Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng  đến quy trình chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính :Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm toán
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1243

Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính :Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm toán

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

******

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY TRÌNH

CHỌN MẪU KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quốc Nhất

Nhóm sinh viên thực hiện:

STT Họ và tên MSSV Lớp

1 Lê Thị Nga My 15104591 ĐHKT11DTT

2 Sĩ Thị Yến 15021051 ĐHKT11DTT

3 Đồng Thuận Anh 15045741 ĐHKT11D

4 Đỗ Nguyên Huy 15102671 ĐHKT11DTT

TP. HCM, THÁNG 04/2019

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo thực tập doanh nghiệp này trước hết chúng em xin gửi

đến quý thầy, cô giáo trong khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Công nghiệp

TPHCM lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, chúng em xin gởi lời cảm ơn đến thầy

Ths.Nguyễn Quốc Nhất và thầy Nguyễn Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

chúng em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp này lời

cảm ơn sâu sắc nhất.

Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công ty

TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCs) và Công ty

TNHH Kiểm toán BDO (BDO) đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em

được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Cuối cùng chúng em

xin cảm ơn các anh chị phòng Kiểm toán của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính

Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCs) và Công ty TNHH Kiểm toán BDO (BDO)

đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để chúng em hoàn thành tốt chuyên đề thực

tập tốt nghiệp này.

Đồng thời nhà trường đã tạo cho chúng em có cơ hội được đi thực tập, cho chúng

em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng

dạy trong suốt quá trình học tập vừa qua để tôi áp dụng vào thực tế. Qua công việc thực

tập này chúng em đã được trải nghệm và nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích để giúp

ích cho công việc sau này của bản thân.

Vì kiến thức bản thân và các kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế, trong quá

trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này đã khó tránh khỏi những sai sót, kính mong

nhận được sự thông cảm cùng những ý kiến đóng góp từ thầy cũng như quý công ty,

giúp chúng em trau dồi kiến thức cũng như nhận thêm được nhiều kinh nghiệm để hoàn

thiện bản thân sau này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng em và được

sự hướng dẫn khoa học của Ths. Nguyễn Quốc Nhất. Các nội dung nghiên cứu, các kết

quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.

Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá, được

chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phận tài liệu tham khảo.

Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các

tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Nếu có phát hiện bất kỳ gian lận nào chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về

nội dung luận văn của mình.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 9

1.Tính cấp thiết của vấn đề ............................................................................................. 9

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 10

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 10

4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 11

4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................. 11

4.2. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 11

5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 12

6. Tính thực tiễn của đề tài ............................................................................................ 12

7. Kết cấu đề tài ............................................................................................................ 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ....................................................... 1

1.1 Các nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 1

1.2 Các nghiên cứu nước ngoài ...................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................................................................................... 11

2.1 Khái niệm chọn mẫu kiểm toán .............................................................................. 11

2.2 Các khái niệm liên quan đến chọn mẫu kiểm toán ................................................. 11

2.2.1 Tổng thể ............................................................................................................... 11

2.2.2 Đơn vị lấy mẫu ..................................................................................................... 12

2.2.3 Cỡ mẫu ................................................................................................................. 12

2.2.4 Mẫu đại diện ........................................................................................................ 12

2.2.5 Rủi ro chọn mẫu ................................................................................................... 12

2.2.6 Rủi ro ngoài chọn mẫu ......................................................................................... 13

2.2.7 Sai phạm cá biệt ................................................................................................... 14

2.2.8 Chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê ................................................... 14

2.2.8.1 Chọn mẫu thống kê ........................................................................................... 14

2.2.8.2 Chọn mẫu phi thống kê ..................................................................................... 16

2.2.8.3 So sánh chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê .................................... 16

2.2.9 Phân nhóm ........................................................................................................... 17

2.2.10 Sai sót có thể bỏ qua .......................................................................................... 17

2.2.11 Tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua ................................................................................ 17

2.3 Vị trí và ý nghĩa của chọn mẫu kiểm toán .............................................................. 18

2.4 Các phương pháp chọn mẫu phổ biến ..................................................................... 19

2.4.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên .......................................................................................... 21

2.4.1.1 Chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên .................................................................. 21

2.4.1.2 Chọn mẫu theo chương trình máy tính ............................................................. 24

2.6 Quy trình chọn mẫu khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát nội bộ ........................... 27

2.6.1 Lập kế hoạch ........................................................................................................ 27

2.6.1.1 Xác định các mục tiêu của những thử nghiệm kiểm tra hệ thống kiểm soát .... 27

2.6.1.2. Xác định sự sai lệch từ chính sách và thủ tục kiểm soát ................................. 27

2.6.1.3. Xác định tổng thể ............................................................................................. 28

2.6.1.4. Xác định đơn vị mẫu ........................................................................................ 28

2.6.1.5 Xác định kích cỡ mẫu ....................................................................................... 29

2.6.2. Thực hiện chọn mẫu ............................................................................................ 30

2.6.3. Đánh giá mẫu chọn ............................................................................................. 31

2.6.3.1. Tính toán kết quả chọn mẫu ............................................................................. 31

2.6.3.2. Thực hiện phân tích sai lệch ............................................................................ 31

2.6.3.3. Đưa ra kết luận cuối cùng ................................................................................ 31

2.7. Quy trình chọn mẫu khi thực hiện thử nghiệm cơ bản .......................................... 32

2.8 Các rủi ro trong chọn mẫu ...................................................................................... 34

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 35

3.1 Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ................................................. 35

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 35

3.1.2 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 35

3.2. Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định

tính ................................................................................................................................ 39

3.2.1. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu ................................................ 39

3.2.2. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính .................................................. 39

3.2.3. Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định tính ....................................... 40

3.2.3.1. Quy trình thực hiện .......................................................................................... 40

3.2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu định tính ......................................................... 40

3.3. Phương pháp nghiên cứu dịnh lượng ..................................................................... 41

3.3.1. Nguồn dữ liệu ..................................................................................................... 41

3.3.2. Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 41

3.3.3. Quy mô mẫu khảo sát ......................................................................................... 41

3.3.4. Qui trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng .................................... 42

3.3.5 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 44

3.3.6 Xây dựng thang đo ............................................................................................... 45

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 49

4.1. Giới thiệu ............................................................................................................... 49

4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...... 49

4.2.1. Đánh giá thang đo ............................................................................................... 51

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................... 52

4.3. Phân tích hồi quy đa biến ....................................................................................... 56

4.3.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .................................................................... 56

4.3.2. Mô hình hối quy tuyến tính bội .......................................................................... 57

4.3.3. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến .................................................. 57

4.3.4. Ma trận tương quan ............................................................................................. 58

4.3.5. Mức độ giải thích của mô hình ........................................................................... 59

4.3.6. Đánh giá mức độ ảnh hưởng trong các yếu tố tác động đến qui trình chọn mẫu

kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán độc lập ........................... 60

CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CHỌN MẪU

TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ......... 62

5.1 Đối với Nhân tố Thử nghiệm cơ bản ...................................................................... 62

5.2 Đối với Nhân tố Kiểm tra chi tiết ........................................................................... 63

5.3 Đối với Nhân tố Độ lớn của cỡ mẫu ....................................................................... 63

5.4 Đối với Nhân tố Phương pháp chọn mẫu ............................................................... 64

5.5 Đối với Nhân tố Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng yếu ......... 64

5.6 Đối với Nhân tố Kinh nghiệm của KTV tới việc chọn mẫu kiểm toán .................. 65

5.7 Đối với Nhân tố Mức độ quan trọng của công nghệ thông tin ............................... 65

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 67

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính

KTV Kiểm toán viên

AASCS Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía

Nam

BDO Công ty TNHH Kiểm toán BDO Thành phố Hồ Chí Minh

CNTT Công nghệ thông tin

CLT Định lý giới hạn trung tâm

MUS Phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ (Monetary - unit sampling)

VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

AAC Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

BGD Ban giám đốc

VAA Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam

KPMG Công ty TNHH Kiểm toán KPMG Việt Nam

ACCA Hiệp hội Kế toán công chứng Anh

IR Rủi ro tiềm tàng

CR Rủi ro kiểm soát

DR Rủi ro phát hiện

EFA Phân tích nhân tố khám phá

SSTY Sai sót trọng yếu

RA Các nhân tố mô hình hồi quy

DNKT Doanh nghiệp kiểm toán

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng thống kê kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá

chuyên nghiệp của KTV

Bảng 1.2 Quy trình chung chọn mẫu kiểm toán

Bảng 2.1 Khác nhau giữa chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê

Bảng 2.2 Các phương pháp chọn mẫu phổ biến

Bảng 2.3 Phân nhóm trong chọn mẫu kiểm toán

Bảng 2.4 Tỉ lệ sai lệch chấp nhận được đối với các mức đánh giá rủi ro kiểm soát

Bảng 3.1 Quy trình nghiên cứu định tính

Bảng 3.2 Số lượng mẫu và cơ cấu đối tượng khảo sát.

Bảng 3.3 Thang đo các biến quan sát của các nhân tố

Bảng 4.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronback Alpha

Bảng 4.2 Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần

Bảng 4.3 Bảng phương sai trích

Bảng 4.4 Kết quả phân tích yếu tố EFA

Bảng 4.5 Bảng giá trị ma trận của biến Y

Bảng 4.6 Bảng dữ liệu ANOVA

Bảng 4.7 Thông số thống kê trong mô hình hồi quy

Bảng 4.8 Ma trận tương quan

Bảng 4.9 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bảng số chọn mẫu ngẫu nhiên

Hình 3.1 Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến qui trình chọn mẫu

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu chính thức đánh giá mức độ quan trọng trong các

nhân tố

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá chuyên nghiệp của KTV

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu hỗn hợp

Sơ đồ 3.2 Quy trình thực hiện các nhân tố ảnh hưởng đến chọn mẫu trong kiểm

toán

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của vấn đề

Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thị trường, các thông tin tài chính

có độ tin cậy, chính xác và trung thực là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quyết định đối

với các chủ thể trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều đối tượng khác

nhau sử dụng kết quả kiểm toán với những mục đích khác nhau. Đối với Ngân hàng,

những đối tượng cho vay vốn, họ cần biết rằng số vốn họ cho vay có được sử dụng đúng

mục đích hay không, tình hình tài chính của đơn vị có cho thấy khả năng hoàn trả hay

không. Đối với cơ quan thuế, căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để tính và

thu thuế, tương tự, đối với các cơ quan chức năng cũng căn cứ vào báo cáo tài chính

được kiểm toán để thực hiện chức năng của mình. Đối với doanh nghiệp được kiểm toán

mong muốn, thông qua kiểm toán, có được báo cáo tài chính phù hợp với các nguyên

tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), phát hiện và ngăn ngừa các

sai sót và gian lận. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, các cổ đông họ cần biết một cách

đầy đủ, đúng đắn về kết quả kinh doanh,... Vì vậy kiểm toán báo cáo tài chính được hình

thành dựa trên cơ sở đảm bảo rằng các thông tin tài chính có độ tin cậy cao cho người

sử dụng thông tin tài chính.Tóm lại, kiểm toán phải mang lại sự thoả mãn cho những

người sử dụng kết quả kiểm toán sự tin cậy, mức độ trung thực của các thông tin tài

chính mà họ được cung cấp.

Bà Hà Thu Thanh, Phó Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

(VACPA) đã chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán rằng “Trong thời gian qua, việc nhiều

doanh nghiệp niêm yết có vấn đề liên quan đến sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính

sau khi có kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền, mặc dù trước đó các báo

cáo tài chính này đã được kiểm toán độc lập xác nhận khiến dư luận đặt câu hỏi về trách

nhiệm của đơn vị kiểm toán độc lập như thế nào với những sai lệch này?”.Theo quan

điểm của bà Hà Thu Thanh, các kiểm toán viên độc lập thực hiện công việc kiểm toán

báo cáo tài chính nhằm mục đích đưa ra ý kiến đánh về tính trung thực và hợp lý trên

các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định

của Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ban hành ngày 29/3/2011.Theo quy định

trong các chuẩn mực kiểm toán độc lập của Việt Nam, khi tiến hành kiểm toán báo cáo

tài chính của doanh nghiệp, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán dựa trên xét

đoán, đánh giá rủi ro của kiểm toán viên và kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu. Kiểm toán

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!