Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng
PREMIUM
Số trang
168
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1454

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

0

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------------------------------------

TRẦN THỊ THANH NGÂN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC

CÔNG TY NGÀNH DẦU KHÍ NIÊM YẾT TRÊN THỊ

TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 7340201

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

0

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------------------------------------

TRẦN THỊ THANH NGÂN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC

CÔNG TY NGÀNH DẦU KHÍ NIÊM YẾT TRÊN THỊ

TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 7340201

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. VŨ THỊ ANH THƢ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

i

TÓM TẮT

Cơ sở để thực hiện nghiên cứu được dựa trên mục tiêu ban đầu là phân tích

các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành Dầu khí niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo phương pháp lấy mẫu có chủ đích, 39

công ty hoạt động trong lĩnh vực Dầu khí niêm yết liên tục ở cả ba sàn chứng khoán

tại thị trường Việt Nam là HOSE, HNX và UPCOM trong giai đoạn từ quý 3/2017

đến quý 1/2022 đã được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu. Mô hình ước lượng

được cấu thành từ một biến phụ thuộc là giá cổ phiếu (GIA) và chín biến độc lập là

các nhân tố vĩ mô và các nhân tố vi mô (hay còn gọi là các nhân tố về tài chính cơ

bản của doanh nghiệp), bao gồm: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), (2) Giá dầu

thế giới (GIADAU), (3) Lạm phát (LAMPHAT), (4) Tỷ giá USD/VND

(LNTYGIA), (5) Khối lượng giao dịch (LNVOL), (6) Quy mô doanh nghiệp

(SIZE), (7) Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), (8) Khả năng sinh lời (ROA) và (9)

Cấu trúc tài chính (D/E). Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp ước lượng mô hình

dữ liệu bảng là mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên

(REM), sau đó dùng kiểm định Hauman để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp.

Trước khi đưa ra kết luận cho bài nghiên cứu, tác giả cũng thực hiện kiểm định các

khuyết tật của mô hình hồi quy và khắc phục bằng mô hình bình phương bé nhỏ

nhất tổng quát khả thi (FGLS). Kết quả hồi quy chỉ ra rằng, giá cổ phiếu của các

công ty ngành Dầu khí thật sự bị ảnh hưởng bởi (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế, (2)

Giá dầu thế giới (GIADAU), (3) Khối lượng giao dịch (LNVOL), (4) Quy mô

doanh nghiệp (SIZE), (5) Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và (6) Cấu trúc tài

chính (D/E). Bên cạnh đó, nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng của Lạm phát

(LAMPHAT), Tỷ giá USD/VND (LNTYGIA) và Khả năng sinh lời (ROA) đến giá

cổ phiếu.

Từ khóa: Giá cổ phiếu, các nhân tố tác động, ngành Dầu khí, thị trường

chứng khoán, HOSE, HNX, UPCOM.

ii

ABSTRACT

The basis for conducting the research is based on the initial objective of

analyzing the factors affecting the stock prices of oil and gas companies listed on

the Vietnam stock market. According to the purposive sampling method, 39

companies in the oil and gas sector were listed continuously on all three stock

exchanges in the Vietnam market, namely HOSE, HNX and UPCOM from Q3/2017

to Q1/2022, selected to conduct the study. The estimation model is made up of one

dependent variable, the stock price (GIA), and nine independent variables, which

are macro factors and micro factors (also known as fundamental financial factors of

the company), including (1) Economic growth rate (GDP), (2) World oil price

(GIADAU), (3) Inflation (LAMPHAT), (4) USD/VND exchange rate (LNTYGIA),

(5) Trading volume (LNVOL), (6) Business size (SIZE), (7) Earnings per share

(EPS), (8) Profitability (ROA) and (9) Financial structure (D/E). The study uses two

methods of estimating panel data models, namely fixed effects model (FEM) and

random effects model (REM), then uses Hausman test to select a suitable regression

model. Before making conclusions for the study, the author also tests the defects of

the regression model and overcomes them with the feasible general least square

(FGLS). The regression results show that the stock prices of oil and gas companies

are affected by (1) Economic growth rate (GDP), (2) World oil price (GIADAU),

(3) Trading volume (LNVOL), (4) Business size (SIZE), (5) Earnings per share

(EPS) and (6) Financial structure (D/E). Besides, the study did not find the effects

of Inflation (LAMPHAT), USD/VND exchange rate (LNTYGIA), and Profitability

(ROA) on stock prices.

Keywords: Stock price, influencing factors, oil and gas industry, stock

market, HOSE, HNX, UPCOM.

iii

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả và được thực hiện

dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Anh Thư, kết quả nghiên cứu là trung thực,

trong đó không có nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người

khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.

Tác giả

Trần Thị Thanh Ngân

iv

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả lòng biết ơn, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng

viên hướng dẫn của mình, TS. Vũ Thị Anh Thư – người đã luôn quan tâm, nhiệt

tình hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của em trong quá trình thực hiện khóa

luận tốt nghiệp này.

Ngoài ra, để hoàn thành trọn vẹn khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời

cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí

Minh đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích cùng những

kinh nghiệm quý báu trong suốt những năm em được học tập và rèn luyện tại

Trường. Với vốn kiến thức này sẽ không chỉ là nền tảng quan trọng giúp ích được

trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này mà nó còn là hành trang giúp

em tự tin hơn khi tham gia vào thị trường lao động cùng với rất nhiều các bạn sinh

viên tài năng và giỏi giang khác.

Tuy nhiên, do kiến thức và khả năng lý luận còn nhiều hạn chế nên khóa luận

vẫn còn những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những đóng góp của

quý Thầy Cô giảng viên để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin kính chúc toàn thể quý Thầy Cô và Ban lãnh đạo cùng với

các phòng ban chức năng Trường Đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh luôn

dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống. Chúc

cho Trường Đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển vững

mạnh hơn trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn.

Tác giả

Trần Thị Thanh Ngân

v

MỤC LỤC

TÓM TẮT.................................................................................................................. i

ABSTRACT.............................................................................................................. ii

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iv

MỤC LỤC..................................................................................................................v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... vii

DANH MỤC BẢNG................................................................................................ ix

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................1

1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................4

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ...............................................................4

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .....................................................................4

1.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................5

1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................5

1.4.1. Đối tƣợng...................................................................................................5

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................5

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................5

1.5.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ............................................5

1.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................7

1.6. Đóng góp của nghiên cứu ...............................................................................7

1.7. Kết cấu của bài nghiên cứu............................................................................8

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

TRƢỚC ....................................................................................................................10

2.1. Khái quát về giá cổ phiếu .............................................................................10

2.2. Khái quát về ngành dầu khí.........................................................................14

2.3. Cơ sở lý thuyết về sự tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu.............16

2.4. Lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ....................................21

2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................22

vi

2.4.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ...................................................................26

2.4.3. Thảo luận các nghiên cứu trƣớc ...........................................................29

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................42

3.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................42

3.2. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................47

3.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu......................................................................58

3.4. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu...........................................................................63

3.4.1. Phân tích thống kê mô tả .......................................................................63

3.4.2. Phân tích mô hình hồi quy.....................................................................63

3.4.3. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp .................................................65

3.4.4. Kiểm định các vi phạm giả thiết mô hình hồi quy tuyến tính............66

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................71

4.1. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................71

4.1.1. Thống kê mô tả các biến ........................................................................71

4.1.2. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến ...................................................77

4.1.3. Lựa chọn mô hình hồi quy.....................................................................81

4.1.4. Kiểm định các khuyết tật của mô hình: ...............................................83

4.1.5. Khắc phục các khuyết tật mô hình .......................................................85

4.2. Thảo luận kết quả hồi quy............................................................................86

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................94

5.1. Kết luận..........................................................................................................94

5.2. Đề xuất khuyến nghị đối với các nhà đầu tƣ ..............................................96

5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo....................................................100

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104

PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH CÁC CÔNG TY NGÀNH DẦU KHÍ NIÊM YẾT

ĐƢỢC SỬ DỤNG LÀM MẪU NGHIÊN CỨU .................................................111

PHỤ LỤC 2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................................113

PHỤ LỤC 3. TRÍCH XUẤT KẾT QUẢ HỒI QUY ..........................................153

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa

HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

UPCOM Thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết

COVID – 19 Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính Sars – Cov – 2

GIA Giá cổ phiếu

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GIADAU Giá dầu thế giới

TYGIA Tỷ giá USD/VND

LAMPHAT Lạm phát

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

VOL Tổng khối lượng giao dịch

SIZE Quy mô doanh nghiệp

EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

D/E Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

VND/VNĐ Việt Nam đồng

USD Đô la Mỹ

VN – Index

Chỉ số giá chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán Thành phố

Hồ Chí Minh

OLS Mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất

FEM Mô hình tác động cố định

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên

FGLS Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

EMH Lý thuyết thị trường hiệu quả

APT Lý thuyết định giá chênh lệch giá

viii

CAPM Mô hình định giá tài sản vốn

OPEC+ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh

CTCP Công ty cổ phần

CK Chứng khoán

ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1 Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm phân tích sự tác động

của các nhân tố có ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu ...................................................34

Bảng 3. 1 Mô tả các biến nghiên cứu.....................................................................45

Bảng 3. 2 Mô tả nguồn các biến sử dụng ..............................................................61

Bảng 4. 1 Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu.......................................71

Bảng 4. 2 Kết quả kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến bằng ma trận tƣơng

quan tuyến tính giữa các cặp biến .........................................................................78

Bảng 4. 3 Kết quả kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến bằng nhân tử phóng đại

phƣơng sai VIF........................................................................................................80

Bảng 4. 4 Kết quả hồi quy mô hình ƣớc lƣợng bằng FEM và REM..................81

Bảng 4. 5 Kết quả kiểm định Hausman ................................................................83

Bảng 4. 6 Kết quả kiểm định khuyết tật phƣơng sai sai số thay đổi ..................84

Bảng 4. 7 Kết quả kiểm định khuyết tật tự tƣơng quan......................................84

Bảng 4. 8 Kết quả hồi quy theo mô hình FGLS ...................................................85

Bảng 5. 1 Tóm tắt kết quả của các giả thuyết nghiên cứu...................................94

Bảng PL - 1. Danh sách các công ty ngành Dầu khí niêm yết đƣợc sử dụng làm

mẫu nghiên cứu .....................................................................................................111

Bảng PL - 2 Dữ liệu nghiên cứu..........................................................................113

1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài

Thị trường vốn có một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc

gia (Husnan, 2005), bởi vì từ góc độ doanh nghiệp, sự tồn tại của thị trường vốn

giúp đáp ứng nhu cầu tài trợ dài hạn, trong khi từ góc độ của nhà đầu tư, nó là một

phương tiện để đầu tư vốn vào tất cả các lĩnh vực hoạt động đầu tư (Syarif, 2019).

Tuy nhiên, không giống với thị trường chứng khoán trưởng thành của các nước phát

triển, thị trường chứng khoán của các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bắt đầu có

sự phát triển nhanh chóng chỉ trong hai thập kỷ và được đặc trưng là thị trường

chứng khoán dễ biến động nhất (Engle & Rangel, 2005). Chính vì vậy, những thị

trường này có khả năng nhạy cảm với các yếu tố như sự thay đổi của mức độ hoạt

động kinh tế, sự thay đổi của môi trường chính trị và kinh tế quốc tế và cũng liên

quan đến sự thay đổi của các yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô khác.

Thị giá của cổ phiếu là yếu tố then chốt và là một trong những thông số

quan trọng nhất mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi đưa ra quyết định đầu tư.

Theo Fama (1970), Lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH) cho rằng giá của cổ phiếu

phải phản ánh tất cả các thông tin sẵn có liên quan đến cổ phiếu đó. Tuy nhiên, các

kết quả của nhiều nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã chứng minh lý thuyết EMH

là thật sự không hiệu quả, nghĩa là giá chứng khoán không thực sự phản ánh thực tế

của thị trường do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác đến giá cổ phiếu (Uddin & ctg.,

2013). Nói cách khác, khi thị trường là hiệu quả thì trong mọi thời điểm khác nhau

giá cổ phiếu sẽ bị tác động bởi các nhân tố khác nhau. Mặt khác, Fama & Schwert

(1977), Nelson (1976) và nhiều tác giả khác đã áp dụng thành công Lý thuyết thị

trường hiệu quả và khẳng định rằng các biến số kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến lợi

nhuận của cổ phiếu thông qua ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, Lý thuyết

định giá chênh lệch giá (APT) cũng cung cấp khung lý thuyết về mối liên hệ giữa

giá cổ phiếu và các biến số kinh tế vĩ mô. Lý thuyết này đã được sử dụng trong

những nghiên cứu của Chen & ctg. (1986), Fama (1981; 1990), Fama & French

(1991), Ferson & Harvey (1991) và họ chỉ ra rằng: chỉ số sản xuất công nghiệp,

2

thay đổi phần bù rủi ro và thay đổi lãi suất là các biến số vĩ mô có ảnh hưởng đến

giá cổ phiếu ở Mỹ. Như vậy, có thể giả định rằng, nếu các điều kiện kinh tế vĩ mô

của một quốc gia không ổn định, điều này có thể dẫn đến rủi ro quốc gia đó cao và

các nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào các công cụ tài chính có độ rủi ro cao như cổ

phiếu, mà thay vào đó họ sẽ đầu tư vào các công cụ đầu tư có mức thâm hụt thấp và

ổn định hơn như tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu,… Ngoài ra, Flannery &

Protopapadakis (2002) cũng cho rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô là chỉ tiêu quan trọng

nhất quyết định thu nhập từ chứng khoán, vì các yếu tố này có tác động đến dòng

tiền trong tương lai của xã hội.

Ngoài ra, giá cổ phiếu cũng phản ánh hiệu quả hoạt động của một công ty.

Nói cách khác, quyết định mua cổ phiếu của bất kỳ công ty nào của các nhà đầu tư

trên thị trường chứng khoán phụ thuộc vào cách họ nhìn nhận hoạt động của công ty

đó thông qua các chỉ số hoạt động cũng như năng lực hoặc sức khỏe của chính công

ty đó. Do đó, giá cổ phiếu cũng chịu ảnh hưởng bởi thông tin kế toán được trình bày

trên báo cáo tài chính. Một trong những nghiên cứu đầu tiên đã được thực hiện bởi

Ball & Brown (1968) trên thị trường chứng khoán New York cho thấy lợi nhuận

được công bố trên báo cáo tài chính có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Tại Việt Nam,

đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá chứng khoán

như Dung (2010), Hai và cộng sự (2015) và Nguyễn Thị Khánh Phương (2016), tuy

nhiên các nghiên cứu này đều sử dụng các biến độc lập khác nhau và chủ yếu xem

xét đến tác động của giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, thu nhập trên mỗi cổ phiếu

lên giá cổ phiếu. Tuy nhiên, thông tin kế toán trên báo cáo tài chính cũng chứa đựng

những thông tin quan trọng như khả năng sinh lời, cơ cấu vốn, quy mô của doanh

nghiệp, hệ số thanh toán hiện hành, vòng quay các khoản phải thu có thể ảnh hưởng

đến giá cổ phiếu (Hung, 2018).

Tóm lại, các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu có thể được nhìn nhận từ

góc độ kinh tế vĩ mô và vi mô. Trong đó, các nhân tố kinh tế vĩ mô bao gồm chính

trị, điều kiện kinh tế chung – nghĩa là nền kinh tế đang hoạt động như thế nào, các

quy định của chính phủ,.... Sau đó, có thể có các nhân tố khác như điều kiện cung

3

và cầu có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của công ty và tất nhiên, hiệu quả hoạt

động của công ty đối với ngành và các công ty khác trong ngành. Như vậy, thông

qua việc nghiên cứu các nhân tố đó, các nhà đầu tư sẽ đưa ra được các dự báo về

diễn biến giá chứng khoán trong tương lai, từ đó có thể xây dựng được các chiến

lược đầu tư cụ thể trong từng giai đoạn.

Tính đến nay, đã có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới xem xét về các

nhân tố ảnh hưởng đến giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tuy

nhiên, các nghiên cứu ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế vì hầu hết các nghiên cứu

trước chỉ tập trung sử dụng dữ liệu của toàn bộ thị trường chứng khoán mà không

xem xét cụ thể đến từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, do tùy vào đặc thù của từng

ngành nghề mà các nhân tố cũng có sự tác động khác nhau. Như vậy, các kết quả

nghiên cứu ấy chỉ có thể mang tính đại diện cho toàn bộ thị trường, nên không thể

sử dụng chung cho toàn bộ các lĩnh vực trong nền kinh tế.

Đối với Việt Nam, năng lượng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính phủ đã nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng

quốc gia và cung cấp đủ năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhu cầu sử

dụng năng lượng của Việt Nam đang tăng nhanh, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí cần

vốn đầu tư lớn, nếu chỉ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì không thể đáp ứng

được. Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng có thể giúp các

công ty Dầu khí huy động vốn để đầu tư vào các dự án lớn, nhưng mức độ hấp dẫn

của cổ phiếu các công ty thuộc nhóm ngành này có thu hút được các nhà đầu tư?

Trong những năm gần đây, mặc cho diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID – 19,

nền kinh tế Việt Nam luôn đạt được con số tăng trưởng đáng khích lệ, trong khi các

nước khác trong khu vực có mức tăng trưởng kinh tế không mấy khả quan. Đây

được xem là một trong những điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam có thể đạt được

mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, trong

đó ngành Dầu khí đang là một trong những trụ cột phát triển kinh tế của Việt Nam,

đóng vai trò vừa là nguồn cung cấp các nguồn năng lượng vừa là nhân tố không thể

thiếu cho sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, nó đóng góp chủ yếu vào an ninh

4

năng lượng, xuất khẩu, thu nhập nước ngoài và ngân sách quốc gia, thúc đẩy công

nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội nói chung. Do đó, lĩnh vực này đã có thể giúp nền

kinh tế Việt Nam giảm bớt tình trạng hỗn loạn và kém hiệu quả trong hoạt động,

giúp Việt Nam có mặt trong danh sách các nước có thu nhập trung bình. Hơn nữa,

các hoạt động thượng nguồn của ngành củng cố chủ quyền quốc gia. Qua đó, với

bài nghiên cứu này tác giả đã lựa chọn cổ phiếu ngành Dầu khí là vấn đề cần được

phân tích và nhận xét.

Xuất phát từ lý thuyết và thực tiễn trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài:

“CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY

NGÀNH DẦU KHÍ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM” làm nội dung cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Kết quả của nghiên

cứu sẽ bổ sung những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố có khả năng ảnh

hưởng đến giá cổ phiếu ngành Dầu khí trong điều kiện thị trường chứng khoán mới

nổi và góp phần giúp các nhà đầu tư có những hành vi đầu tư hợp lý hơn. Đây là

yếu tố quan trọng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển một cách ổn

định và bền vững hơn. Nghiên cứu cũng nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các

nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng để xem xét các yếu tố này trước khi giao dịch và

rót vốn vào thị trường chứng khoán để tránh bị thiệt hại không mong muốn bởi sự

biến động của các nhân tố này. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu còn có thể được

dùng để định hướng thiết kế cho các nhà đầu tư tài chính trong công tác xúc tiến,

thu hút đầu tư một cách khoa học và làm cơ sở đề xuất cho các nghiên cứu khoa học

mang tính tương đương trong lĩnh vực tài chính.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Bài khóa luận tốt nghiệp được thực hiện với mục đích phân tích các nhân tố

ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành Dầu khí được niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam.

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Nghiên cứu này cần tập trung vào những mục tiêu sau:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!