân tố TN .................................................................. 39

Bảng 4.19 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố độc lập.............................. 41

Bảng 4.20 Phân tích độ tin cậy các thang đo sau EFA .................................................... 43

Bảng 4.21 Kiểm định Omnibus ....................................................................................... 44

Bảng 4.22 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Binary Logistic..................................... 44

Bảng 4.23 Giá trị kỳ vọng và xác xuất............................................................................. 45

Bảng 4.24 Ước lượng xác suất tăng quyết định tham gia mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”

theo tác động biên của từng yếu tố .................................................................................. 46

Bảng 5.1 Giá trị trung bình của thang đo......................................................................... 54

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

EFA : Phân tích nhân tố khám phá

GB : Giá bán

KTTL : Kỹ thuật trồng lúa

THBQ : Thu hoạch bảo quản

TN : Thu nhập

VTNN : Vật tư nông nghiệp

1

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia có sản lượng

gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới, tuy nhiên, giá gạo của Việt Nam lại luôn nằm trong nhóm

thấp nhất so với các quốc gia xuất khẩu gạo khác. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam tại thời

điểm tháng 10/2015 là khoảng 340 USD/tấn, thấp hơn gạo Thái Lan 20 USD/tấn,

Campuchia 80 USD/tấn và thấp hơn Brazil 160 USD/tấn (Thi Hà, 2015).

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến giá gạo của Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác là

do Việt Nam sản xuất thừa lúa gạo, lại còn bị gạo Campuchia chiếm một phần ở thị trường

phía Nam dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, tạo áp lực lớn cho thị trường dẫn đến tình trạng

giá gạo sụt giảm. Nông dân thường có thói quen chọn trồng các giống lúa theo tâm lý đám

đông, thấy ruộng xung quanh trồng giống lúa nào thì cũng trồng theo giống lúa ấy, hoặc

nếu vụ trước loại giống lúa nào cho năng suất tốt và bán được giá cao thì vụ này nông dân

ồ ạt trồng giống lúa đó mà không chú ý đến nhu cầu thị trường dẫn đến sản lượng dư thừa

và thường bị các thương lái ép giá. Đồng thời tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa

các thương lái muốn bán hàng để giảm áp lực tồn kho lại càng khiến giá gạo đi xuống.

Tuy nhiên, có một nguyên nhân yếu kém nội tại hàng đầu đó chính là vấn đề chất

lượng. Gạo của Việt Nam có chất lượng thấp hơn so với các quốc gia khác là do tập quán

canh tác của người nông dân Việt Nam, họ thích trồng lúa ngắn ngày (3 vụ/năm) tuy có

năng suất cao nhưng do thời gian sinh trưởng ngắn làm cho chất lượng gạo thấp và không

đảm bảo. Nguồn lúa giống mà nông dân sử dụng đa phần là tự sản xuất hoặc sử dụng lúa

giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất

và chất lượng lúa thành phẩm. Ngoài ra, do tập quán canh tác theo kinh nghiệm, bón phân

và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cần thiết gây tác động xấu đến môi trường và

các chất dinh dưỡng tự nhiên có trong đất, làm giảm chất lượng gạo và dư lượng thuốc bảo

vệ thực vật có trong gạo vượt quá mức cho phép nên rất khó bán được vào các thị trường

cao cấp, đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, vì vậy gạo Việt Nam

chủ yếu bán ở những thị trường cấp thấp (Lê Hương, 2014).

2

Người nông dân Việt Nam luôn phải đối mặt với đời sống khó khăn, thu nhập bấp

bênh. Hiện nay, một số nông dân trồng lúa đã chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc

luân canh nuôi trồng thủy sản, nhưng do không đảm bảo được chất lượng sản phẩm và

không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm nên rất khó bán được giá

cao, người nông dân vẫn không thoát khỏi cảnh “trúng mùa, mất giá”.

Từ vụ Đông Xuân 2010-2011, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã được Công ty cổ

phần bảo vệ thực vật An Giang (nay là Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời) áp dụng trên

diện tích 1.073 ha với 443 hộ nông dân tham gia tại An Giang. Mục tiêu của mô hình này

là góp phần giải quyết những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lúa thành phẩm cho bà

con nông dân. Mô hình này đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến khích

áp dụng trên toàn quốc (Dương Văn Chín, 2013). Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

(Công ty) tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất và ký hợp đồng hợp tác sản xuất

với nông dân, Công ty cho nông dân ứng trước giống, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn

kỹ thuật canh tác. Đến khi thu hoạch lúa, Công ty hỗ trợ phương tiện vận chuyển lúa đến

nhà máy, đưa lúa vào sấy miễn phí. Nếu thời điểm thu hoạch lúa giá lúa chưa tốt, Công ty

cho nông dân đưa lúa vào kho tạm trữ trong một tháng không tính phí, chỉ thu tiền vận

chuyển ban đầu. Chính cách làm này đã giúp người nông dân trong tham gia mô hình tiết

kiệm được chi phí và đạt lợi nhuận cao từ 30 đến 40 triệu đồng mỗi héc-ta (Văn Hiến,

2011). Đến nay, mô hình này đã đạt được một số thành công và đã được nhân rộng ra các

tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, góp phần giải quyết những khó khăn

cho người nông dân trồng lúa từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, đem lại giải

pháp toàn diện cho nông dân, từng bước tiến tới phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Để có thể hiểu rõ hơn lý do tại sao nông dân trồng lúa tại tỉnh An Giang quyết định

tham gia vào mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

tham gia mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” của nông dân trồng lúa tại An Giang được lựa

chọn. Từ kết quả đạt được của nghiên cứu, một số hàm ý quản trị được đưa ra nhằm cải

thiện và nâng cao hiệu quả của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” để mô hình này ngày càng

được nhân rộng cho bà con nông dân, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đã có nhiều tác giả trên thế giới thực hiện các nghiên cứu liên quan đến hợp đồng

canh tác nông nghiệp như: Froukje và cộng sự (2007); Little và Watts (1994); Kirsten và

Sartorius (2002); Singh (2002; 2005); Sununtar (2008); Kumar và cộng sự (2007). Kết quả

3

nghiên cứu cho thấy nông dân tham gia hợp đồng canh tác nông nghiệp vì: Thứ nhất, họ bị

giới hạn về việc tiếp cận với các nguồn lực về vật chất và tài chính, điều này đã hạn chế cơ

hội để nông dân mở rộng quy mô sản xuất của mình để giảm chi phí giao dịch và đầu tư có

hiệu quả vào các công nghệ có giá trị gia tăng khác. Thứ hai, hộ nông dân nhỏ lẻ bị hạn

chế về các kỹ thuật canh tác, không được hướng dẫn và tập huấn về các kỹ thuật sản xuất

và chế biến, không được tiếp cận các thông tin về thị trường. Cuối cùng, nông dân nhỏ lẻ

bị hạn chế về quyền thương lượng nên khó nhận được các giá trị gia tăng như các bên khác

tham gia vào chuỗi giá trị của thị trường.

Ngoài ra, cũng đã có những tác giả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định tham gia vào hợp đồng canh tác nông nghiệp của nông dân như: Lajili và cộng sự

(1997), Rehber (2000), Sartwelle và cộng sự (2000) và Key (1999); Masakure và Henson

(2005); Pratap và cộng sự (2008); Asante và cộng sự (2011); Chitrambigai (2013); Martey

và cộng sự (2013); Olila (2014); và một số nghiên cứu khác. Kết quả cho thấy các yếu tố

ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào hợp đồng canh tác nông nghiệp của nông dân bao

gồm: đặc điểm hộ gia đình, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, quy mô canh tác, khả

năng tiếp cận tín dụng, thu nhập, được chia sẻ kiến thức canh tác, sự hỗ trợ của chính phủ,

khoảng cách và khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp chế biến và một số yếu tố khác.

Tại Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu về mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” của

Nguyễn Dũng Đô (2014); Văn Hiếu Ngọc (2013); Đỗ Kim Chung (2012); Nguyễn Duy

Cần và cộng sự (2011); Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2011). Các nghiên cứu

trên chủ yếu tập trung vào phương thức hoạt động của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” và

hiệu quả về mặt kinh tế mà mô hình này mang lại, phân tích chuỗi giá trị lúa gạo, các yếu

tố hậu cần, rủi ro và quản lý rủi ro của ngành hàng lúa gạo.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình “Cánh

đồng mẫu lớn” của nông dân trồng lúa tại tỉnh An Giang;

 Tìm hiểu mức độ tác động của từng yếu tố đó đến quyết định tham gia vào

mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” của nông dân trồng lúa tại tỉnh An Giang; và

 Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thu hút nông dân tham gia mô hình

“Cánh đồng mẫu lớn” nhiều hơn nữa trên cơ sở kết quả đạt được từ nghiên

cứu này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!