Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của Cán bộ, nhân viên tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh / Nguyễn Thị Mỹ Yên ; Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MỸ YÊN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MỸ YÊN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của
cán bộ nhân viên tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh” là công trình
nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc.
Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan
rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào.
Người viết cam đoan
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, bên cạnh sự nỗ lực trong quá trình nghiên cứu của bản thân
cùng hướng dẫn tận tâm của giảng viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Hoàng Vĩnh
Lộc; tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của Thầy Cô, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân trong gia đình, đến giờ phút này, luận văn “Các nhân tố ảnh
hưởng đến động lực làm việc của cán bộ nhân viên tại trường Đại học Ngân hàng TP.
Hồ Chí Minh” đã hoàn thành. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người đã đồng
hành, giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Lời đầu tiên, tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Hoàng
Vĩnh Lộc với vai trò người hướng dẫn khoa học; Thầy đã hết lòng hướng dẫn, động
viên và đưa ra những góp quý giá trong quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận
văn này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô trường Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, giúp đỡ và tận tình truyền đạt kiến thức trong
quá trình học tập tại trường để tôi có cơ sở, nền tảng áp dụng vào thực tiễn cũng như
thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu
trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn
thành khóa học này.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trả lời các bảng khảo sát, góp phần hoàn
thành bài luận văn của tôi.
Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân cùng hướng dẫn tận tâm của giảng viên hướng
dẫn khoa học luận văn đã hoàn thành, tuy nhiên do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn
chế, luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ Quý Thầy, Cô.
Tôi chân thành cảm ơn!
Người viết lời cảm ơn
iii
TÓM TẮT
1. Tên đề tài
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ nhân viên tại trường Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
2. Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là khảo sát động lực làm việc hiện tại của cán bộ
nhân viên trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở lý thuyết về động lực làm việc, các học thuyết có liên quan kết hợp việc tìm
hiểu các nghiên cứu trước trong và ngoài nước về động lực làm việc của người lao
động tại nhiều lĩnh vực khác nhau, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ nhân viên tại trường Đại học Ngân
hàng TP. Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân
tích hồi quy, tác giả đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của
cán bộ nhân viên tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh bao gồm: (1) Bản
chất công việc; (2) Điều kiện làm việc (3) Cấp trên; (4) Đồng nghiệp; (5) Thu nhập.
Đồng thời, tác giả đã ước lượng mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến
động lực làm việc của cán bộ nhân viên tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh, trong đó: nhân tố “bản chất công việc” có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.246
ảnh hưởng mạnh nhất, kế đến nhân tố “điều kiện làm việc” có hệ số hồi quy chuẩn hóa
β = 1.87 có ảnh hưởng mạnh thứ hai, nhân tố “Cấp trên” có hệ số hồi quy chuẩn hóa β
= 1.53 có ảnh hưởng mạnh thứ ba, nhân tố “Đồng nghiệp” có hệ số hồi quy chuẩn hóa
β = 1.51 có ảnh hưởng mạnh thứ tư và cuối cùng nhân tố “thu nhập” có hệ số hồi quy
chuẩn hóa β = 1.48 có ảnh hưởng mạnh thứ năm đến động lực làm việc của cán bộ
nhân viên tại ĐHNH. Dựa vào kết quả đạt được đề xuất những giải pháp giúp gia tăng
động lực làm việc cho cán bộ nhân viên của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh.
3. Từ khóa
Động lực làm việc, nhân viên, nhân tố ảnh hưởng….
iv
ABSTRACT SUMMARY
1. Title
Factors affecting the work motivation of employees at the University of Banking Ho
Chi Minh City.
2. Abstract
The main research objective of the topic is to survey the current working motivation of
employees at the University of Banking Ho Chi Minh City.
Based on the theory of work motivation and relevant theories, combining with the
study of previous domestic and foreign studies on work motivation of workers in many
different fields. The author has built a research model on factors affecting the work
motivation of employees at the University of Banking in Ho Chi Minh City. By the
method of factor analysis to explore EFA and regression analysis, the author has
identified 5 factors that affect staff motivation at the University of Banking City. Ho
Chi Minh City includes: (1) The nature of work; (2) Working conditions; (3) Relations
with superiors; (4) Relationships with colleagues; (5) Income. At the same time, the
author has estimated the impact level of each factor affecting the work motivation of
staff at the University of Banking Ho Chi Minh City, in which: the factor "nature of
work" has a standardized regression coefficient β = 0.246 has the strongest influence;
Next, the factor "working conditions" with a standardized regression coefficient β =
1.87 has the second strongest impact. The factor "support from above" has a
normalized regression coefficient β = 1.53 has the third strongest influence, the factor
"co-worker relationship" with standardized regression coefficient β = 1.51 has the
fourth strongest influence, and finally the factor "income" has a standardized
regression coefficient β = 1.48 has the fifth strongest influence on the work motivation
of employees at the University of Banking Ho Chi Minh City. Based on the results are
being output the things are help family grow your effect to the management at the
University of Banking Ho Chi Minh City.
3. Keywords
Work motivation, employees, influencing factors….
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu Diễn giải
1 ĐHNH Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
2 EFA Phân tích nhân tố khám phá
3 KMO Hệ số Kaiser-Meyer-Lokin
4 OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc .............................25
Bảng 3.1: Tóm tắt kết quả thảo luận nhóm ...................................................................33
Bảng 3.2: Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu .........................................35
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................44
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bản chất công việc ..........................46
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo thu nhập ..........................................47
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cấp trên ..........................................47
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Đồng nghiệp ...................................48
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo cơ hội học tập và thăng tiến............48
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo điều kiện làm việc...........................49
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo động lực làm việc ...........................50
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến động lực
làm việc của cán bộ nhân viên.......................................................................................50
Bảng 4.10: Kết quả khám phá nhân tố EFA lần 3.........................................................52
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha sau EFA ..........................................53
Bảng 4.12: Kết quả khám phá thang đo phụ thuộc .......................................................53
Bảng 4.13: Ma trận hệ số tương quan Pearson..............................................................54
Bảng 4.14: Hệ số xác định mức độ phù hợp của mô hình (Model Summaryb
).............55
Bảng 4.15: Kết quả ANOVA về sự phù hợp của phân tích hồi quy .............................56
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy tuyến tính bội(Coefficientsa
)............................................56
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo giới tính.......................59
Bảng 4.18: Kết quả phân tích ANOVA theo giới tính ..................................................60
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo đơn vị công tác............60
Bảng 4.20: Kiểm định Robust tests...............................................................................60
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo nhóm tuổi....................60
Bảng 4.22: Kết quả phân tích ANOVA theo nhóm tuổi ...............................................61
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo trình độ học vấn ..........61
Bảng 4.24: Kết quả phân tích ANOVA theo trình độ học vấn......................................61
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo thu nhập ......................62
Bảng 4.26: Kết quả phân tích ANOVA theo thu nhập..................................................62
vii
Bảng 4.27: Kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo thời gian công tác........62
Bảng 4.28: Kết quả kiểm định Robust tests ..................................................................62
Bảng 4.29: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................63
Bảng 5.1: Giá trị trung bình thang đo nhân tố bản chất công việc................................70
Bảng 5.2: Giá trị trung bình thang đo nhân tố điều kiện làm việc ................................71
Bảng 5.3: Giá trị trung bình thang đo nhân tố Cấp trên ................................................71
Bảng 5.4: Giá trị trung bình thang đo nhân tố Đồng nghiệp.........................................73
Bảng 5.5: Giá trị trung bình thang đo thu nhập.............................................................74
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Hình 2.1: Hệ thống nhu cầu của Maslow (1970-1990).................................................14
Hình 2.2: Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959).......................................................16
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Kovach (1987).......................................................20
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Yumiko Taguchi (2015)........................................21
Hình 2.7: Mô hình nghiên của Huỳnh Thị Hồng Châu (2017) .....................................22
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................29
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................31
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố tần số của phần dư chuẩn hóa ............................................58
Hình 4.2: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot................................................58
Hình 4.3: Biểu đồ Scatter Plot.......................................................................................59
ix
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
ABSTRACT SUMMARY..............................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH........................................................................ viii
MỤC LỤC......................................................................................................................ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát..........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................3
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3
1.6. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................4
1.7. Đóng góp của đề tài...............................................................................................5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU ................................................................................................................8
2.1. Tổng quan về động lực làm việc ...........................................................................8
2.1.1. Khái niệm về động lực làm việc .....................................................................8
2.1.2. Vai trò của động lực làm việc.......................................................................10
2.2. Các học thuyết liên quan động lực làm việc .......................................................13
2.2.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow .........................................................13
x
2.2.2. Thuyết ERG của Clayton Alderfer (Alderfer's ERG Theory)......................15
2.2.3. Thuyết hai nhân tố của Herzberg (Herzberg's Two-Factor Theory) ............15
2.2.4. Thuyết nhu cầu thúc đẩy của David McClelland .........................................16
2.2.5. Thuyết kỳ vọng (Expectancy theory) của Vroom ........................................17
2.2.6 Thuyết thiết lập mục tiêu (Goal Setting Theory) của Edwin Locke..............18
2.2.7. Thuyết công bằng (Equity theory) của Adams.............................................19
2.3. Các nghiên cứu về động lực làm việc .................................................................20
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..........................................................................20
2.3.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................21
2.3.3. Bảng tổng hợp các mô hình nghiên cứu .......................................................24
2.4. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc .....................................26
2.4.1. Định nghĩa các nhân tố .................................................................................26
2.4.1.1. Bản chất công việc.....................................................................................26
2.4.1.2. Điều kiện làm việc .....................................................................................26
2.4.1.3. Thu nhập ....................................................................................................26
2.4.1.4. Đồng nghiệp...............................................................................................27
2.4.1.5. Cấp trên .....................................................................................................27
2.4.1.6. Cơ hội học tập và thăng tiến......................................................................27
2.4.1.7. Động lực làm việc ......................................................................................28
2.4.1.8. Đặc điểm cá nhân ......................................................................................28
2.4.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu.........................................................................28
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................31
3.1. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................31
3.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................31
3.2.1. Nghiên cứu định tính ....................................................................................32
3.2.1. Nghiên cứu định lượng .................................................................................34
3.3. XÂY DỰNG MẪU NGHIÊN CỨU...................................................................34
3.3.1. Đối tượng khảo sát........................................................................................34