Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra trong thời gian nhà trường quản lý
PREMIUM
Số trang
76
Kích thước
12.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1681

Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra trong thời gian nhà trường quản lý

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÂM VĂN DỪA

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

DO NGƯỜI DƯỚI MƯỜI LĂM TUỔI GÂY RA

TRONG THỜI GIAN NHÀ TRƯỜNG QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

DO NGƯỜI DƯỚI MƯỜI LĂM TUỔI GÂY RA

TRONG THỜI GIAN NHÀ TRƯỜNG QUẢN LÝ

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Xuân Quang

Học viên: Lâm Văn Dừa

Lớp: cao học Luật: khóa 1- Sóc Trăng (ứng dụng)

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên

cứu của bản than tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Xuân Quang.

Các thông tin, bản án được trích dẫn trong luận văn là trung thực, chính xác.

Học viên

Lâm Văn Dừa

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật dân sự

BLDS 1995 Bộ luật dân sự năm 1995 (Bộ luật số 44-

L/CTN) ngày 28/10/1995

BLDS 2005 Bộ luật dân sự năm 2005 (Bộ luật số

33/2005/QH11) ngày 14/6/2005

BLDS 2015 Bộ luật dân sự năm 2015 (Bộ luật số

91/2015/QH13) ngày 24/11/2015

BTTH Bồi thường thiệt hại

Nxb Nhà xuất bản

THCS Trung học cơ sở

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT

HẠI DO NGƯỜI DƯỚI MƯỜI LĂM TUỔI GÂY RA.........................................6

1.1. Chủ thể gây thiệt hại là người chưa đủ mười lăm tuổi ...............................6

1.2. Gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý......................10

1.3. Những bất cập và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật .........................14

Kết luận chương 1 ...................................................................................................18

CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI..................19

2.1. Nhà trường bồi thường ................................................................................19

2.2. Cha mẹ bồi thường .......................................................................................26

2.3. Người giám hộ bồi thường ...........................................................................32

2.4. Những bất cập và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ........................35

Kết luận chương 2 ...................................................................................................41

KẾT LUẬN..............................................................................................................42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân

sự được áp dụng khi có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật hoặc tài sản của một chủ

thể nào đó đã gây ra thiệt hại. Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm, đồng

thời răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt hại. Bộ luật dân

sự năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2015 đã qui định khá chi tiết và có hệ thống đối

với loại trách nhiệm này. Trong đó, có những qui định về những thiệt hại do hành vi

của con người gây ra, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con

người gây ra pháp luật quy định nhiều trường hợp, trong đó có trách nhiệm bồi

thường do người chưa đủ 15 tuổi gây ra.

Trẻ em là người dưới 16 tuổi1

. Như vậy, người chưa đủ 15 tuổi được xem là trẻ

em. Đối với trẻ em, Nhà nước đã xác định rõ trách nhiệm của họ khi tham gia vào các

quan hệ pháp luật cụ thể. Chính vì thế, Nhà nước ban hành pháp luật quy định về bồi

thường thiệt hại do trẻ em gây ra trong thời gian trường học trực tiếp quản lý. Tuy

nhiên, qua thực tiễn giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

người dưới 15 tuổi gây trong thời gian trường học trực tiếp quản lý cho thấy, một số

vấn đề chưa quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật. Điều này dẫn đến sự không

thống nhất trong nhận thức của các đọc giả, các nhà nghiên cứu; cũng như gây khó

khăn cho các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thực thi pháp luật như quy

định về độ tuổi không thống nhất với nhau: “người dưới 15 tuổi,” và “người chưa đủ

15 tuổi”; chưa quy định thế nào là thời gian trường học trực tiếp quản lý; khi trường

học có lỗi trong quản lý người chưa đủ 15 tuổi thì nhà trường có phải liên đới cùng

với cha mẹ, người giám hộ để bồi thường cho người bị thiệt hại hay không? Khi phát

sinh trách nhiệm bồi thường của cha mẹ thì cha, mẹ có phải liên đới bồi thường cho

người bị thiệt hại hay không? Khi nhà trường không có lỗi trong quản lý, người giám

hộ không có lỗi trong việc giám hộ thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Đối với học

viên chưa đủ 15 tuổi do trường giáo dưỡng trực tiếp quản lý khi gây thiệt hại thì trách

nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Do đó việc nghiên cứu đầy đủ, cụ thể các quy

định của pháp luật về vấn đề này là rất cần thiết.

1 Điều 1, Luật trẻ em năm 2016

2

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm

tuổi gây ra trong thời gian nhà trường quản lý” để nghiên cứu. Thông qua việc

nghiên cứu đề tài, tác giả muốn phân tích các quy định của pháp luật, thực tiễn áp

dụng pháp luật vào việc bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra

trong thời gian nhà trường trực tiếp quản lý, đồng thời kiến nghị khắc phục những

điểm bất cập tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các quy định này trong thực

tiễn tốt hơn. Qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể trong

các mối quan hệ xã hội.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra trong thời gian nhà

trường quản lý là một vấn đề còn tương đối mới và chưa được đề cập, nghiên cứu

nhiều dưới góc độ khoa học và thực tiễn thi hành pháp luật. Một số công trình

nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài được nêu như:

Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2003 với đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng thực trạng và kiến nghị” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Mai, tác

giả đã trình bày lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,

điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực trạng

pháp luật và áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong đó

điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có liên quan

đến đề tài cần nghiên cứu.

Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2014 với đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt

hại của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra” của tác giả Nguyễn

Trung Tín. Trong Luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu trách nhiệm bồi

thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra dưới góc độ văn

bản pháp luật; phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp tại Tòa án thông qua bản

án, quyết định; trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn

thiện pháp luật về lĩnh vực này. Trong đề tài này tác giả có đề cập đến trách nhiệm

bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra.

Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam (tập 1, 2):

Bản án và bình luận, NXB Hồng Đức- Hội Luật Gia Việt Nam, 2016. Trong hai

quyển sách này, trên cơ sở bình luận những bản án có tính điển hình, tác giả đã đi sâu

phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!