Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
7.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1142

Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ MỸ HẠNH

BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ TINH THẦN

DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

PHẠM THỊ MỸ HẠNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ KHÓA 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ MỸ HẠNH

BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ TINH THẦN

DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 8380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS ĐỖ VĂN ĐẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi

phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu của

riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Văn Đại,

đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu

tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả

Phạm Thị Mỹ Hạnh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ đƣợc viết tắt

BLDS Bộ luật Dân sự

BTTH Bồi thường thiệt hại

CISG Công ước Vienna về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980

Nghị quyết số

03/2006/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp

dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng

No. Number

PECL Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu

PICC Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế

TAND Tòa án nhân dân

Thành phố TP.

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

Vol. Volume

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................................3

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài......................................................7

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................8

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................9

6. Dự kiến điểm mới của đề tài ...........................................................................10

7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................10

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ

TINH THẦN DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG............................................................12

1.1. Khái niệm và đặc điểm của thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng 12

1.2. Chấp nhận trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do vi phạm

hợp đồng...............................................................................................................20

1.3. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do vi

phạm hợp đồng.....................................................................................................27

1.4. Mức bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng...................40

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................44

CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY

ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ

TINH THẦN DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG............................................................45

2.1. Chứng minh thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng.........................45

2.2. Các trƣờng hợp thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng đƣợc bồi

thƣờng ...................................................................................................................48

2.3. Hình thức bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng .........57

2.4. Mức bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng...................59

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................65

KẾT LUẬN..............................................................................................................67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................1

PHỤ LỤC...................................................................................................................1

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chế định pháp lý về hợp đồng đã tồn tại từ lâu trong pháp luật của mỗi quốc

gia (ví dụ: Bộ luật La Mã1

, Bộ luật Hammurabi2

). Trong quá trình thực hiện hợp

đồng, không ít các trường hợp không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện

không đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Theo đó, hợp đồng bị vi phạm tùy mức độ

khác nhau sẽ dẫn đến những thiệt hại vật chất hoặc tinh thần. Một cách hiển nhiên

rằng, khi hợp đồng bị vi phạm, các bên trong hợp đồng, thậm chí là bên thứ ba đều

mong muốn quyền và lợi ích hợp pháp của mình được bảo vệ.

Về mặt pháp lý, khoản 1 và khoản 3 Điều 361 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm

2015 quy định rằng “thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và

thiệt hại về tinh thần”, trong đó, thiệt hại về tinh thần phát sinh từ những tổn thất về

“tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của

một chủ thể”. Trước đây, BLDS năm 2005 cũng đã có quy định về “trách nhiệm bồi

thường bù đắp tổn thất về tinh thần” liên quan đến trách nhiệm dân sự tại Điều 307.

Tuy nhiên, phạm vi xác định những tổn thất tinh thần để làm căn cứ cho việc bồi

thường thiệt hại (BTTH) lại bị giới hạn đối với “tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân

phẩm, uy tín” (khoản 3 Điều 307 BLDS năm 2005). Có thể nhận định rằng, phạm vi

để xác định thiệt hại về tinh thần trong BLDS năm 2015 đã mở rộng hơn so với

BLDS năm 2005. Bởi vì các tổn thất về “tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,

uy tín” rất hạn chế để áp dụng xác định trách nhiệm BTTH về tinh thần trong lĩnh

vực hợp đồng.

Về mặt thực tiễn, với sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhu cầu về tinh thần của

con người ngày càng tăng, cụ thể hơn, đó có thể là các nhu cầu về việc cải thiện

hình thể, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu về sự thư giãn, giải tỏa căng thẳng,… Cũng vì

thế, có rất nhiều hợp đồng liên quan đến các lĩnh vực này được giao kết. Tuy nhiên,

rủi ro, vi phạm hợp đồng là vấn đề không thể tránh khỏi. Các quy định của pháp luật

đối với vấn đề liên quan đến BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng và thực tiễn

thực thi các quy định này trên thực tế còn chưa đa dạng, chưa phổ biến.

1 Nguyễn Ngọc Đào (1994), Luật La Mã, Nxb. Đại học Tổng hợp Hà Nội, tr. 87 - 158.

2 World Civilization, “Hammurabi’s Code”, Lumen Learning, https://courses.lumenlearning.com/suny-hccc￾worldcivilization/chapter/hammurabis-code/, truy cập ngày 25/11/2020.

2

Bên cạnh đó, pháp luật hợp đồng Việt Nam vẫn còn một số bất cập liên quan

đến BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng, cụ thể:

Một là, những bất cập liên quan đến các căn cứ và chứng minh thiệt hại về tinh

thần do vi phạm hợp đồng. Không phải bất kỳ loại hợp đồng nào khi bị vi phạm thì

bên vi phạm hợp đồng đều phải BTTH về tinh thần cho bên còn lại. Tuy nhiên, việc

chứng minh thiệt hại về tinh thần là hoàn toàn không dễ dàng. Bởi vì thiệt hại về

tinh thần theo quy định tại khoản 3 Điều 361 BLDS năm 2015 cần có sự “xâm

phạm” đối với tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và lợi ích nhân thân

khác của chủ thể. Trong khi đó, có những trường hợp đau khổ về tinh thần không là

hệ quả của tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, lợi ích nhân thân khác

bị xâm phạm. Hơn nữa, đối tượng hợp đồng rất đa dạng và chủ yếu là tài sản. Do

đó, quy định của pháp luật hiện hành sẽ tạo ra giới hạn về thiệt hại về tinh thần do

vi phạm hợp đồng.

Hai là, hình thức BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng về nguyên tắc tự

thỏa thuận. Tuy nhiên, Điều 419 BLDS năm 2015 (căn cứ gắn liền với BTTH về

tinh thần do vi phạm hợp đồng) chưa quy định phương thức BTTH về tinh thần

trong việc ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, hay hình thức BTTH về tinh thần là

bằng tiền hay tài sản hay một hình thức khác.

Ba là, theo quy định tại khoản 3 Điều 419 BLDS năm 2015 “mức bồi thường

do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”. Với quy định này, BLDS năm

2015 đã tạo ra một khúc mắc rằng có phải Tòa án có thể loại trừ sự thỏa thuận của

các bên về mức BTTH về tinh thần do hợp đồng bị vi phạm hay không? Bên cạnh

đó, câu hỏi cũng đặt ra rằng, có phải BLDS năm 2015 đã mở rộng thẩm quyền của

Tòa án về xác định mức BTTH về tinh thần hay không? Quy định tại khoản 3 Điều

419 BLDS năm 2015 một mặt tạo sự linh hoạt cho Tòa án trong việc xác định mức

BTTH về tinh thần, nhưng mặt khác lại tạo ra sự không thống nhất và gây ra sự khó

khăn khi Tòa án giải quyết vụ việc. Việc không quy định hạn mức, tiêu chí bồi

thường cũng có khả năng tạo ra sự lạm dụng và yêu cầu quá mức từ phía đương sự.

Vì những lý do trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Bồi thường thiệt hại

về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam” cho luận văn

tốt nghiệp của mình. Luận văn không những đưa ra những vấn đề cơ bản mà còn

cập nhật nội dung, tham khảo pháp luật một số quốc gia trên thế giới, tìm ra những

bất cập, vướng mắc nhằm đề xuất một số kiến nghị phù hợp góp phần hoàn thiện

quy định pháp luật dân sự Việt Nam về BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng.

3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

“Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự

Việt Nam” là một vấn đề đã được đặt ra từ giai đoạn ban hành và thực thi BLDS

năm 2005. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, tác giả nhận thấy rằng có rất ít

công trình nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên biệt đối với chủ đề này. Để thực hiện

đề tài, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu như sau:

- Thứ nhất, giáo trình, sách chuyên khảo

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Khoa Luật (2015), Giáo trình Pháp luật

kinh tế, Nguyễn Hợp Toàn, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân: Đây là một trong những

tài liệu cơ bản về lĩnh vực dân sự và kinh doanh thương mại. Trong đó, tại phần

trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự, các tác giả đã đề cập, phân tích

đối với “trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần”. Giáo trình đã đưa ra các căn cứ

để xác định trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng chưa

phân tích chi tiết mà chỉ đề cập một cách khái quát đối với trường hợp liên quan đến

tổn thất tinh thần và trách nhiệm BTTH cho tổn thất này.

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Hợp đồng

và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Đỗ Văn Đại, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật

gia Việt Nam: Đây là một trong những tài liệu pháp lý cơ bản, tại phần trách nhiệm

dân sự do vi phạm nghĩa vụ, giáo trình đã khái quát hóa các điều luật liên quan đến

trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng về các đặc điểm, căn cứ nguyên tắc bồi

thường. Nhưng giáo trình chưa đề cập chuyên sâu đối với bồi thường về tinh thần

trong trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng, nhất là đối với việc chứng minh tổn

thất tinh thần và xác định mức bồi thường.

Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học bộ luật dân sự

năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân:

Trong tài liệu này, hai tác giả đã bình luận Điều 361 và Điều 419 BLDS năm 2015

với nội dung liên quan đến thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần do vi phạm

hơp đồng. Theo đó, với Điều 361 BLDS năm 2015, hai tác giả đã nhận định rằng

“những tổn thất về tinh thần có thể là những tổn thất mà người bị thiệt hại phải

gánh chịu do sự đau đớn hoặc buồn rầu do tổn hại về sức khỏe hoặc do người thân

bị mất hoặc do các lợi ích nhân thân bị xâm hại”, “thiệt hại về tinh thần về nguyên

tắc là không tính toán được”. Ngoài ra, hai tác giả đã đưa ra căn cứ để xác định

“một khoản bù đắp” đối với thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khỏe, tính

mạng, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm trên cơ sở khoản 2 Điều 590, 591, 592

4

BLDS năm 2015 liên quan đến trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Đối với Điều

419 BLDS năm 2015, hai tác giả cũng dựa trên quan điểm của BLDS để khẳng định

vai trò của Tòa án trong việc xác định mức bồi thường. Nhận thấy rằng, tài liệu này

đã bước đầu khẳng định căn cứ BTTH về tinh thần, tuy nhiên, dựa trên đó, việc xác

định căn cứ và mức bồi thường vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án mà “không dựa

trên những căn cứ mà bên bị thiệt hại đưa ra”. Nhìn chung, quan điểm của hai tác

giả về căn cứ BTTH về tinh thần và việc xác định mức bồi thường còn chưa thống

nhất và cụ thể giữa Điều 361 và Điều 419 BLDS năm 2015.

Đỗ Văn Đại (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng

trong pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia: Nội dung liên quan đến trách

nhiệm BTTH về tinh thần do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng đã

được tác giả đồng tình. Theo tác giả, “các quy định về xác định thiệt hại ngoài hợp

đồng cũng nên được khai thác nếu việc xâm phạm này xuất phát từ việc không thực

hiện đúng hợp đồng” bằng cách đưa ra các vụ án thực tế và so sánh với pháp luật

thương mại. Tuy nhiên, tài liệu chưa được tác giả phân tích về căn cứ chứng minh

tổn thất tinh thần và mức BTTH.

Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự

năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Tại phần xử lý việc thực hiện

không đúng hợp đồng, tác giả đã đề cập, phân tích, bình luận về tổn thất tinh thần

được bồi thường. Nhưng tài liệu chưa đề cập sâu về căn cứ xác định mức BTTH đối

tổn thất tinh thần do vi phạm hợp đồng mà chỉ dừng lại ở việc đánh giá vai trò của

Tòa án trong việc đánh giá và xác định mức bồi thường.

Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam (Tập 2) – Bản án và Bình Luận

án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Về bồi thường tổn thất tinh thần do vi

phạm hợp đồng, tác giả đã dẫn chứng các sự việc cụ thể bằng các bản án và tham

khảo quy định của pháp luật nước ngoài, cụ thể là Pháp và Bộ Nguyên tắc châu Âu.

Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và có ý nghĩa trong việc thực hiện đề tài

dưới góc độ lý luận.

Lê Minh Hùng (2019), Sách tình huống – Pháp luật Hợp đồng và Bồi thường

thiệt hại về hợp đồng (Bình luận bản án), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam:

Tại Chương IV – Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ, tài liệu đã khẳng định

pháp luật dân sự về hợp đồng cũng cần phải “xác định thiệt hại về tinh thần do vi

phạm hợp đồng”; quyền của Tòa án trong việc giảm mức phạt vi phạm hợp đồng và

hạ mức BTTH theo Điều 7.4.13 Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại

5

quốc tế (PICC). Nhưng, tài liệu chưa đề cập cụ thể về căn cứ, trách nhiệm chứng

minh, mức bồi thường về tổn thất tinh thần do vi phạm hợp đồng.

- Thứ hai, Luận án, Luận văn, Khóa luận tốt nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học

Lê Thị Tuyết Hà (2016), Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương

mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội: Tác

giả làm rõ tổn thất tinh thần là thiệt hại được bồi thường theo quy định của BLDS

năm 2005, BLDS năm 2015, Công ước Vienna về mua bán hàng hóa quốc tế năm

1980 (CISG), riêng Luật Thương mại năm 2005 tại khoản 2 Điều 302 chỉ thừa nhận

thiệt hại là những “tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi

phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng”, do đó,

không bao gồm những tổn thất về tinh thần do vi phạm hợp đồng thương mại. Mặt

khác, công trình cũng đưa ra vấn đề về hình thức BTTH, theo nội dung nghiên cứu,

không nhất thiết là phải bằng tiền. Tác giả cũng đã có sự so sánh với pháp luật một

số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp,… và các văn bản pháp luật

quốc tế như CISG, Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng thương mại quốc tế bản

2010,…. Nhận thấy rằng, nội dung và các giải pháp pháp lý liên quan đến BTTH về

tinh thần do vi phạm hợp đồng của Luận án chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. Tuy

nhiên, công trình đã làm rõ được mối quan hệ giữa trách nhiệm BTTH về tinh thần

do vi phạm hợp đồng và phạt vi phạm hợp đồng, cũng như trong mối quan hệ với sự

thiện chí. Đây sẽ là tiền đề tham khảo cho quá trình thực hiện Luận văn.

Võ Phan Ngọc Lan (2017), Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo

quy định của Bộ luật Dân sự”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật

Thành phố Hồ Chí Minh: Với công trình nghiên cứu này, tác giả tiếp cận trách

nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần dưới hai khía cạnh của pháp luật hợp đồng

và BTTH ngoài hợp đồng. Theo đó, tác giả đã đưa ra căn cứ phát sinh trách nhiệm

BTTH về tinh thần, đề xuất một số giải pháp nhằm xác định mức BTTH nhưng vẫn

còn mang tính khái quát mà chưa cụ thể, rõ ràng. Hơn nữa, công trình chưa có sự so

sánh, phân tích với pháp luật nước ngoài để có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm

từ các hệ thống pháp luật có ý nghĩa trong việc đưa ra các kiến nghị không chỉ phù

hợp với các quan hệ xã hội Việt Nam mà còn phù hợp với các thông lệ quốc tế

nhưng chủ yếu vẫn trong lĩnh vực ngoài hợp đồng.

Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch

Thủy Tiên (2017), Bồi thường tổn thất tinh thần do vi phạm hợp đồng theo pháp

luật một số quốc gia trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Công trình

6

nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

Minh: Đây là công trình riêng biệt nhất nghiên cứu về trách nhiệm BTTH về tinh

thần do vi phạm hợp đồng bằng cách chỉ ra căn cứ xác định, đề xuất phương pháp

chứng minh tổn thất tinh thần và xác định mức BTTH. Hơn nữa, các tác giả cũng

nghiên cứu pháp luật một số quốc gia trên thế giới như Pháp, Nhật Bản và phân tích

một số bản án trong và ngoài nước. Tuy nhiên, công trình vẫn chưa thật sự thuyết

phục khi nhận định “trong Thông luật (như ở Anh, Hoa Kỳ, Canada,…), theo

nguyên tắc chung, luật hợp đồng không cho phép bồi thường cho những đau khổ về

tinh thần hay những mất mát vô hình khác với các lý do không có nguyên tắc cụ thể

nào”. Trên thực tế, Tòa án Tối cao Louisiana của Hoa Kỳ đã cho rằng có thiệt hại

về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong vụ việc Meador v. Toyota of Jefferson, Inc.

bằng cách diễn giải Điều 1934 (3) BLDS. Ngoài ra, những giải pháp được các tác

giả đưa ra chủ yếu vẫn mang tính định tính mà chưa đi sâu vào việc xác định được

mức bồi thường và phương thức BTTH.

Phạm Thị Phương Thảo (Trưởng nhóm) Nguyễn Thị Thảo An, Nguyễn Thị

Bích Chi, Trần Thu Hằng, Trương Tiểu Yến (2017), Đơn phương chấm dứt thực

hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015”, Công trình nghiên cứu

khoa học sinh viên cấp trường, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Một

mặt, các tác giả cũng khẳng định trách nhiệm BTTH về tinh thần trong trường hợp

bên đơn phương chấm dứt hợp đồng có lỗi, gây ra thiệt hại, và tồn tại mối quan hệ

nhân quả giữa hành vi và thiệt hại. Mặt khác, công trình chỉ đề cập đến loại tổn thất

này và trách nhiệm BTTH của tổn thất nhưng không nghiên cứu chuyên sâu. Và các

giải pháp pháp lý được các tác giả đưa ra chủ yếu vẫn tập trung vào căn cứ, hậu quả

vật chất (thiệt hại thực tế, phạt vi phạm hợp đồng) trong trường hợp đơn phương

chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự.

- Thứ ba, các bài báo, tạp chí chuyên ngành

Tareq Al-Tawil (2014), “Damages for Breach of Contract: Compensation,

Cost of Cure and Vindication”, Adelaide Law Review, Vol. 34: Trong bài viết, tác

giả đã đề cập quan điểm của Stephen A. Smith liên quan đến tổn thất vô hình.

Theo đó, uy tín, danh dự, cảm xúc bị tổn thương hoặc bất kỳ sự đau khổ về tinh

thần không phải là những tổn thất vô hình mà là những tổn thất hữu hình. Đối với

Smith, những tổn hại vô hình được hiểu là sự phá vỡ quan hệ tin cậy trên thực tế

hoặc tiềm năng về lòng tin của các bên trong hợp đồng.

7

David Pearce, Roger Halson (2007), “Damages for breach of contract:

compensation, restitution, and vindication”, Oxford Journal of Legal Studies, ISSN

1464-3820: Hai tác giả đã đưa ra những vấn đề cơ bản liên quan đến thiệt hại do vi

phạm hợp đồng, đó là trách nhiệm về bồi thường, đền bù và chứng minh thiệt hại.

Đối với những tổn thất về tinh thần, bài viết được hai tác giả viện dẫn vụ việc

Farley v. Skinner. Theo đó, không phải bất cứ một hợp đồng nào bị vi phạm thì yêu

cầu BTTH về tinh thần của bị đơn cũng được chấp nhận, mà ở đây, cả thiệt hại thực

tế và thiệt hại về tinh thần cần phải được xem xét.

Shannon Kathleen O’Byrne (2005), “Damages for Mental Distress and Other

Intangible Loss in a Breach of Contract Action”, Dalhousie Law Journal: Trong bài

viết, tác giả đã đề cập những trường hợp được BTTH về tinh thần do vi phạm hợp

đồng và những trường hợp không được BTTH về tinh thần thông qua các vụ việc

trên thực tiễn. Tác giả nhận định nguyên tắc chung trong hợp đồng là không phải

trong mọi trường hợp nguyên đơn đều được hưởng các khoản BTTH về tinh thần

hay các thiệt hại vô hình khác như sự khó chịu, buồn bã, thất vọng, lo lắng khi có

hành vi vi phạm. Theo tác giả, các trường hợp cho phép BTTH về tinh thần do vi

phạm hợp đồng bao gồm: BTTH khi hợp đồng là phi thương mại; BTTH nếu đó là

trường hợp thuộc một trong các ngoại lệ đã được đặt ra đối với nguyên tắc chung

của BTTH (nghỉ dưỡng, cưới hỏi, lao động, bảo hiểm, tài sản sang trọng (luxury

chattels), luật sư – khách hàng); BTTH dựa trên khả năng dự đoán đơn thuần.

Ngoài ra, còn có các tài liệu trên các trang thông tin, tạp chí điện tử về tổn thất

tinh thần và trách nhiệm BTTH về tổn thất tinh thần nhưng chủ yếu vẫn là trong

lĩnh vực kinh doanh, thương mại hoặc lĩnh vực BTTH ngoài hợp đồng. Hiện nay,

vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, phân tích và đánh giá một cách

toàn diện về “Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp

luật dân sự Việt Nam”.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với mong muốn tìm hiểu một cách chuyên sâu, độc lập

và toàn diện đối với thiệt hại về tinh thần và các nội dung liên quan đến BTTH về

tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam.

Ngoài phân tích những nội dung cơ bản về lý luận, tác giả cũng tìm hiểu thực

tiễn áp dụng, những hạn chế, khó khăn đối với trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi

phạm hợp đồng trong lĩnh vực pháp luật dân sự Việt Nam và nghiên cứu pháp luật

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!