Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Dương Nguyễn Chí Hùng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
DƢƠNG NGUYỄN CHÍ HÙNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY
ĐÚNG HẠN CỦA NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 8 34 02 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS., TS. HẠ THỊ THIỀU DAO
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
TÓM TẮT
Tín dụng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi
kinh tế xã hội của các nền kinh tế nông nghiệp. Do nghề nông chịu nhiều rủi ro từ
thời tiết, giá cả thị trƣờng nên ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông
dân. Do đó, trƣớc đây các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) chƣa đẩy mạnh cho vay
nông dân mà thƣờng chỉ chú trọng đến những khách hàng cá nhân, doanh nghiệp
trong lĩnh vực xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ. Hiện nay, theo chủ trƣơng của
chính phủ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn và các NHTM cũng nhận ra
rằng nông dân chính là khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Luận văn này thực
hiện với mục tiêu chính là phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay
đúng hạn của nông dân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Đồng Tháp. Cụ thể xem xét các nhân tố ảnh hƣởng
đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông dân gồm: Độ tuổi, trình độ học vấn, ngành
nghề, thu nhập, thành viên gia đình, kinh nghiệm, khoản vay, thời hạn vay và lãi
suất vay.
Để thực hiện nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng các nghiên cứu về lý
thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây về khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân, trong đó đặc biệt chú trọng tới các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ.
Số liệu sử dụng trong nghiên cứu đƣợc thu thập từ dữ liệu thứ cấp của 300
khách hàng nông dân đang vay vốn tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp. Với kỹ thuật
lấy mẫu phân tầng cân xứng để chọn mẫu nghiên cứu và mô hình Probit áp dụng
trong nghiên cứu với việc nông dân trả nợ đúng hạn nhận giá trị 1 và nông dân trả
nợ không đúng hạn nhận giá trị 0.
Kết quả phân tích cho thấy rằng khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông dân
tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp có mối tƣơng quan thuận với trình độ học vấn
của ngƣời vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập, thu nhập của ngƣời vay, số thành
viên tạo ra thu nhập, kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi, nhƣng lại có tƣơng quan
nghịch với lãi suất vay. Trong đó, nhân tố ngành nghề chính tạo ra thu nhập là nông
nghiệp có tác động mạnh nhất. Qua kết quả đạt đƣợc, đề tài cũng đã đƣa ra một số
khuyến nghị để BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp, các tổ chức tín dụng (TCTD) khác
và địa phƣơng tham khảo trong việc cung cấp tín dụng cho nông dân. Mặc dù luận
văn còn tồn tại một số hạn chế nhất định nhƣng hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ
góp phần tăng hiệu quả hoạt động cho vay đối với nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp, cũng nhƣ góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn theo chủ trƣơng của địa
phƣơng và của chính phủ Việt Nam.
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu khoa học
này là của mình, cụ thể:
Tôi tên là: Dƣơng Nguyễn Chí Hùng
Ngày tháng năm sinh: 20/03/1981
Quê quán: Thị trấn Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Đồng Tháp
Là học viên khóa XVII, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM
Đề tài: Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn
của nông dân tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Đồng Tháp
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS., TS. Hạ Thị Thiều Dao
Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc
đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP. Cao Lãnh, ngày tháng 10 năm 2018
Ngƣời cam đoan
Dƣơng Nguyễn Chí Hùng
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn PGS., TS. Hạ Thị Thiều Dao đã tận
tâm, nhiệt tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm và bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Thầy Cô Khoa Sau đại học và
các Giảng viên Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi, hỗ trợ nhiệt tình và truyền đạt kiến thức chuyên ngành để tôi có thể
hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin đƣợc gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp
BIDV - Chi nhánh Đồng Tháp đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình thu
thập và tổng hợp số liệu để thực hiện luận văn.
Cuối cùng là lời biết ơn sâu sắc dành cho gia đình tôi đã luôn bên cạnh động
viên, ủng hộ tôi hoàn thành luận văn.
Dƣơng Nguyễn Chí Hùng
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ......................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ...................................................................3
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................4
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................4
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................4
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................5
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................6
1.6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................6
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.............................9
2.1. Một số khái niệm..............................................................................................9
2.1.1. Khái niệm nông nghiệp, nông dân và nông thôn .............................................9
2.1.2. Khái niệm về tín dụng....................................................................................10
2.1.3. Khái niệm về hoạt động cho vay nông nghiệp...............................................12
2.1.4. Khái niệm về khả năng trả nợ của khách hàng ..............................................13
2.2. Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng
hạn ........................................................................................................................15
2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu ..........................................................................21
2.3.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................21
2.3.2. Mô hình nghiên cứu định lƣợng.....................................................................22
2.3.3. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................24
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................31
3.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................................31
3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu.........................................................................33
3.3 Phƣơng pháp chọn mẫu..................................................................................34
3.4. Dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................35
3.5. Phƣơng pháp phân tích số liệu .......................................................................35
3.5.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................36
3.5.2. Phân tích tƣơng quan......................................................................................36
3.5.3. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến..............................................................36
3.5.4. Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai của phần dƣ thay đổi ................................36
3.5.5. Phân tích kết quả hồi quy................................................................................37
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............39
4.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế của vùng nghiên cứu .......................39
4.2. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................41
4.2.1. Thực trạng cho vay nông dân tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp ..................41
4.2.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu......................................44
4.3. Phân tích tƣơng quan mô hình nghiên cứu.....................................................47
4.4. Kiểm định các giả thuyết hồi quy mô hình nghiên cứu .................................49
4.4.1 Kiểm định không có sự tự tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình
(không bị hiện tƣợng đa cộng tuyến) ........................................................................49
4.4.2. Kiểm định phƣơng sai của sai số không đổi (không bị hiện tƣợng phƣơng sai
thay đổi).....................................................................................................................50
4.5. Kết quả mô hình nghiên cứu khi áp dụng phƣơng pháp Probit (sau khi đã
khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi)..............................................................51
4.5.1. Kết quả mô hình hồi quy................................................................................51
4.5.2. Đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình ...................52
4.5.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình...............................................................53
4.5.4. Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình nghiên cứu ..................53
4.5.5. Thảo luận kết quả hồi quy...............................................................................53
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................60
5.1. Kết luận ..........................................................................................................60
5.2. Khuyến nghị ...................................................................................................61
5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC