Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1972

Bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĨNH KIM LOAN

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT THẢ RÔNG

GÂY RA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT THẢ RÔNG

GÂY RA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự

Định hướng ứng dụng

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đỗ Văn Đại

Học viên: Nguyễn Vĩnh Kim Loan

Lớp: Cao học Luật Bình Thuận - Khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sỹ “Bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây

ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân

tôi thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Đỗ Văn Đại. Những tài liệu, số

liệu được sử dụng trong luận văn bảo đảm tính khách quan, chính xác. Những kết

luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa

học nào khác.

Tác giả

Nguyễn Vĩnh Kim Loan

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Stt Viết tắt Viết đầy đủ

1 BLDS Bộ luật Dân sự

2 BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

3 HĐTP Hội đồng Thẩm phán

4 Nghị quyết

03/2006/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội

đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày

08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định

của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng

5 TAND Tòa án nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1................................................................................................................7

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT THẢ RÔNG THEO TẬP QUÁN

GÂY RA .....................................................................................................................7

1.1. Nguyên tắc áp dụng tập quán nói chung và áp dụng tập quán trong

trường hợp súc vật được thả rông theo tập quán nói riêng ..............................8

1.1.1. Nguyên tắc áp dụng tập quán nói chung....................................................8

1.1.2. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong trường hợp súc vật được thả rông

theo tập quán........................................................................................................9

1.2. Chủ thể bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây thiệt

hại: ........................................................................................................................11

1.2.1. Chủ sở hữu súc vật thả rông theo tập quán gây ra thiệt hại.....................12

1.2.2. Các chủ thể khác trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán gây

thiệt hại ..............................................................................................................13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................16

CHƯƠNG 2..............................................................................................................17

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT THẢ RÔNG KHÁC GÂY RA ....17

2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông

khác gây ra ...........................................................................................................18

2.1.1. Thiệt hại do súc vật thả rông khác gây ra ................................................18

2.2.2. Không thuộc trường hợp lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại và trường

hợp do sự kiện bất khả kháng ............................................................................28

2.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông khác

gây ra ....................................................................................................................30

2.2.1. Trường hợp một chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật

thả rông khác gây ra...........................................................................................30

2.2.2. Trường hợp liên đới bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông khác gây ra

...........................................................................................................................36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................38

KẾT LUẬN..............................................................................................................39

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong thực tế đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người, các loài súc vật như

trâu, bò, chó, ngựa… là những loại thú nuôi phổ biến. Tuy nhiên, do thói quen nuôi

súc vật thả rông trong nhân dân, điển hình như việc nuôi chó để canh nhà, nuôi trâu,

bò cho sản xuất nông nghiệp theo lối chăn thả tự do dẫn đến nhiều trường hợp súc

vật gây thiệt hại nặng nề không chỉ về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm

chí tính mạng con người.

Với thực tế đó, pháp luật dân sự đã quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá

nhân là chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hoặc người thứ ba trong việc bồi

thường thiệt hại do các loài súc vật gây ra, cụ thể tại Điều 603 Bộ luật Dân sự năm

2015.

Các quy định này tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để các cơ quan có thẩm

quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại, bảo vệ quyền lợi của người

bị thiệt hại cũng như đảm bảo sự ổn định của xã hội, lợi ích chung của cộng đồng.

Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định tương đối đầy đủ về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra nhưng trên thực tế áp dụng các quy

định này vào việc bồi thường cho người bị thiệt hại cũng còn nhiều vấn đề phải bàn,

như:

(i) Việc xác định người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ là chủ sở hữu

súc vật trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán là không phù hợp;

(ii) Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm súc vật thả rông gây

thiệt hại thì việc bồi thường thiệt hại được xác định theo khoản 2 hay khoản 4 của

Bộ luật Dân sự năm 2015, và trong trường hợp súc vật thả rông bị người khác

chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt

hại được xác định theo quy định tại khoản 3 hay khoản 4?

(iii) Khoản 4 Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định vấn đề bồi thường

thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra chỉ được giải quyết theo tập quán

là chưa phù hợp.

(iv) Chưa có quy định về trường hợp súc vật bị bỏ rơi hoặc bỏ trốn gây thiệt

hại cho người khác thì chủ thể nào sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

(v) Pháp luật chỉ quy định người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên

đới bồi thường thiệt hại và không đề cập đến người đang chiếm hữu, sử dụng súc

vật trong thời gian được giao quản lý mà gây ra thiệt hại.

Chính vì lí do trên mà tác giả chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do súc vật thả

rông gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học. Thông

2

qua việc nghiên cứu, tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn

thiện hơn các quy định giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại

do súc vật thả rông gây ra.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra thuộc trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng. So với một số trường hợp bồi thường cụ thể được quy

định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các công trình nghiên cứu về bồi thường thiệt

hại do súc vật thả rông gây ra nói riêng còn rất hạn chế. Đến nay, đã có một số công

trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài này như:

* Giáo trình, sách chuyên khảo:

- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về hợp

đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Đỗ Văn Đại chủ biên, Nxb. Hồng

Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Giáo trình cung cấp cho người đọc lý luận chung về

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Tuy nhiên, giáo trình không đề cập

nhiều đến bồi thường thiệt hại về tài sản mà đặc biệt là bồi thường thiệt hại do súc

vật thả rông gây ra. Từ lý luận chung trong giáo trình, người viết có cơ sở xây dựng

lý luận về luận văn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra mà

đặc biệt là súc vật thả rông theo tập quán gây ra.

- Trần Thị Huệ (2013), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

theo pháp luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Đây là cuốn

sách đã kế thừa hầu hết các nội dung trong đề tài khoa học cấp trường với nhan đề

“Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - Vấn đề lý luận và thực tiễn”, bảo vệ

năm 2009, do TS Trần Thị Huệ làm chủ nhiệm đề tài.

- Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự

2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân. Sách

đã bình luận chuyên sâu từng điểm, khoản các điều luật và có đưa ra một số ví dụ

thực tiễn để phân tích và dẫn giải, giúp cho người đọc hiểu đúng tinh thần của các

điều luật trong Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, tác giả đã dành đến 03 trang để bình

luận về điều khoản bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, đánh giá các nội dung

mới trong điều này so với quy định của các bộ luật dân sự trước đây. Công trình

nghiên cứu cung cấp cho người đọc lý luận chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng nói chung làm cơ sở xây dựng lý luận về luận văn trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do súc vật thả rông gây ra,

- Đỗ Văn Đại (2016), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và

bình luận bản án, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Trong cuốn sách này,

tác giả đã phân tích, đánh giá sâu sắc về các vấn đề chung về bồi thường thiệt hại

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!