Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Đoàn Thị Cẩm Thư ; Lê Hoàng Vinh người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------
ĐOÀN THỊ CẨM THƢ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------
ĐOÀN THỊ CẨM THƢ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 340201
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HOÀNG VINH
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
i
TÓM TẮT
------------------------------
Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ (CTKHN)
của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Mẫu
nghiên cứu bao gồm 542 công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai
đoạn 2014-2018, nghiên cứu đƣợc tiến hành với dữ liệu bảng cân bằng, thu thập từ
báo cáo tài chính (BCTC) năm hợp nhất đã đƣợc kiểm toán. Dựa vào cơ sở lý
thuyết về CTKHN của công ty và các lý thuyết cơ sở (lý thuyết tín hiệu và rủi ro
thanh khoản, lý thuyết phù hợp, lý thuyết cân bằng, lý thuyết chi phí đại diện và lý
thuyết dựa trên thuế) cùng với tổng quan về kết quả nghiên cứu thực nghiệm liên
quan (nghiên cứu nƣớc ngoài và trong nƣớc), luận văn đã xây dựng nên giả thuyết
nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu và
trả lời câu hỏi nghiên cứu đã đƣa ra.
Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy, CTKHN của công ty niêm yết
Việt Nam chịu ảnh của các nhân tố nội tại bên trong công ty, bao gồm: Quy mô
công ty ở dạng hồi quy tuyến tính, quy mô công ty ở dạng hồi quy phi tuyến, tỷ lệ
nợ, lợi nhuận, tính thanh khoản, tài sản hữu hình và kỳ hạn của tài sản. Kết quả cho
thấy, kỳ hạn của tài sản là nhân tố có tác động mạnh nhất đến CTKHN của công ty.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện ra một bằng chứng mới về sự tác động của quy
mô công ty ở dạng hồi quy phi tuyến đến kỳ hạn nợ của công ty.
ii
LỜI CAM ĐOAN
-------------------------------------
Tôi là Đoàn Thị Cẩm Thƣ xin cam đoan đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
cấu trúc kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc hoàn thành từ quá trình làm
việc nghiêm túc dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Lê Hoàng Vinh.
Luận văn này chƣa từng trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng
đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc
các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 22 tháng 04 năm 2020
Học viên thực hiện
Đoàn Thị Cẩm Thƣ
iii
LỜI CẢM ƠN
-----------------------------------
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ
Chí Minh đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc có cơ hội tham
gia lớp cao học, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của Trƣờng. Đồng thời, tôi
chân thành cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến
thức cho tôi, cũng nhƣ các Thầy Cô quản lý thuộc khoa Sau đại học trong suốt
thời gian tham gia lớp học. Kính chúc toàn thể giảng viên Nhà trƣờng có sức khỏe
dồi dào để tiếp tục sự nghiệp trồng ngƣời cho các thế hệ tiếp theo một cách hiệu quả
nhất.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê
Hoàng Vinh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, truyền đạt các kiến thức, các kinh
nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể
hoàn thành tốt luận văn này.
Kính chúc sức khỏe và thành công tất cả mọi ngƣời!
Học viên thực hiện
Đoàn Thị Cẩm Thƣ
iv
MỤC LỤC
---------------------------------
TÓM TẮT................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ iii
MỤC LỤC.............................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................... ix
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................... 4
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 4
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................ 5
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................ 5
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 6
1.6. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU............................................................................. 7
1.7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI........................................................................... 8
1.8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................. 9
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .................................................................................... 10
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM..... 11
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................. 11
2.1.1. Khái niệm cấu trúc kỳ hạn nợ của công ty .............................................. 11
2.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của công ty ................... 12
2.1.2.1. Lý thuyết tín hiệu và rủi ro thanh khoản (Signalling Theory & Liquidity
risk).................................................................................................................... 13
2.1.2.2. Lý thuyết sự phù hợp (The Matching Theory) ...................................... 16
2.1.2.3. Lý thuyết đánh đổi (Trade Off Theory)................................................. 18
v
2.1.2.4. Lý thuyết chi phí đại diện (The Agency Cost Theory) .......................... 18
2.1.2.5. Lý thuyết dựa trên thuế (The Tax-Based Theory)................................. 20
2.2. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ............................................................................21
2.3. THẢO LUẬN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ XÁC ĐỊNH
KHE HỞ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 33
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .................................................................................... 38
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 39
3.1. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................... 39
3.2. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................................... 39
3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................................................................... 47
3.4. PHƢƠNG PHÁP ƢỚC LƢỢNG............................................................... 53
3.5. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU.............................................. 54
3.6. CÁC BƢỚC PHÂN TÍCH DỮ LIỆU........................................................ 55
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .................................................................................... 55
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................... 56
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN.............................................................. 56
4.2. MA TRẬN HỆ SỐ TƢƠNG QUAN VÀ KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN
.............................................................................................................................. 59
4.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY.......................................................... 62
4.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................. 64
4.4.1. Kiểm định Breusch – Pagan Lagrange Multiplier (LM) ......................... 64
4.4.2. Kiểm định thừa biến (Redundant Fixed Effects Tests) ........................... 65
4.4.3. Kiểm định Hausman ................................................................................ 65
4.5. KHẮC PHỤC CÁC KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..67
4.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................ 69
TÓM TẮT CHƢƠNG 4..................................................................................... 74
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ..................................... 76
5.1. KẾT LUẬN.................................................................................................. 76
5.2. GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ............................................................................ 77
5.2.1. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp .................................................... 77
5.2.2. Đối với cơ quan Nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng ...........................................79
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP ....................................... 80
vi
5.3.1. Hạn chế của luận văn............................................................................... 80
5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 81
TÓM TẮT CHƢƠNG 5..................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 83
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 91
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
---------------------------------------------------
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
BCTC Báo cáo tài chính
CTCP Công ty Cổ phần
CTKHN Cấu trúc kỳ hạn nợ
DN Doanh nghiệp
DV Dịch vụ
HNX
Hanoi Stock Exchange
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
HOSE
Ho Chi Minh Stock Exchange
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
NPV
Net Present Value
Giá trị hiện tại thuần
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa
TM Thƣơng mại
TP Thành phố
TSCĐ Tài sản cố định
TTCK Thị trƣờng chứng khoán
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
-------------------------------------------------
Bảng 2.1: Tóm tắt các lý thuyết........................................................................... 21
Bảng 2.2: Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài…………………...23
Bảng 2.3: Lƣợc khảo các yếu tố ảnh hƣởng đến CTKHN theo các nghiên cứu thực
nghiệm.................................................................................................................. 33
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu ....................................... 49
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .......................... 56
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tƣơng quan và kiểm định đa cộng tuyến ...................... 59
Bảng 4.3: Kết quả hệ số phóng đại phƣơng sai................................................... 61
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng Pooled OLS,
FEM, REM .......................................................................................................... 62
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Langrange multiplier (LM) – Mô hình tác động ngẫu
nhiên REM ........................................................................................................... 64
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Redundant Fixed Effects – Mô hình tác động cố định
FEM...................................................................................................................... 65
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Hausman............................................................... 65
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phƣơng sai thay đổi.............................................. 66
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp GLS ............................................ 67
ix
DANH MỤC HÌNH
------------------------------------------
Hình 1.1: Sơ đồ nghiên cứu.....................................................................................7
Hình 4.1: Quan hệ phi tuyến giữa quy mô công ty với CTKHN.. ........................ 70
1
Chƣơng 1:
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bất kỳ doanh nghiệp (DN) nào muốn đi vào hoạt động đòi hỏi phải có vốn. Vốn
là điều kiện không thể thiếu khi bắt đầu thành lập DN và tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh. Nguồn vốn ấy có thể đƣợc hình thành từ vốn góp của cổ đông và từ nợ
vay. Trong đó, quyết định lựa chọn vốn từ nợ vay sẽ tùy thuộc vào kỳ hạn nợ vì nợ
đƣợc khấu trừ thuế và đại diện cho nguồn vốn có chi phí rẻ hơn so với vốn chủ sở hữu,
một sự thay đổi về tỷ lệ vay nợ sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của DN thay
đổi và dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thay đổi. Nợ là một khía cạnh quan trọng của cấu trúc
tài chính, nợ còn là công cụ kiểm soát những bất lợi và tăng lợi thế trong việc lựa chọn
kỳ hạn nợ (nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn). Do đó, việc đƣa ra một quyết định lựa chọn
kỳ hạn nợ tối ƣu sẽ giúp cho DN giảm thiểu đƣợc các rủi ro từ các nguồn tài trợ, có
đƣợc nhiều cơ hội, tăng tính minh bạch và cơ hội thông qua lá chắn thuế từ lãi vay.
CTKHN là một loại cấu trúc tài chính nợ phản ánh nợ dài hạn và nợ ngắn hạn
(Qiuyan, Qian và Jingjing, 2012). CTKHN là một trong những vấn đề liên quan đến
quyết định tài trợ của công ty, đây đƣợc xem là quyết định quan trọng của công ty
nhằm hạn chế rủi ro trong thanh khoản, giải quyết những mâu thuẫn trong vấn đề đại
diện, tăng tính linh hoạt trong hoạt động tài trợ và đầu tƣ, đặc biệt làm giảm chi phí
huy động vốn cũng nhƣ rủi ro hoàn trả (Nguyễn Thanh Nhã, 2018).
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã tác động tiêu cực đến hoạt động của
các DN và cả nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Một số nghiên cứu cho thấy,
các DN có hạn chế tài chính cao thì khi vay nhiều nợ ngắn hạn sẽ gặp rất nhiều khó
khăn liên quan đến khả năng thanh khoản khi khủng khoảng xảy ra (Duchin, 2010;
Vermoesen, Deloof và Laveren, 2013). Theo Deesomsak, Paudyal và Pescetto (2009)
cho rằng, khủng hoảng tài chính buộc các giám đốc phải quan tâm hơn đến việc xây
dựng một CTKHN phù hợp, vì nó giúp làm giảm chi phí tài trợ và tháo gỡ các hạn chế,
2
rủi ro về thanh khoản, giảm tình trạng bất cân xứng thông tin cũng nhƣ vấn đề chi phí
ngƣời đại diện giữa DN và nhà đầu tƣ.
Với nghiên cứu của Modigliani và Miler (1958) về lý thuyết cơ cấu vốn trong
quản lý tài chính DN đã làm rõ hơn về lựa chọn nguồn tài trợ của các DN. Tài chính
DN bao gồm tất cả các quyết định liên quan đến lĩnh vực tài chính của DN (quyết định
đầu tƣ, quyết định cổ tức và quyết định tài trợ), các quyết định này đƣợc nghiên cứu để
tìm ra những chính sách phát triển nhằm tối đa hóa giá trị của công ty. Trong đó, quyết
định đầu tƣ liên quan đến giá trị hiện tại ròng (NPV), rủi ro của dự án, dòng tiền và chi
phí sử dụng vốn của DN. Quyết định cổ tức tập trung ở số lƣợng và cách thức phân
chia cổ tức. Riêng các quyết định về tài trợ cho công ty có nhiều hƣớng nghiên cứu
chính: Nghiên cứu về nguồn tài trợ nợ, nghiên cứu về tỷ lệ nợ hoặc về CTKHN của
công ty. Đặc biệt, quyết định về CTKHN vừa có ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ vì
có sự thay đổi về chi phí sử dụng vốn, lại có ảnh hƣởng đến quyết định cổ tức thông
qua sự tác động lên dòng tiền. Chính vì thế, CTKHN luôn là vấn đề đƣợc nhiều nhà
quản trị DN quan tâm khi đƣa ra quyết định liên quan đến việc tài trợ nợ cho DN. Bởi
vì, thông qua đó nó có thể giúp công ty tránh đƣợc rủi ro thanh khoản bằng cách sắp
xếp cơ cấu kỳ hạn của tài sản với cơ cấu kỳ hạn nợ của công ty, giải quyết vấn đề đại
diện, cung cấp dấu hiệu về chất lƣợng các khoản thu nhập của công ty, đồng thời góp
phần tăng tính linh hoạt trong tài trợ, giảm chi phí huy động vốn và hạn chế rủi ro hoàn
trả (Cai, Fairchild và Guney, 2008).
Trong thời gian qua, đã có các công trình nghiên cứu trên thế giới sử dụng lý
thuyết cấu trúc vốn hiện đại để kiểm chứng và giải thích vì sao các công ty phải lựa
chọn CTKHN. Phần lớn các nghiên cứu về CTKHN đƣợc thực hiện ở các nƣớc phát
triển, ban đầu các nghiên cứu còn hạn chế, chỉ tập trung xem xét tác động của các nhân
tố bên trong nhƣ nghiên cứu của Brick và Ravid (1985), Barclay và Smith (1995),
Stohs và Mauer (1996), Teruel và Solano (2007) hoặc các nghiên cứu có sự ảnh hƣởng
đồng thời cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài công ty nhƣ nghiên cứu của
Demirguc – Kunt và Maksimovic (1999). Sau đó, nghiên cứu đƣợc lan rộng sang các
nƣớc có nền kinh tế đang phát triển nhƣ: Cai, Fairchild và Guney (2008), Stephan,
3
Talavera và Tsapin (2011), Fan, Titman và Twite (2012), Lemma và Negash (2012),
Wang, Sun và Lv (2010), Costa và ctg (2014), số lƣợng các nghiên cứu về quyết định
chọn lựa CTKHN của công ty đƣợc mở rộng hơn, qua đó giúp nâng cao sự hiểu biết về
những vấn đề phức tạp trong quyết định chọn lựa CTKHN của công ty. Hầu hết, các
nghiên cứu này dựa vào các lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn để giải thích các yếu tố
liên quan đến thuế, thông tin bất cân xứng và chi phí đại diện có tác động đến CTKHN.
Thời gian gần đây, các nghiên cứu về CTKHN của công ty trên thế giới đã có sự mở
rộng và phát triển hơn, không chỉ nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của các nhân tố bên
trong và nhân tố bên ngoài công ty đến CTKHN mà còn tìm ra bằng chứng để chứng tỏ
CTKHN của công ty là cấu trúc động, nghĩa là các công ty điều chỉnh CTKHN nhằm
giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn và dài hạn, điển hình là nghiên cứu
của Haijha và Akhlaghi (2012), Ozkan (2000), Antoniou, Guney và Paudyal (2002),
Deesomsak, Paudyal và Pescetto (2009), Terra (2011), Kleczyk (2012), Krich và Terra
(2012), Matues và Terra (2013). Bên cạnh đó, phạm vi nghiên cứu về CTKHN của
công ty ngày càng đƣợc mở rộng và đa dạng. Nếu nhƣ trƣớc đây, các tác giả tập trung
nghiên cứu về CTKHN tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhƣ: Anh, Mỹ trong
nghiên cứu của Ozkan (2000), Antoniou, Guney và Paudyal (2002) hay Barclay và
Smith (1995) thì nay các tác giả đã mở rộng nghiên cứu về CTKHN của công ty tại các
quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế mới nổi nhƣ nghiên cứu của Cai,
Fairchild và Guney (2008) tại Trung Quốc, Wang, Sun và Lv (2010) tại khu vực Châu
Á – Thái Bình Dƣơng, Deesomsak, Paudyal và Pescetto (2009) tại Nam Mỹ, Terra
(2011) tại Đông Âu, Matues và Terra (2013) tại Nam Phi…
Không đi cùng với xu hƣớng nghiên cứu của thế giới, là một nƣớc có nền kinh
tế đang phát triển, trong thời gian qua ở Việt Nam những nghiên cứu về tài chính DN
tập trung rất nhiều vào những vấn đề liên quan đến cấu trúc vốn của DN, phần lớn các
nhà nghiên cứu thƣờng quan tâm đến tỷ lệ nợ vay nhƣ nghiên cứu của Phạm Tiến Minh
và Nguyễn Tiến Dũng (2015), Lƣu Chí Cƣờng và Nguyễn Thu Hiền (2016)… Kết quả
của những nghiên cứu này cho thấy, các công ty niêm yết tại Việt Nam đa phần là sử
dụng nợ vay ngắn hạn kể cả các DN Nhà nƣớc đƣợc cổ phần hóa. Chính vì điều này, đã
4
làm cho công ty Việt Nam gặp nhiều rủi ro trong thanh khoản và rủi ro khi đƣa ra
quyết định tái đầu tƣ, tái tài trợ. Vì thế, để vay nợ dài hạn, để có một CTKHN phù hợp,
các công ty niêm yết Việt Nam cần phải làm gì? Đó là một câu hỏi mà tại Việt Nam
hiện chƣa nhận đƣợc nhiều sự quan tâm nghiên cứu từ các nhà khoa học, giới học
thuật. Điều đó có thể xem là một thiếu sót lớn, vô tình làm cho công ty gặp nhiều trở
ngại khi đƣa ra quyết định liên quan đến việc lựa chọn một CTKHN hợp lý cho quyết
định tài trợ và đầu tƣ của công ty.
Ngoài ra, ở Việt Nam các nghiên cứu về CTKHN thƣờng tập trung nghiên cứu
một ngành nhất định, chƣa thể đƣa ra cơ sở phù hợp cho việc lựa chọn CTKHN với
những nhóm ngành khác nhau. Với hạn chế về số lƣợng công trình nghiên cứu, cùng
với vai trò cực kỳ quan trọng của CTKHN đối với hoạt động của DN niêm yết hiện nay
tại Việt Nam, việc giải quyết và nghiên cứu sâu vấn đề này là thật sự cần thiết, nhằm
tìm ra những nhân tố có sự ảnh hƣởng đến CTKHN của công ty và có cơ sở để đƣa ra
những gợi ý phù hợp, kịp thời giúp cho công ty niêm yết hoạt động tốt hơn trong môi
trƣờng kinh tế hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên về tầm quan trọng và thực tiễn CTKHN của các
công ty niêm yết Việt Nam hiện nay cùng với sự ƣa thích và quan tâm của bản thân về
các vấn đề liên quan đến cấu trúc tài chính của DN, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân
tố ảnh hƣởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến
CTKHN của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Từ đó, gợi ý và khuyến nghị
cho nhà quản trị cơ sở đƣa ra quyết định lựa chọn CTKHN phù hợp, cũng nhƣ cung
cấp bằng chứng cho các chủ thể am hiểu có cơ sở lựa chọn CTKHN của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát nói trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên
cứu cụ thể nhƣ sau: