Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên khoa QTKD trường đại học Mở TP.HCM
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1003

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên khoa QTKD trường đại học Mở TP.HCM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP TRƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA

CHỌN CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN

TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

Mã số đề tài:25

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội và nhân văn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP TRƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN

CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mã số đề tài: 25

Thuộc nhóm ngành Khoa học: Xã hội nhân văn

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thiện Vinh Nam, Nữ: Nam

Dân tộc: Kinh

Lớp, Khoa: QT10A12 – Quản Trị Kinh Doanh Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Quản Trị Kinh Doanh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013

ii

MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................ii

DANH MỤC VIẾT TẮT ...........................................................................................v

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................vi

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................vii

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ......................................viii

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI....xi

TÓM TẮT..................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI..............................................................3

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................3

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................4

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................5

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................5

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................5

1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI.......................................................................................6

1.7 CẤU TRÚC BÀI NGHIÊN CỨU.................................................................6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................8

2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH ..........................................................................8

2.1.1. Khái niệm ngành, chuyên ngành ...........................................................8

2.1.2. Khái niệm lựa chọn...............................................................................8

2.1.3. Quá trình lựa chọn chuyên ngành..........................................................8

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .....................................................................9

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.........................................................................10

2.3.1. Cơ sở lý thuyết....................................................................................10

2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu...................................................................13

iii

2.3.2.1. Yếu tố bản thân cá nhân sinh viên ...................................................13

2.3.2.2. Các đối tượng ảnh hưởng ................................................................13

2.3.2.3. Công việc làm trong tương lai .........................................................14

2.3.2.4. Các kênh thông tin về chuyên ngành ...............................................15

2.3.2.5. Đặc điểm chuyên ngành ..................................................................16

2.3.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................16

2.4 KẾT LUẬN: ..............................................................................................17

CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH CHUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN

CỨU ........................................................................................................18

3.1 TỔNG QUAN KHOA QTKD TRƯỜNG ĐH MỞ TPHCM.......................18

3.1.1. Lịch sử hình thành TrườngĐH Mở TP.HCM ......................................18

3.1.2. Quá trình hình thành Khoa QTKD ......................................................18

3.1.3. Tình hình Khoa QTKD Trường ĐH Mở TP.HCM ..............................21

3.1.5. Thực trạng sinh viên đăng kí chuyên ngành ........................................24

3.2 THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QTKD TẠI MỘT

SỐ TRƯỜNG ĐH KHU VỰC TPHCM.................................................................26

3.2.1. Tổng quan về các chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế, Marketing, Nhân

lực, Du lịchcủa các cơ sở đào tạo .......................................................................26

3.2.2. So sánh CTĐT của trường ĐH Mở TP.HCM, trường ĐH Tôn Đức

Thắng và trường ĐH Kinh tế Tài chính..............................................................27

3.3 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU........................................................33

3.4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................34

3.4.1. Nghiên cứu sơ bộ................................................................................34

3.4.2. Nghiên cứu chính thức........................................................................36

3.4.2.1. Đối tượng khảo sát..........................................................................36

3.4.2.2. Phương pháp chọn mẫu khảo sát .....................................................36

iv

3.4.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu..........................................................38

3.4.2.4. Phân tích dữ liệu .............................................................................39

3.5 TÓM TẮT..................................................................................................41

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................42

4.1 KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ................................................................42

4.1.1. Thống kê mô tả dữ liệu định tính ........................................................42

4.1.2. Thống kê mô tả các biến dữ liệu định lượng........................................45

4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO (CRONBACH ALPHA) ..................................57

4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)............................................60

4.4 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG YẾU TỐ.......................................66

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................71

5.1 KẾT LUẬN................................................................................................71

5.2 KIẾN NGHỊ...............................................................................................72

5.3 HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI ........................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................75

PHỤ LỤC.................................................................................................................78

v

DANH MỤC VIẾT TẮT

CĐ Cao đẳng

CTĐT Chương trình đào tạo

ĐH Đại học

EFA Phân tích nhân tố khám phá–Exploratory Factor Analysis

GTTB Giá trị trung bình

KH&CN Khoa học và công nghệ

KMO Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố – Kaiser-Meyer￾Olkin

PGS Phó Giáo sư

QT Quản trị

QTKD Quản trị kinh doanh

SPSS Phần mềm xử lý thống kê – Statistical Package for Social Sciences

SV Sinh viên

TC Tín chỉ

ThS Thạc sĩ

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TS Tiến sĩ

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Số lượng giảng viên phụ trách giảng dạy các khối kiến thức......................21

Bảng 3.2: So sánh Kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức bổ trợ.........................27

Bảng 3.3: So sánh kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức bổ trợ..........................29

Bảng 3.4: So sánh Kiến thức giáo dục chuyên ngành .................................................30

Bảng 3.5: Tính cỡ mẫu phụ thuộc vào qui mô tổng thể và sai số ................................37

Bảng 3.6: Đặc điểm của mẫu .....................................................................................38

Bảng 3.7: Mã hoá thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến chọn chuyên ngành ................39

Bảng 4.1: Kết quả thống kê các thành phần mô tả định tính liên quan đến sinh viên. .44

Bảng 4.2: Tỷ lệ sinh viên lựa chọn thuộc yếu tố 1......................................................45

Bảng 4.3: Tỷ lệ sinh viên lựa chọn thuộc yếu tố 2......................................................47

Bảng 4.4: Tỷ lệ sinh viên lựa chọn thuộc yếu tố 3......................................................49

Bảng 4.5: Tỷ lệ sinh viên lựa chọn thuộc yếu tố 4......................................................52

Bảng 4.6: Tỷ lệ sinh viên lựa chọn thuộc yếu tố 5......................................................54

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha). ......................................59

Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố(EFA). ...............................................................65

Bảng 4.9: Thống kê giá trị trung bình của từng nhân tố..............................................68

vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình Chapman (1981). .....................................................................11

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu:..............................................................................17

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .............................................................................33

Hình 3.2: Những ý kiến thu thập từ thảo luận tay đôi và phỏng vấn chuyên sâu về

yếu tố tác động đến việc chọn chuyên ngành..............................................................35

viii

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành của sinh viên

Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học Mở TP.HCM.

- Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thiện Vinh

- Lớp: QT10A12 Khoa: QTKD Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4 năm

- Người hướng dẫn: ThS. Trương Mỹ Diễm

2. Mục tiêu đề tài:

Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của SV

Khoa QTKD Trường ĐH Mở TP.HCM.

Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định lựa chọn chuyên

ngành của SV Khoa QTKD Trường ĐH Mở TP.HCM.

3. Tính mới và sáng tạo:

Trong khi có quá nhiều đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định lựa chọn trường, lựa chọn nghề nghiệp dành cho đối tượng là học sinh

trung học phổ thông, thì nghiên cứu này lại tập trung vào một cách tiếp cận mới về đối

tượng khảo sát mà dường như đã không được quan tâm. Đó chính là nghiên cứu các

yếu tố và đánh giá mức độ tác động của chúng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành

của SV Khoa QTKD. Có thể vì bởi mức độ tương đồng khá cao của các chuyên ngành

trong khối ngành QTKD như Marketing, Nhân lực, Tài chính, Kinh doanh quốc tế,

Ngoại thương, v.v... đã không tạo nên sự khác biệt để nảy sinh vấn đề nghiên cứu.

Nhưng có thể trình bày thêm, nhóm nghiên cứu chính là lực lượng SV Khoa QTKD và

5 thành viên của nhóm lần lượt là SV của những chuyên ngành khác nhau. Chính nhờ

thực tiễn và là người trong cuộc, nên nhóm tác giả đã nhìn ra vấn đề đã được phát sinh

trong việc chọn lựa chuyên ngành của các SV ngành QTKD. Do vậy, có thể nhìn nhận

đề tài đã tập trung nghiên cứu vào một khía cạnh hẹp chưa được khai phá.

4. Kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu cho thấy bảy nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn

chuyên ngành của SV Khoa QTKD Trường ĐH Mở TP.HCM được sắp xếp theo thứ

ix

tự giảm dần sau: Bản thân cá nhân sinh viên, Công việc làm trong tương lai, Các kênh

thông tin ngoài nhà trường, Chuyên ngành mang đặc điểm sáng tạo cao, Chất lượng

đào tạo từng chuyên ngành từ phía Khoa, Các kênh thông tin từ nhà trường, Các đối

tượng ảnh hưởng.

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc

phòng và khả năng áp dụng của đề tài:

Nhờ sự khám phá được các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn chuyên ngành của

SV như trình bày ở trên đã đóng góp một phần rất quan trọng về mặt giáo dục và đào

tạo cũng như về kinh tế và xã hội.

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã đóng góp trực tiếp đến SV Khoa QTKD Trường

ĐH Mở TP.HCM, giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn hơn trước khi chọn chuyên

ngành. Vì thế họ có thể học với tất cả đam mê, tiếp nhận những kiến thức chuyên môn

và rèn luyện những kỹ năng cần thiết một cách hiệu quả. Bên cạnh việc đóng góp cho

SV, kết quả này cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc giúp lãnh đạo Khoa QTKD

hiểu được mức độ tác động của từng yếu tố. Qua đó, Khoa có thể xây dựng chiến lược

truyền thông thích hợp nhằm hỗ trợ SV chọn lựa chuyên ngành phù hợp với chính bản

thân của mình.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu còn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho SV và

các trường CĐ – ĐH có đào tạo ngành QTKD, đặc biệt là các Trường ĐH Tôn Đức

Thằng, Trường ĐH Kinh tế Tài chính,...v..v. Hay nói một cách khác hơn, nghiên cứu

góp phần trong vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho SV thuộc Khoa QTKD về vấn đề

lựa chọn chuyên ngành. Từ đó SV có thể định được cho mình một hướng đi đúng đắn

cho nghề nghiệp tương lai. Điều này cũng tác động gián tiếp đến thực trạng việc làm

hiện nay. Khi những SV được đào tạo hiệu quả tốt nghiệp ra trường chắc chắn sẽ cung

cấp một lượng nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp. Đảm bảo đáp ứng được các nhu

cầu của doanh nghiệp, rút ngắn thời gian làm quen công việc, nâng cao năng suất và

chuyên môn làm việc. đặc biệt hạn chế được tình trạng SV làm việc không đúng

chuyên ngành hoặc không có việc làm. Vì thế tiết kiệm được tiền bạc lẫn thời gian cho

doanh nghiệp cũng như giúp ổn định phân công lao động trong xã hội.

Tóm lại, những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn chuyên ngành của SV được

khám phá này giúp SV có sự định hướng nghề nghiệp phù hợp, giúp Khoa QTKD

x

thuộc Trường ĐH Mở TP.HCM nói riêng và một số trường ĐH trên địa bàn TP.HCM

nói chung đưa ra những biện pháp hỗ trợ SV lựa chọn đúng đắn, đồng thời góp phần

phát triển và nâng cao nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội.

6. Công bố Khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ

tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên

cứu (nếu có):

Ngày 10 tháng 04 năm 2013

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

HUỲNH THIỆN VINH

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp Khoa học của sinh viên thực

hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày tháng năm 2013

Xác nhận của đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Người hướng dẫn

(ký, họ và tên)

ThS TRƯƠNG MỸ DIỄM

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!