Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
163
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1513

Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM HỒNG NHUNG

BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI KHOẢN LỢI

TRỰC TIẾP ĐÁNG LẼ ĐƢỢC HƢỞNG THEO

LUẬT THƢƠNG MẠI 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 02 - NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI KHOẢN LỢI

TRỰC TIẾP ĐÁNG LẼ ĐƢỢC HƢỞNG THEO

LUẬT THƢƠNG MẠI 2005

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phan Huy Hồng

Học viên: Phạm Hồng Nhung -Lớp Cao học Luật kinh tế - Khóa 32

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Những thông

tin, dữ liệu trong luận văn đã được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định ngoại trừ

những kết quả nghiên cứu do tôi tìm hiểu, phân tích và tổng hợp được.

Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Hồng Nhung

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ nguyên tắc UNIDROIT Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về Hợp đồng

thương mại quốc tế năm 2004 (PICC)

BLDS 2015 Bộ luật dân sự năm 2015

Công ước Viên 1980

(CISG)

Công ước của Liên hiệp quốc về Hợp đồng mua

bán hàng hóa quốc tế năm 1980 ( United

Nations Convention on Contracts for the

International Sale of Goods)

LTM 1997 Luật thương mại số 58/L-CTN ngày 10 tháng 5

năm 1997 (Luật thương mại năm 1997)

LTM 2005 Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14

tháng 06 năm 2005 (Luật thương mại 2005)

PLHĐKT 1989 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 09

năm 1989 (Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm

1989)

PECL Bộ nguyên tắc chung Châu Âu về hợp đồng

(The Principles of European Contract Law)

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu đề tài...............................................................................5

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................6

6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của luận văn..............6

7. Bố cục của luận văn ...........................................................................................7

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VÀ BỒI

THƢỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI KHOẢN LỢI TRỰC TIẾP ĐÁNG LẼ

ĐƢỢC HƢỞNG THEO LUẬT THƢƠNG MẠI 2005 ..........................................8

1.1 Khái niệm, nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại và bồi thƣờng thiệt hại đối với

khoản lợi trực tiếp đáng lẽ đƣợc hƣởng ..............................................................8

1.1.1 Khái niệm về bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối với khoản

lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng..........................................................................8

1.1.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ................................................................11

1.2 Phân loại thiệt hại đƣợc bồi thƣờng.............................................................13

1.2.1 Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp ...............................................................15

1.2.2 Khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng...................................................15

1.3 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với khoản lợi trực

tiếp đáng lẽ đƣợc hƣởng theo luật thƣơng mại 2005........................................18

1.3.1 Hành vi vi phạm hợp đồng ........................................................................20

1.3.2 Thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng ........................21

1.3.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và khoản lợi trực tiếp đáng

lẽ được hưởng.....................................................................................................24

1.4 Nghĩa vụ chứng minh và hạn chế tổn thất của bên yêu cầu bồi thƣờng

thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ đƣợc hƣởng.................................26

1.4.1 Nghĩa vụ chứng minh ................................................................................26

1.4.2 Nghĩa vụ hạn chế tổn thất..........................................................................27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................33

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI

ĐỐI VỚI KHOẢN LỢI TRỰC TIẾP ĐÁNG LẼ ĐƢỢC HƢỞNG THEO

LUẬT THƢƠNG MẠI 2005 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT..............................................................................................34

2.1 Quy định pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp

đáng lẽ đƣợc hƣởng theo luật thƣơng mại 2005 ...............................................34

2.1.1 Xác định thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng .........34

2.1.2 Quy định về nghĩa vụ chứng minh............................................................36

2.1.3 Quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất.....................................................38

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại đối với khoản lợi

trực tiếp đáng lẽ đƣợc hƣởng theo luật thƣơng mại 2005................................40

2.2.1 Xác định khoản lợi trực tiếp đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng nếu

không có hành vi vi phạm...................................................................................40

2.2.2 Chứng minh và cách tính toán thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ

được hưởng.........................................................................................................54

2.2.3 Hạn chế tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng............63

2.3 Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về bồi thƣờng

thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ đƣợc hƣởng.................................69

2.3.1 Khái niệm về khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng và xác định khoản

lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng........................................................................70

2.3.2 Về chứng minh và cách tính thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ

được hưởng.........................................................................................................71

2.3.3 Về nghĩa vụ hạn chế tổn thất....................................................................72

2.3.4 Xem xét bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được

hưởng là thiệt hại về uy tín doanh nghiệp..........................................................73

2.3.5 Thống nhất quy định giữa BLDS và LTM, tăng cường chức năng hướng

dẫn xét xử của Tòa án nhân dân tối cao ............................................................74

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................76

KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................77

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay vấn đề tự do giao kết hợp đồng giữa các bên ngày

càng phổ biến đòi hỏi pháp luật phải đặt ra những quy định chặt chẽ để các bên

không lợi dụng những kẽ hở của pháp luật mà cố tình vi phạm, gây thiệt hại cho bên

bị vi phạm. Do đó pháp luật đã đưa ra một biện pháp pháp lý quan trọng có vai trò

bù đắp cho bên bị thiệt hại những tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng

đó là bồi thường thiệt hại.

Trong hoạt động thương mại cũng vậy, khi các bên giao kết hợp đồng thể hiện

ý chí, sự thỏa thuận của các bên để các bên có thể đạt được mục đích của việc giao

kết hợp đồng. Việc vi phạm hợp đồng của một bên dù là cố ý hay vô ý đều phải

chịu những hậu quả do hành vi vi phạm của mình, và hậu quả của sự trừng phạt đó

chính là các chế tài trong thương mại. Trong đó, bồi thường thiệt hại với tư cách là

chế tài trong thương mại có chức năng bù đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm,

làm cho hành vi vi phạm hợp đồng trở nên vô hại về mặt vật chất đối với bên bị vi

phạm.

Bồi thường thiệt hại là loại chế tài phổ biến nhất được các bên áp dụng khi giải

quyết các tranh chấp hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh, thương mại nói

riêng. Có thể thấy bồi thường thiệt hại không chỉ được quy định trong luật hợp

đồng, trong luật thương mại mà còn được quy định trong Công ước của Liên hiệp

quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên 1980). Việt Nam đã

gia nhập Công ước Viên từ năm 2015 và trở thành thành viên thứ 84 của công ước,

việc gia nhập Công ước Viên 1980 đã đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham

gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại. Theo nghiên cứu từ thực

tiễn cho thấy trong luật hợp đồng nói chung, luật thương mại và Công ước Viên

1980, hầu hết trong các vụ tranh chấp xảy ra giữa các bên thì biện pháp được các

bên luôn đề cập đến khi có hành vi vi phạm xảy ra của một bên đó là bồi thường

thiệt hại.

Rõ ràng trong quan hệ hợp đồng, bên nào cũng mong muốn mình có thể đạt

được mục đích của việc giao kết hợp đồng, tuy nhiên hành vi vi phạm của một bên

2

đã gây ra những hậu quả bất lợi cho bên còn lại khiến họ không thể đạt được những

lợi ích mà mình mong muốn. Bồi thường thiệt hại là một chế tài được pháp luật đặt

ra để giúp bên bị thiệt hại có thể bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình. Đây là

chế tài được rất nhiều tác giả quan tâm và đã nghiên cứu, tuy nhiên mỗi học giả lại

phân tích, nghiên cứu theo một hướng riêng. Từ thực tiễn hoạt động xét xử có thể

nhận thấy rằng bồi thường thiệt hại trong các tranh chấp về kinh doanh thương mại

rất đa dạng và vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể giải quyết được, trong đó tác giả đặc

biệt quan tâm đến “bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được

hưởng theo Luật thương mại 2005” là một vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa rõ ràng từ

những quy định của pháp luật đến thực tiễn xét xử. Do đó để giúp hoàn thiện các

quy định của pháp luật thương mại hiện hành về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với

khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo Luật thương mại 2005, đồng thời giúp

cho các cơ quan tiến hành tố tụng có sự rõ ràng, thống nhất trong tư duy và áp dụng

pháp luật để giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thương mại, tác giả đã chọn

đề tài “ Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo

Luật thương mại 2005” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Theo tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu của tác giả, có khá nhiều công trình đề

cập liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại trong các hoạt động thương mại theo

pháp luật Việt Nam, một số công trình cụ thể như sau:

Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Phú Cường với đề tài “Bồi

thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh – thương mại” năm 2009:

Trong đề tài này, tác giả đã nêu ra được bản chất và những vấn đề cơ bản của chế

tài bồi thường thiệt hại trong kinh doanh, thương mại gồm căn cứ làm phát sinh

trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ chứng minh trong bồi thường thiệt hại,

mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại với các loại chế tài khác, các trường

hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tổng thể, tác giả đã tập trung

nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại trong kinh

doanh, thương mại nhưng còn việc áp dụng những quy định này trong thực tiễn như

thế nào và bất cập ra sao vẫn chưa được tác giả nghiên cứu sâu để đưa ra những

kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn pháp luật thương mại Việt Nam.

3

Sách chuyên khảo Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án xuất

bản năm 2010, tái bản năm 2014 của tác giả PGS.TS Đỗ Văn Đại: đối với sách

chuyên khảo này, tác giả đã nghiên cứu rất cụ thể các vấn đề pháp lý về hợp đồng,

các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thông qua bình luận các bản án. Tác giả

đã nghiên cứu, phân tích các quy định của BLDS và LTM về giá trị bồi thường

thiệt hại như thiệt hại vật chất, tổn hại tinh thần, bổ sung quy định nói rõ cho phép

bồi thường khoản lợi đáng lẽ được hưởng trong BLDS, kiến nghị sửa đổi cụm từ

thiệt hại thực tế bao gồm cả tổn thất về tinh thần trong LTM 2005. Công trình

nghiên cứu của tác giả là nguồn tài liệu hữu ích làm nền tảng để tác giả sau tiếp tục

nghiên cứu các vấn đề còn bỏ ngỏ trong Luật thương mại 2005.

Bài viết Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua Luật

thương mại Việt Nam, Công ước Viên 1980 và Bộ nguyên tắc Unidroit của tác giả

Nguyễn Thị Hồng Trinh trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22/2009: tác giả đã

tìm hiểu, phân tích các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại theo pháp luật

thương mại Việt Nam và quốc tế để so sánh những tương đồng và sự khác biệt của

pháp luật thương mại Việt Nam so với pháp luật quốc tế, trong đó tác giả có nghiên

cứu về việc xác định giá trị bồi thường thiệt hại qua LTM 2005, Công ước Viên

1980 và Bộ nguyên tắc Unidroit. Bài viết của tác giả đã cung cấp cho độc giả thêm

nhiều kiến thức về bồi thường thiệt hại theo pháp luật trong nước và quốc tế, từ đó

điều chỉnh LTM theo hướng phù hợp hơn với luật quốc tế.

Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Đức Trọng (2016) với đề tài

Giá trị bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam: đối với đề tài này

tác giả đã nghiên cứu về giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm cả thiệt hại thực tế và

khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng, tác giả đã đưa ra một số

lý luận về giá trị bồi thường thiệt hại và sử dụng phương pháp phân tích, bình luận

án khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về giá trị bồi thường thiệt hại.

Bài viết Về việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại vào

thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại của tác giả

Nguyễn Thị Hằng Nga năm 2006 trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 5: tác giả đã

nghiên cứu hai chế tài là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trên cơ sở tìm hiểu

những quy định pháp luật và việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử, so sánh

4

chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, thực tiễn áp dụng hai chế tài này trong

các tranh chấp kinh doanh thương mại.

Luận văn Thạc sỹ luật học năm 2014 của tác giả Trần Trung Hiếu với đề tài

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại Việt Nam: Tác giả

đã phân tích các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại theo luật thương mại

Việt Nam như căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, yếu tố lỗi, nghĩa

vụ chứng minh, hạn chế tổn thất, mối quan hệ giữa chế tài này với các hình thức chế

tài khác. Qua nghiên cứu các quy định pháp luật, tác giả cũng nghiên cứu sâu về

thực tiễn áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại so với các chế tài khác. Luận văn của

tác giả đã làm nổi bật chế tài bồi thường thiệt hại, giúp người đọc có cái nhìn bao

quát về chế tài này, so sánh những điểm chưa đồng nhất giữa BLDS và LTM, từ đó

đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật hơn.

Bên cạnh những công trình nêu trên, còn có rất nhiều công trình khác cũng

nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động

thương mại. Những công trình luận văn hay các bài viết của các tác giả kể trên đều

nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại, tuy nhiên mỗi tác giả sẽ

có những góc độ nghiên cứu khác nhau, có tác giả phân tích, nghiên cứu tổng thể về

chế tài này, có tác giả chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhỏ của chế tài này và những

bất cập còn gặp phải dựa trên thực tiễn xét xử. Dù vậy, cho đến thời điểm hiện tại,

vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về bồi thường thiệt hại đối

với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng được coi là một loại thiệt hại được xem

xét bồi thường đã được pháp luật quy định nhưng chỉ ở mức khái quát nêu ra và

chưa được làm rõ, gây nhiều khó khăn trong thực tiễn xét xử cho các cơ quan tài

phán khi giải quyết những tranh chấp có liên quan đến bồi thường thiệt hại đối với

loại thiệt hại này.

Dựa trên những nghiên cứu của các tác giả đi trước về chế tài bồi thường thiệt

hại trong thương mại kết hợp với việc nghiên cứu những bản án của Tòa án, phán

quyết của Trọng tài là nguồn tài liệu tham khảo rất bổ ích, giá trị để tác giả có thể

học hỏi, tiếp thu, chọn lọc trong quá trình thực hiện đề tài “Bồi thường thiệt hại đối

với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005”.

5

3. Mục đích nghiên cứu đề tài

Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu thực tiễn giải quyết các tranh

chấp tại Tòa án và Trọng tài về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng

lẽ được hưởng, việc cụ thể hóa khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng này là gì,

cách tính khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng ra sao, nghĩa vụ chứng minh, hạn

chế tổn thất của bên bị vi phạm như thế nào, từ đó việc chấp nhận một phần, toàn bộ

hay bác bỏ yêu cầu bồi thường đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng này

dựa trên quan điểm của Tòa án, Trọng tài, thông qua bản án, phán quyết. Qua việc

nghiên cứu giải quyết tranh chấp tại Tòa án và Trọng tài là cơ sở để tác giả đối

chiếu với những quy định của Luật thương mại Việt Nam đang còn nhiều hạn chế.

Vấn đề bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng mặc dù

đã được luật nêu ra, tuy nhiên những quy định trong LTM đang dừng ở mức độ khái

quát, pháp luật chưa dự liệu các tình huống, cụ thể hóa được khoản lợi đó là gì dẫn

đến thực tiễn giải quyết các tranh chấp còn bất cập, chưa thống nhất giữa các bên

liên quan.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận về bồi thường thiệt hại đối với

khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng dựa trên cơ sở lý luận của chế tài bồi thường

thiệt hại và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Trọng tài về bồi thường thiệt

hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005.

Qua việc phân tích bản án của Tòa án và phán quyết của Trọng tài, tác giả đúc

kết được những quan điểm từ thực tiễn giải quyết tranh chấp, từ đó đưa ra những

kiến nghị trong việc cụ thể hóa khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng, việc chứng

minh, xác định thiệt hại trong quy định pháp luật để các cơ quan tiến hành tố tụng

khi giải quyết tranh chấp lấy đó làm cơ sở để việc giải quyết tranh chấp có sự thống

nhất, hợp lý giữa các chủ thể.

Phạm vi nghiên cứu

6

Về mặt nội dung: Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ luật học, khi

nghiên cứu về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng

theo luật thương mại 2005, luận văn giới hạn ở việc phân tích các quy định pháp

luật về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo

pháp luật thương mại Việt Nam, có so sánh đối chiếu với pháp luật quốc tế như

Công ước Viên 1980 và tập trung sâu vào phân tích, bình luận án qua các tranh chấp

kinh doanh thương mại trên thực tiễn.

Về mặt không gian: phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở việc nghiên

cứu các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp

đáng lẽ được hưởng theo Luật thương mại năm 2005 và bình luận án qua thực tiễn

xét xử các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Việt Nam.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích, hệ

thống hóa các quy định pháp luật, so sánh, tổng hợp, bình luận án, đánh giá.

Trong chương 1, tác giả tập trung thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá các

vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được

hưởng trên nền tảng lý luận của chế tài bồi thường thiệt hại. Cụ thể, tác giả đã

nghiên cứu các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại theo Luật thương mại

2005, có so sánh, phân tích, đánh giá với một số quy định của Công ước Viên 1980.

Đồng thời để làm rõ hơn về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ

được hưởng theo luật thương mại 2005, tác giả thêm các ví dụ và trích một số bản

án có liên quan đến chế tài này.

Trong chương 2, tác giả tập trung chủ yếu vào phương pháp phân tích, bình

luận án để làm rõ những bất cập, thiếu sót về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi

trực tiếp đáng lẽ được hưởng thông qua thực tiễn xét xử và đưa ra một số kiến nghị

góp phần hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam.

6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của luận văn

Về lý luận: luận văn góp phần vào kho tàng khoa học pháp lý một cách hệ

thống về cụ thể hóa khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng và bồi thường thiệt hại

7

đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005. Đồng

thời, luận văn góp phần làm cho Luật thương mại Việt Nam cụ thể, rõ ràng hơn về

bồi thường đối với loại thiệt hại này. Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo

hữu ích cho các học giả khi tìm hiểu về chế định bồi thường thiệt hại đối với khoản

lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng.

Về thực tiễn: luận văn phân tích, bình luận các bản án của Tòa án và phán

quyết của Trọng tài để nêu lên những bất cập khi luật thương mại không quy định rõ

về bồi thường đối với khoản lợi này, do đó thực tiễn có những bất cập khi giải quyết

vấn đề bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng trong các

hoạt động kinh doanh thương mại. Luận văn giúp các thương nhân có thể hiểu rõ

hơn về bồi thường đối với khoản lợi này để khi các bên giao kết hợp đồng sẽ minh

bạch, rõ ràng và khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên thì cơ quan tài phán có căn

cứ, quy định cụ thể để việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng, dễ dàng.

Về đóng góp mới của luận văn: luận văn đã góp phần hoàn thiện thêm quy

định của pháp luật thương mại về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp

đáng lẽ được hưởng, là nguồn tài liệu để các nhà làm luật xem xét, bổ sung thêm

các vấn đề còn bỏ ngỏ đã được quy định trong Luật thương mại 2005. Để từ đó các

cơ quan tài phán có cơ sở giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại liên

quan đến bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng được

rõ ràng, thống nhất.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung của luận văn gồm 02 chương:

Chương 1: Lý luận chung về bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối

với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005

Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực

tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 và một số kiến nghị góp phần

hoàn thiện pháp luật

8

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VÀ BỒI

THƢỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI KHOẢN LỢI TRỰC TIẾP ĐÁNG LẼ

ĐƢỢC HƢỞNG THEO LUẬT THƢƠNG MẠI 2005

1.1 Khái niệm, nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại và bồi thƣờng thiệt hại đối với

khoản lợi trực tiếp đáng lẽ đƣợc hƣởng

1.1.1 Khái niệm về bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi

trực tiếp đáng lẽ được hưởng

Pháp luật đang ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn để phù hợp với sự thay

đổi của xã hội, trong đó có những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh buộc

những chủ thể trong những quan hệ này phải tôn trọng và tuân thủ những quy tắc

nhất định, không thể vì lợi ích cá nhân của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích

hợp pháp của các chủ thể khác. Khi một quan hệ được xác lập và được điều chỉnh

bởi những quy phạm pháp luật, nếu một chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình

gây tổn hại cho người khác thì chủ thể đó phải chịu những hậu quả bất lợi do hành

vi vi phạm của mình gây ra. Việc gánh chịu hậu quả bất lợi đó bằng việc bù đắp

những tổn thất, mất mát cho bên bị vi phạm do hành vi vi phạm của mình được xem

là bồi thường thiệt hại.

Với nhu cầu phát triển của xã hội, để đảm bảo quyền được bảo vệ tính mạng,

sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức

thì Nhà nước bắt buộc mọi người đều phải tôn trọng các quyền đó của các chủ thể

khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến các quyền của họ,

nếu vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Xuất phát từ mục đích đó, cho

nên dù được quy định dưới các góc độ và phạm vi khác nhau nhưng bồi thường

thiệt hại đều có thể hiểu là một loại quan hệ dân sự phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý,

xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các

quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì người gây thiệt hại phải bồi thường

cho người bị thiệt hại cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần

1

.

1 Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính Phủ (2010), Luật trách nhiệm bồi thường của

nhà nước, Đặc san tuyên truyền pháp luật, Hà Nội, tr.2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!