Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ - trường hợp tại C.P Việt Nam :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
PREMIUM
Số trang
183
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1501

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ - trường hợp tại C.P Việt Nam :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ BÍCH NGỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NỘI BỘ -

TRƯỜNG HỢP TẠI C.P. VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã chuyên ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Thanh Trường, chữ ký:……………

Chủ tịch Hội đồng bảo vệ Luận văn thạc Sĩ, chữ ký:………………………………

Thư ký Hội đồng bảo vệ Luận văn thạc Sĩ, chữ ký:………………………………..

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường

Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 06 năm 2020

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. PGS.TS. Phạm Xuân Giang - Chủ tịch Hội đồng

2. TS. Nguyễn Thanh Lâm - Phản biện 1

3. TS. Bảo Trung - Phản biện 2

4. TS. Ngô Ngọc Minh - Ủy viên

5. TS. Lê Thị Kim Hoa - Thư ký

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA QTKD

TS. Nguyễn Thành Long

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Mai Thị Bích Ngọc MSHV: 17112201

Ngày, tháng, năm sinh: 22/09/1992 Nơi sinh: Nam Định

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã chuyên ngành: 8340101

I. TÊN ĐỀ TÀI:

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ - Trường hợp tại

C.P. Việt Nam

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định các nhân tố thực sự có ảnh hưởng

đến kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ - Trường hợp tại C.P. Việt Nam. Trên cơ

sở đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị cho công ty cổ phần chăn nuôi C.P.

Việt Nam nói chung và Phòng Truyền thông nói riêng nhằm làm tăng kết quả xây

dựng thương hiệu nội bộ, từ đó truyền thông mạnh mẽ ra bên ngoài.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 23/07/2019

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 23/01/2020

IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Văn Thanh Trường

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 …

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Nguyễn Văn Thanh Trường

TRƯỞNG KHOA/VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

TS. Nguyễn Thành Long

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

i

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đối với Quý Thầy Cô

của Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, đặc biệt là Quý Thầy Cô của Khoa

Quản trị kinh doanh và Phòng Quản lý Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi học tập.

Đặc biệt, tôi cũng xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Văn Thanh Trường đã nhiệt

tình hướng dẫn hướng dẫn tôi hoàn thành phần bài luận văn này. Cùng với lời cảm

ơn nồng hậu tới gia đình, bạn bè và các anh/chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện

cho tôi hoàn thành luận văn đúng thời hạn.

Trong quá trình học tập, cũng như là trong quá trình làm luận văn, khó tránh khỏi có

sai sót, rất mong Hội đồng xem xét bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận, biên dịch

các học thuyết tiếng Anh, cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khó có

thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội

đồng để cải thiện và hoàn thành tốt hơn trong tương lai.

Học viên

Mai Thị Bích Ngọc

ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng

thương hiệu nội bộ - trường hợp tại C.P. Việt Nam. Bằng việc dựa theo mô hình gốc

mà Sharma và Kamalanabhan (2012) đã phát triển, bao gồm cả khía cạnh ICC

(truyền thông nội bộ doanh nghiệp) liên quan đến kết quả xây dựng thương hiệu nội

bộ bao gồm nhận diện thương hiệu, lòng trung thành và cam kết của nhân viên.

Cùng với việc tham khảo nhiều nguồn nghiên cứu trong nước và nước ngoài, tác giả

đã xây dựng mô hình bao gồm 9 yếu tố: Tuyên bố giá trị doanh nghiệp; Thông điệp

về lợi ích của nhân viên; Biểu tượng nhận diện hình ảnh công ty; Tiêu chuẩn truyền

thông; Kênh thông tin công nghệ; Kênh thông tin phi công nghệ; Phản hồi của nhân

viên và lãnh đạo; Đào tạo truyền thông thương hiệu; Sự hài lòng trong truyền thông

nội bộ. Nghiên cứu thực hiện thông qua việc khảo sát thực tế với 350 cán bộ công

nhân viên thuộc các phòng ban tại trụ sở chính C.P. Việt Nam và nhà máy cám

Đồng Nai.

Thông qua nhiều bước phân tích cho thấy vẫn giữ được 8 biến độc lập quan trọng

được xác định là những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong truyền thông nội

bộ, qua đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ - trường

hợp tại C.P. Việt Nam.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một vài hàm ý quản trị dành cho công ty cổ

phần chăn nuôi C.P. Việt Nam nói chung và phòng truyền thông nói riêng như:

chuẩn hóa bộ nhận diện thương hiệu (biểu tượng hình ảnh), tiếp tục cải thiện và duy

trì chất lượng thông tin truyền thông, tìm hiểu những phản hồi của cán bộ công

nhân viên để cập nhật và cải thiện kịp thời… nhằm giúp công ty nhận được sự hài

lòng của cán bộ công nhân viên về công tác truyền thông nội bộ, giao tiếp, qua đó

truyền tải những giá trị thương hiệu đến khách hàng, nhanh chóng đạt được nhiều

lợi ích mục tiêu.

iii

ABSTRACT

The research project aims to identify factors affecting internal branding results - the

case in C.P. Vietnam. By following the original model that Sharma and

Kamalanabhan (2012) developed, including the ICC (Internal Corporate

Communication) aspect of internal branding results including brand identity,

employee loyalty and commitment. Along with referring to many domestic and

foreign research sources, the author has built a model including 10 elements:

Enterprise value statement; Messages about employee benefits; The image

recognizes the company image; Communication standards; Information technology

channel; Non-technological information channel; Staff’s feedback to leadership;

Leader’s feedback to employees; Training brand communication; Satisfaction in

communication. The study was conducted through a field survey of 350 officials

and employees in the departments at C.P Vietnam's headquarters. Vietnam and

Dong Nai Feed Factory.

Through many analytical steps, it is shown that there are still eight important

independent variables which are identified as factors that affect communication

satisfaction, thereby strongly affecting the results of internal branding - the case at

C.P. Vietnam. From the research results, the author has given some management

implications for C.P. Vietnam in general and the Communication Department in

particular.

From the research results, the author has given some management implications for

C.P. Vietnam in general and the Communication Department in particular, such as

standardizing the brand identity (image/symbols), continuing to improve and

maintain the quality of information and communication, and learning about the

feedback of workers, employees to update and improve in time... to help the

company receive the satisfaction of employees about, communication, thereby

conveying brand values to customers, quickly achieving gain many target benefits.

iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng thương

hiệu nội bộ - Trường hợp tại C.P. Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các thông tin đều được trích dẫn đầy đủ, minh bạch.

Học viên

Mai Thị Bích Ngọc

v

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1

1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu và khảo sát ................................................................. 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4

1.6 Tính mới của đề tài ........................................................................................ 5

Về phương diện thực tiễn ......................................................................................... 5

1.7 Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 7

2.1 Khái niệm cơ bản ........................................................................................... 7

2.1.1 Xây dựng thương hiệu nội bộ ........................................................................ 7

2.1.2 Truyền thông ................................................................................................. 9

2.1.3 Truyền thông nội bộ .................................................................................... 10

2.2 Mối liên hệ của sự ảnh hưởng truyền thông nội bộ đến kết quả xây dựng

thương hiệu nội bộ .................................................................................................... 13

2.3 Một số nghiên cứu trước đây về sự ảnh hưởng của công tác truyền thông

nội bộ đến kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ ...................................................... 14

2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ ........ 14

2.4.1 Tuyên bố giá trị doanh nghiệp..................................................................... 16

vi

2.4.2 Thông điệp về lợi ích của nhân viên ........................................................... 17

2.4.3 Biểu tượng nhận diện hình ảnh công ty ...................................................... 17

2.4.4 Tiêu chuẩn truyền thông .............................................................................. 18

2.4.5 Kênh thông tin công nghệ ........................................................................... 18

2.4.6 Kênh thông tin phi công nghệ ..................................................................... 19

2.4.7 Phản hồi của nhân viên và lãnh đạo ............................................................ 20

2.4.8 Đào tạo truyền thông thương hiệu ............................................................... 21

2.4.9 Sự hài lòng trong truyền thông .................................................................... 22

2.4.10 Kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ ......................................................... 25

2.5 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu............................................................... 28

2.5.1 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 28

2.5.2 Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 29

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 30

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 31

3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 31

3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 34

3.2.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................... 34

3.2.2 Nghiên cứu định lượng ................................................................................ 37

3.3 Xác định biến quan sát và mã hóa thang đo ................................................ 37

3.4 Mô tả dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu ............................................ 40

3.4.1 Công cụ thu thập dữ liệu ............................................................................. 40

3.4.2 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 41

3.4.3 Quy trình thu thập dữ liệu ........................................................................... 41

3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 42

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 47

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 48

4.1 Tổng quan về công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam ........................... 48

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 48

4.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh ...................................................................................... 48

4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ ............................................................................... 49

vii

4.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy ................................................................................ 50

4.1.5 Thực trạng các nhân tố tác động đến kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ

tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam ........................................................ 50

4.2 Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 54

4.2.1 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ......................................................... 54

4.2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ................................................. 57

4.3 Giá trị Mean của các nhân tố tác động đến kết quả xây dựng thương hiệu

nội bộ tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam ................................................ 96

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 99

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................... 100

5.1 Kết luận ...................................................................................................... 100

5.2 Một số hàm ý quản trị để cải thiện sự hài lòng trong truyền thông ........... 100

5.2.1 Đối với yếu tố biểu tượng nhận diện hình ảnh công ty ............................. 101

5.2.2 Đối với yếu tố đào tạo truyền thông thương hiệu ..................................... 103

5.2.3 Đối với yếu tố kênh thông tin công nghệ .................................................. 104

5.2.4 Đối với yếu tố phản hồi của nhân viên và lãnh đạo .................................. 105

5.2.5 Đối với yếu tố thông điệp về lợi ích của nhân viên .................................. 106

5.2.6 Đối với yếu tố tiêu chuẩn truyền thông ..................................................... 107

5.2.7 Đối với yếu tố tuyên bố giá trị doanh nghiệp ............................................ 108

5.2.8 Đối với yếu tố kênh thông tin phi công nghệ ............................................ 109

5.3 Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 110

5.3.1 Hạn chế nghiên cứu ................................................................................... 110

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................... 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 112

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 121

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .................................................... 169

viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Mô hình kết quả truyền thông nội bộ và thương hiệu nội bộ (Nguồn:

Chuyển thể từ Sharma và Kamalanabhan, 2012, trang 308) .................................... 24

Hình 2.2 Mô nghiên cứu (tác giả nghiên cứu và tổng hợp) ...................................... 29

Hình 3.1 Tiến trình nghiên cứu ................................................................................. 33

Hình 4.1 Cơ cấu mẫu theo tiêu chí giới tính ............................................................. 58

Hình 4.2 Cơ cấu mẫu theo tiêu chí độ tuổi ............................................................... 59

Hình 4.3 Cơ cấu mẫu theo tiêu chí chức vụ .............................................................. 60

Hình 4.4 Cơ cấu mẫu theo tiêu chí thu nhập ............................................................. 61

Hình 4.5 Mô hình sau kết quả phân tích EFA ........................................................... 75

Hình 4.6 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram ........................................... 94

Hình 4.7 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P – P Plot .......................................... 95

Hình 4.8 Biểu đồ Scatter Plot .................................................................................... 95

ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ ...... 15

Bảng 2.2 Giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả xây dựng thương

hiệu nội bộ ................................................................................................................. 28

Bảng 3.1 Biến quan sát và nguồn trích dẫn............................................................... 37

Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố độc lập

và phụ thuộc ảnh hưởng đến kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ (thang đo sơ bộ)

................................................................................................................................... 56

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của 08 thang đo độc lập .............................. 62

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy của yếu tố phụ thuộc .................................. 64

Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố độc lập

và phụ thuộc ảnh hưởng đến kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ ......................... 65

Bảng 4.5 Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett đối với thang đo của 08 yếu tố độc lập

................................................................................................................................... 66

Bảng 4.6 Ma trận nhân tố đã xoay khi phân tích EFA .............................................. 67

Bảng 4.7 Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett đối với thang đo của 08 yếu tố độc lập

(sau khi chạy lại lần 2) .............................................................................................. 68

Bảng 4.8 Ma trận nhân tố đã xoay khi phân tích EFA .............................................. 69

Bảng 4.9 Thành phần thang đo của 08 yếu tố độc lập và được mã hóa sau phân tích

EFA ........................................................................................................................... 70

Bảng 4.10 Chỉ số KMO, kiểm định Bartlett và ma trận nhân tố đối với thang đo của

yếu tố phụ thuộc ........................................................................................................ 73

Bảng 4.11 Chỉ số KMO, kiểm định Bartlett và ma trận nhân tố đối với thang đo của

yếu tố phụ thuộc ........................................................................................................ 74

Bảng 4.12 Giả thuyết nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu .............. 76

Bảng 4.13 Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập ....................... 78

Bảng 4.14 Hệ số xác định ......................................................................................... 79

Bảng 4.15 Hệ số xác định ......................................................................................... 80

Bảng 4.16 Phân tích phương sai của mô hình hồi quy 1........................................... 81

Bảng 4.17 Các hệ số hồi quy trong mô hình hồi quy 1 ............................................. 81

Bảng 4.18 Phân tích phương sai của mô hình hồi quy 2........................................... 82

Bảng 4.19 Các hệ số hồi quy trong mô hình hồi quy 2 ............................................. 82

Bảng 4.20 Kết quả phân tích kiểm định T – test đối với tiêu chí giới tính ............... 89

Bảng 4.21 Kết quả phân tích kiểm định Anova đối với tiêu chí độ tuổi................... 90

Bảng 4.22 Kết quả phân tích kiểm định Anova đối với tiêu chí chức vụ ................. 91

Bảng 4.23 Kết quả phân tích kiểm định Anova đối với tiêu chí thu nhập ................ 92

x

Bảng 4.24 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................................... 92

Bảng 4.25 Khoảng giá trị của thang đo và ý nghĩa ................................................... 96

Bảng 4.26 Điểm trung bình thang đo của các biến quan sát ..................................... 97

Bảng 5.1 Giá trị trung bình của thang đo và tỉ lệ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

độc lập đối với yếu tố phụ thuộc trong mô hình hồi quy ........................................ 101

xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CAS Communication audit survey questionnaire - Bảng câu hỏi khảo sát

thẩm định truyền thông

CSQ Communication satisfaction questionnaire - Bảng câu hỏi về sự hài

lòng trong truyền thông

CSR Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm với xã hội cộng đồng

ESR Employee Social Responsibility – Trách nhiệm với nhân viên

FDI Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ICC Internal Corporate Communication – Truyền thông nội bộ doanh

nghiệp

LAN Local Area Network - Mạng nội bộ

LTT Bảng câu hỏi thẩm định truyền thông tổ chức

OCQ Organizational communication questionnaire - Bảng câu hỏi truyền

thông trong tổ chức

OCA Organizational communication audit questionnaire - Bảng câu hỏi

thẩm định truyền thông tổ chức

1

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Kể từ khi “làn gió mới” FDI xuất hiện tại Việt Nam sau chính sách mở cửa năm

1986 kéo theo sự tăng trưởng kinh tế và doanh nghiệp chóng mặt trên khắp mọi

miền đất nước về trình độ dân trí, nhận thức và sự cải thiện đời sống của con dân

nước Việt. Điểm sáng lịch sử này sẽ vẫn là một câu chuyện “đã qua” nếu như chúng

ta chỉ mãi “ngủ vùi” trên vinh quang mà chưa khai phá và nhận định một số vấn đề

xung quanh nó. Ngoài việc khai thác mạnh mẽ về các góc độ kinh tế, học hỏi về các

kỹ thuật và kỹ năng cần thiết sau khi hội nhập quốc tế, chúng ta thường bỏ quên

một vài chi tiết được xem là “nhỏ vặt” từ những yếu tố về con người.

Chúng ta thật sự đã quên đặt dấu chấm hỏi cho những điều “phi thường” mà các

doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã thực hiện đối với con người Việt Nam. Người ta

thường nói “Để lấy tiền của người khác cho vào túi mình là chuyện dễ nhưng làm

sao để người khác đặt tiền vào túi mình mới là chuyện ngàn vạn khó khăn”, thế

nhưng những doanh nghiệp xa sứ đã làm được điều ấy, họ đã làm cho hàng triệu

người lao động gắn kết và trung thành với công ty không chỉ riêng về mặt lợi ích vật

chất, họ đã hòa nhập nền văn hóa “xứ người” vào nền văn hóa “xứ mình” một cách

nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cao về mặt tinh thần, giúp tác động tới ý chí

của người lao động để thực hiện mục tiêu chung của cả tổ chức. Có thể kể đến

những cái tên nổi danh với một nghệ thuật truyền thông nội bộ đẳng cấp như

SamSung, Unilever, Cocacola, Fujitsu, Taekwang Vina, Metro Cash & Carry, C.P.

Việt Nam…

Nhìn ra thế giới với cái nhìn khách quan trên khía cạnh kinh tế, chúng ta đều thấy

rằng mỗi doanh nghiệp tồn tại được cần có ít nhất ba đối tượng mục tiêu: khách

hàng, khách hàng tiềm năng và nhân viên. Ngoài ra đối với các công ty cổ phần lớn

hay các tập đoàn đầu tư đa quốc gia thì sẽ có thêm một số đối tượng quan trọng như

nhà đầu tư hay cổ đông. Chính vì thế, truyền thông nội bộ từ lâu đã trở thành chìa

khóa hữu hiệu để mở toang cánh cửa ngăn cách sự khác biệt, tạo lập, duy trì sự hiểu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!