Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ MINH TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH- 7/2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 8380107
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LƢU QUỐC THÁI
Học viên: Phạm Thi Minh Trang
Lớp: Cao học Luật Khóa 27
TP. HỒ CHÍ MINH- 7/2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Phạm Thị Minh Trang – là tác giả luận văn Thạc sĩ Luật với đề tài “Bồi
thƣờng thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất”.
Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện, dưới
sự hướng dẫn khoa học của Tiến Sĩ Lưu Quốc Thái. Mọi kết quả nghiên cứu của các
công trình khoa học khác được sử dụng trong Luận văn này đều được giữ nguyên ý
tưởng và được trích dẫn cụ thể, rõ ràng, phù hợp theo quy định. Những thông tin, số
liệu mang tính chất cá nhân nếu được trích dẫn, sử dụng chỉ nhằm mục đích nghiên
cứu và học tập, ngoài ra không sử dụng vào bất kỳ mục đích khác.
Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực của công trình nghiên
cứu này.
TP Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm 2020
Ngƣời thực hiện
Phạm Thị Minh Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nội dung đƣợc viết tắt
1 NSDĐ Người sử dụng đất
2 UBND Ủy ban nhân dân
3 QSDĐ Quyền sử dụng đất
4 QSH Quyền sở hữu
5 NXB Nhà xuất bản
6 Tr Trang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .....................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài...............................................................5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................6
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................6
6. Kết cấu luận văn........................................................................................7
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
VỀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tài sản gắn liền với đất............................8
1.1.1. Khái niệm tài sản gắn liền với đất...............................................................8
1.1.2. Đặc điểm của tài sản gắn liền với đất .......................................................15
1.1.3. Phân loại tài sản gắn liền với đất..............................................................20
1.2. Khái niệm, nguyên tắc, ý nghĩa của bồi thƣờng thiệt hại về tài sản gắn liền
với đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất....................................................................... 23
1.2.1. Khái niệm thu hồi đất và mối liên hệ với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài
sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất...................................................... 23
1.2.2. Khái niệm của bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu
hồi đất..................................................................................................................... 25
1.2.3. Nguyên tắc của bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước
thu hồi đất .............................................................................................................. 30
1.2.4. Ý nghĩa của bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu
hồi đất ................................................................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 37
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
VỀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT VÀ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
2.1. Điều kiện đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nƣớc
thu hồi đất............................................................................................................. 38
2.1.1. Điều kiện về trường hợp thu hồi đất ............................................................ 38
2.1.2. Điều kiện đối với tài sản gắn liền với đất bị thu hồi.................................... 42
2.1.2.1. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập hợp pháp ........................................ 42
2.1.2.2. Có thiệt hại về tài sản gắn liền với đất phát sinh từ hành vi thu hồi đất của Nhà
nước........................................................................................................................ 49
2.2. Mức bồi thƣờng thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nƣớc thu hồi
đất .......................................................................................................................... 51
2.2.1. Đối với thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất................................ 51
2.2.2. Đối với thiệt hại về cây trồng....................................................................... 55
2.2.3. Đối với thiệt hại về vật nuôi......................................................................... 60
2.3. Trình tự, thủ tục bồi thƣờng thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà
nƣớc thu hồi đất ................................................................................................... 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................... 66
KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 68
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ với
các quốc gia trên thế giới. Hiện nay Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế
trong khu vực và trên thế giới. Do đó, việc thực hiện các chính sách mở cửa nền kinh
tế, thu hút đầu tư nhằm xây dựng một đất nước công nghiệp hiện đại đang là xu hướng
tất yếu. Những năm gần đây, Việt Nam đã và đang thực hiện các chính sách ưu đãi,
thu hút đầu tư, nhờ đó mà hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ diễn ra sôi
động. Hàng loạt doanh nghiệp đua nhau hoạt động, các khu kinh tế, khu công nghiệp,
khu công nghệ cao nhanh chóng được thành lập, nhà đầu tư nước ngoài cũng ồ ạt đầu
tư mạnh mẽ vào nước ta. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nhu cầu xây
dựng các khu dân cư, khu đô thị, các dự án phục vụ an sinh xã hội cũng được Nhà
nước chú trọng thực hiện. Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, bên cạnh việc đưa ra
đường lối, chiến lược thực hiện hợp lý, Nhà nước cần cân đối nhu cầu sử dụng đất đai
với quỹ đất hiện có.
Đất đai là tài nguyên quý giá được thiên nhiên ban tặng, là nơi mà vạn vật sinh
sống, đồng thời là tư liệu sản xuất quan trọng không gì có thể thay thế được. Đất đai
có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại, phát triển của kinh tế - xã hội, sự tồn vong hay
hưng thịnh của một đất nước. Nhưng xuất phát từ thực tế, nguồn đất đai là hữu hạn
trong khi nhu cầu sử dụng đất đai là vô hạn. Do đó Nhà nước với tư cách là đại diện
chủ sở hữu và là chủ thể quản lý về đất đai phải đứng ra điều phối để đất đai được sử
dụng hiệu quả, hợp lý. Thông qua thu hồi đất Nhà nước lấy lại quyền sử dụng đất của
người này và chuyển giao cho người khác. Các trường hợp thu hồi đất được Luật quy
định chi tiết nhưng dù với lý do hay mục đích gì đều ảnh hưởng không nhỏ tới sinh
kế, tập quán canh tác, kinh doanh, sản xuất… của người có đất bị thu hồi. Người sử
dụng đất không chỉ mất đi quyền sử dụng đất mà còn gánh chịu các thiệt hại đối với
tài sản gắn liền với đất được tạo lập, gầy dựng.
Tương ứng với các thiệt hại xảy ra là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,
bao gồm: trách nhiệm bồi thường thiệt hại về đất và bồi thường về tài sản gắn liền với
đất nhằm bù đắp lại tổn thất của người có đất bị thu hồi cũng như đưa ra các chính
sách ổn định đời sống, trật tự xã hội. Có thể thấy bên cạnh những thành tựu đạt được
trong những năm qua, chính sách bồi thường trong thu hồi đất vẫn là lĩnh vực nhức
nhối được xã hội quan tâm. Trên thực tế, nhiều người có đất bị thu hồi chống đối,
2
phản ứng gay gắt với cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật, không chịu bàn giao
lại đất, gây rối làm mất trật tự an ninh như vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng
hay Đồng Tâm… Nhà đầu tư bị thiệt hại, thua lỗ vì tình trạng dự án treo do không thể
giải phóng mặt bằng. Tiêu biểu như dự án xây dựng khách sạn, nhà ở tại số 22 – 24
Hàng Bài, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tiến hành giải phóng mặt bằng từ năm 2011
đến năm 2015 mới hoàn tất. Tuy nhiên, do chi phí giải phóng mặt bằng quá cao so với
phương án được phê duyệt ban đầu dẫn đến chủ dự án là tập đoàn Tân Hoàng Minh
vẫn đang xin thay đổi quy hoạch dự án để “cứu lỗ”. Hay dự án tuyến Metro tại Thành
phố Hồ Chí Minh bị đội vốn lên gấp nhiều lần, chậm trễ thời gian thực hiện một phần
do vướng mắc trong bồi thường, giải phòng mặt bằng. Tình trạng khiếu nại trong lĩnh
vực về quản lý và sử dụng đất đai chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số các đơn khiếu nại.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2015 đến 2018 thì ước tính
khoảng 98% số vụ việc liên quan tới khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai1
, trong
đó vấn đề thu hồi và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất chiếm tỷ lệ cao. Một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là chính sách bồi thường chưa thỏa
đáng.
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bồi thường khi thu hồi đất,
Nhà nước đã đưa quy định về vấn đề này vào văn bản Luật Đất đai đầu tiên của nước
ta, Luật Đất đai năm 1987. Tính tới nay, quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất ngày càng được hoàn thiện hơn trước. Tuy vậy những quy định của pháp luật hiện
hành đặc biệt là đối với các quy định bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất
còn chưa rõ ràng, thống nhất dẫn tới việc thi hành pháp luật không đồng bộ, nhiều
tranh chấp trên thực tế phát sinh. Tiêu biểu như việc xác định loại tài sản gắn liền với
đất hiện nay chưa có một cơ sở xác định rõ ràng, các điều kiện để được hưởng bồi
thường cũng như căn cứ để xác định mức bồi thường thiệt hại có những điểm cần
được làm rõ để thống nhất trong quá trình áp dụng... Nói chung bên cạnh những ưu
điểm mà Luật Đất đai đã và đang phát huy trong quá trình thi hành thì cũng có nhiều
điểm về vấn đề bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất chưa rõ ràng,
dẫn đến việc thực hiện trên thực tế còn chưa đồng thuận.
1 Khánh Thi, “Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai chiếm 98%”,
http://dangcongsan.vn/khoa-giao/khieu-nai-trong-linh-vuc-dat-dai-chiem-98---529832.html, truy cập ngày
15/2/2019;
3
Nhằm góp phần vào việc hoàn thiện quy định của pháp luật về bồi thường khi
nhà nước thu hồi đất cũng như thõa mãn quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước
trong lĩnh vực quản lý và phân phối đất đai được hiệu quả, nhà đầu tư được đáp ứng
nguyện vọng có đất để thực hiện dự án và bên có đất bị thu hồi được đền bù tương
xứng. Tác giả lựa chọn đề tài “BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN GẮN
LIỀN VỚI ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính tới thời điểm hiện tại, đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra những
điểm bất cập và đề xuất phương hướng hoàn thiện cho Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên
đối với các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất
khi nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013 thì chưa có nhiều công trình
nghiên cứu chuyên sâu. Các đề tài thường phân tích, đánh giá quy định của Luật Đất
đai 2003 hoặc phân tích một hoặc một số khía cạnh trong vấn đề bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất mà chưa có sự đánh giá toàn diện đối với các quy định về bồi thường
thiệt hại về tài sản gắn liền đất khi Nhà nước thu hồi đất. Sau đây tác giả xin kể tên
một số công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài như sau:
Đối với sách chuyên khảo có những công trình như sau:
Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Giáo Trình Luật Đất đai, Nxb
Hồng Đức: nội dung cuốn giáo trình có đề cập tới quy định về bồi thường thiệt hại khi
thu hồi đất với mục đích định hướng nghiên cứu. Do đó, giáo trình tập trung phân tích
nguyên tắc và căn cứ bồi thường mà không phân tích chuyên sâu các quy định của
pháp luật cũng như chưa có góc nhìn từ thực tiễn.
Đối với công trình nghiên cứu là luận án Tiến sĩ chuyên ngành luật học:
Lưu Quốc Thái (2009), Pháp luật về thị trường quyền sử dụng đất - Thực
trạng và hướng hoàn thiện, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh: tác giả đề cập đến quan hệ thu hồi đất và vấn đề bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất. Trong đó, Nhà nước thu hồi đất bằng quyết định hành chính như một hành
vi tước đoạt quyền tài sản của người sử dụng đất. Do đó, để đảm bảo thị trường của
quan hệ đất đai, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường trên cơ sở thương lượng giữa
các bên. Tuy tác giả không phân tích chuyên sâu từng quy định của vấn đề bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất nhưng đã đưa ra cơ sở lý luận nhằm xây dựng pháp luật về
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
4
Phạm Văn Võ (2009), Chế độ pháp lý về sở hữu đối với đất đai ở Việt Nam
hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: tác giả đề
cập tới các trường hợp thu hồi đất trên cơ sở chế độ sở hữu đất đai, đưa ra cơ sở lý
luận nhằm xây dựng cơ chế bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được công bằng,
hiệu quả. Ngoài ra, tác giả còn đề cập tới một số bất cập trong bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, đơn giá để tính thiệt hại về đất, tài sản có trên đất.
Lê Ngọc Thạnh (2017), Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: tác giả đưa ra cơ sở
lý luận và thực trạng pháp luật về vấn đề thu hồi đất nông nghiệp, đề xuất giải pháp
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp. Đề tài đưa ra những giải pháp cụ thể trên cở sở lý luận, tuy nhiên giải
pháp chỉ áp dụng ở phạm vi đất nông nghiệp mà không áp dụng chung đối với trường
hợp bồi thường khi thu hồi đất.
Đối với công trình nghiên cứu là luận văn Thạc sĩ chuyên ngành luật:
Dương Tấn Vinh (2006), Các khía cạnh pháp lý về hoạt động bồi thường giải
phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án - Thực trạng và giải
pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: tác giả góp
phần làm rõ cơ sở lý luận về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam. Trên
cơ sở lý luận, phân tích làm rõ quy định của pháp luật và thực trạng về hoạt động bồi
thường và giải phóng mặt phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự
án. Nhận diện một số vướng mắc, tồn tại trong quy định của pháp luật và đề xuất
hướng hoàn thiện. Tuy nhiên, đề tài chưa đưa ra cơ sở lý luận về việc bồi thường, giải
phóng mặt bằng mà chủ yếu tập trung phân tích về các vấn đề liên quan tới chế độ sở
hữu.
Hoàng Thị Biên Thùy (2010), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Trong đề tài
nghiên cứu, tác giả phân tích khái niệm thu hồi đất và bồi thường thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về bồi
thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Luật Đất đai 2003 và các
văn bản hướng dẫn liên quan, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định
của pháp luật đất đai. Một số bất cập của Luật Đất đai 2003 đã được Luật Đất đai
2013 khắc phục.
Nguyễn Đồng Thanh (2010), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở
5
Luật Đất đai 2003, tác giả phân tích cơ sở lý luận về vấn đề bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất, kết hợp việc phân tích quá trình hình thành và phát triển của chính sách về
bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất qua các giai đoạn. Đồng thời nhận diện
thực trạng pháp luật cũng như đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả trong công tác thực hiện bồi thường.
Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như sau:
Nguyễn Quang Tuyến (2009), “Vấn đề lí luận xung quanh khái niệm bồi
thường khi nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật Học, Số 1(104): tác giả phân tích khái
niệm bồi thường và so sánh thuật ngữ “đền bù” và “bồi thường” khi Nhà nước thu hồi
đất, phân biệt bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất với vấn đề bồi thường
Nhà nước trong Dự thảo Luật bồi thường nhà nước. Từ đó đưa ra đánh giá về việc sử
dụng thuật ngữ trong Luật Đất đai 2003.
La Văn Hùng Minh, Ngô Thạch Thảo Ly (2013), “Pháp luật về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Số 15(173): tác giả chỉ ra
một số bất cập trong quá trình bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất như vấn đề áp giá
bồi thường, quyền của người dân trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng, chỉ
ra những thiệt hại “vô hình” của người có đất bị thu hồi. Đồng thời đề xuất một số giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập.
Hoàng Thị Thu Phương (2017), “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp tại tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Số 10 (307): tác giả nêu
ra những vướng mắc, bất cập về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại
tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật trong việc bồi thường đất nông nghiệp.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên chưa có sự trình bày, phân tích
về cơ sở lý luận cũng như quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại về
tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất một cách toàn diện. Các công trình
chủ yếu tập trung nghiên cứu một hoặc một số khía cạnh của pháp luật về bồi thường
thiệt hại đặc biệt là bồi thường về đất. Tuy nhiên đây đều là tài liệu quý giá để tác giả
tham khảo và hoàn thiện Luận văn Thạc sĩ của mình.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại
về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất. Phân tích, bình luận các quy định
của pháp luật về nguyên tắc, điều kiện được hưởng bồi thường, mức bồi thường cũng
như trình tự, thủ tục thực hiện. Trên cơ sở kết hợp lý luận và các quy định của pháp
6
luật hiện hành, tác giả đối chiếu với thực tế áp dụng pháp luật, nhận diện những hạn
chế còn tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quy định của
pháp luật.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu làm rõ các vấn đề về:
- Khái niệm tài sản gắn liền với đất và cách phân loại tài sản gắn liền với đất.
Khái niệm thu hồi đất, bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất cũng như quan
hệ nhân quả giữa thu hồi đất và bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất. Qua
đó, tác giả trình bày tầm quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại về tài sản gắn
liền với đất đối với chủ sở hữu tài sản, nhà nước cũng như nhà đầu tư.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản khi
Nhà nước thu hồi đất. Tham khảo chính sách bồi thường được áp dụng tại một số địa
phương cũng như các trường hợp bồi thường đã được thực hiện. Từ đó chỉ ra những
điểm chưa rõ ràng, thống nhất trong các quy định của pháp luật. Dựa trên nền tảng cơ
sở lý luận, điều kiện hoàn cảnh nước ta, kết hợp linh hoạt với kinh nghiệm của một số
quốc gia có quy định tiến bộ về vấn đề này.
Những nội dung này được tác giả phân tích dựa trên quy định của Luật Đất đai
năm 2013 và văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời, tác giả cũng có sự so sánh, đối
chiếu với các quy định của pháp luật đất đai trước đây. Các văn bản pháp luật nước
ngoài sẽ là nguồn tham khảo quan trọng để tác giả tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm
một số nước khi nghiên cứu về vấn đề bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích và phương pháp bình luận: Phương pháp này được
sử dụng trong Chương 1 và Chương 2 để phân tích các quy định của pháp luật hiện
hành về việc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi
đất. Thông qua việc phân tích quy định của pháp luật, tác giả sử dụng phương pháp
bình luận để nhận xét, đánh giá tính hợp lý hoặc những hạn chế còn tồn tại trong
vấn đề bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Đồng thời kết hợp việc phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trên cơ sở phân tích,
bình luận một số vụ việc điển hình.
- Phương pháp quy nạp và phương pháp tổng hợp: trên cơ sở các phân tích,
đánh giá pháp luật, tác giả sẽ rút ra những kết luận cụ thể về vấn đề bồi thường thiệt
hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất, từ đó nhận diện bất cập và
7
đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật. Đồng thời tác giả thực hiện tóm tắt nội dung
chính ở mỗi Chương và kết luận chung của Luận văn để làm rõ nội dung chính của
mỗi phần.
- Phương pháp lịch sử: phương pháp này được sử dụng ở Chương I để chỉ ra
nội hàm của khái niệm tài sản gắn liền với đất trong các thời kỳ lịch sử, từ đó làm
cơ sở để đề xuất làm rõ khái niệm.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh, đối chiếu quy định của
pháp luật hiện hành với pháp luật Đất đai qua các thời kỳ lịch sử hoặc các quy đinh
của Luật Đất đai và chính sách áp dụng tại các địa phương. Đồng thời phương pháp
được vận dụng để so sánh pháp luật đất đai của Việt Nam với pháp luật Đất đai của
một số quốc gia khác. Thông qua đó đưa ra bài học kinh nghiệm và có sự vận dụng
linh hoạt để hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
6. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn bao gồm:
Phần mở đầu
Chương 1: Những vấn đề chung trong bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền
với đất khi nhà nước thu hồi đất.
Kết luận Chương 1
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với
đất khi nhà nước thu hồi đất và giải pháp hoàn thiện.
Kết luận Chương 2
Kết luận chung.
8
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
VỀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tài sản gắn liền với đất
1.1.1. Khái niệm tài sản gắn liền với đất
Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội, con người luôn mong muốn tạo ra
ngày càng nhiều của cải vật chất. Họ không chỉ để nuôi sống và làm giàu cho bản
thân, gia đình, mà còn mong muốn đóng góp cho xã hội và để lại cho con cháu đời
sau. Tài sản luôn thể hiện vai trò quan trọng nền tảng và là động lực cho sự tồn tại và
phát triển của con người. Xét về nguồn gốc hình thành và tồn tại, “tài sản là một bộ
phận của thế giới vật chất, tồn tại trong thế giới thực”2
, được con người tìm thấy
trong tự nhiên hoặc do con người làm ra. Có thể phân chia tài sản thành các loại: tài
nguyên thiên nhiên như đất đai, nước, rừng, sản vật sẵn có trong lòng đất, dưới đáy
biển… mà con người bỏ công tìm kiếm, thu lượm, khai thác; tài sản là sản phẩm do
con người tạo ra như nhà cửa, công trình xây dựng, phương tiện vận chuyển, tư liệu
sản xuất, hàng hóa tiêu dùng; tài sản trí tuệ…Trong các loại tài sản trên, phải kể đến
đất đai, một loại tài sản đặc biệt. Không chỉ đơn thuần là một loại tài nguyên thiên
nhiên mà còn là tài sản quốc gia quý báu, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Mặc dù mang đầy đủ những thuộc tính của tài sản như “đáp ứng được nhu cầu nào đó
của con người tức là có giá trị sử dụng; con người có khả năng chiếm hữu và sử
dụng; là đối tượng trao đổi mua bán (tức là tham gia vào giao dịch dân sự)…”3
.
Nhưng đất đai không do con người tạo ra mà do thiên nhiên ban tặng, con người chỉ
có thể tác động vào đất đai để tạo ra giá trị trong quá trình sử dụng.
Nếu hiểu theo nghĩa rộng, đất đai là một thực thể thống nhất xác định theo không
gian đa chiều, không chỉ bao gồm lớp vỏ bề mặt của trái đất mà còn bao gồm các tài
sản trên mặt đất, trong lòng đất như các di vật, cổ vật, khoáng sản, nguồn nước ngầm,
động thực vật sinh sống trên và trong lòng đất… Trước đây khi khoa học, kỹ thuật
chưa phát triển, việc khai thác tài nguyên trong lòng đất còn rất hạn chế, các Quốc gia
trên thế giới đều có xu hướng đồng nhất giữa bề mặt đất đai với những loại tài sản
khác trên và trong lòng đất. Theo đó hầu hết các quốc gia đều cho rằng “đất đai thuộc
2 Trường Đại học Luật TP HCM (2019), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, NXB
Hồng Đức, Tr.12.
3 Lê Ngọc Thạnh (2017), Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật Học,
Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Tr.21.
9
về ai thì người đó có quyền sở hữu lên đến tận trời xanh (for cujus est solum ejus est
usque ad coelum) và sâu đến tận lòng đất (ad centrum terrae)”4
. Có nghĩa ai sở hữu
đất thì mọi tài sản trên và trong lòng đất đều thuộc về người đó. Sau này khi lực lượng
sản xuất phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, việc khai thác các tài
nguyên trong lòng đất được tiến hành dễ dàng hơn và mang về những nguồn lợi to lớn
thì các quốc gia trên thế giới đã có sự phân định quyền một cách tương đối rõ ràng
giữa tài nguyên trong lòng đất, tài sản trên đất với đất đai. Xu hướng chung của các
Quốc gia là tước đi quyền của chủ sở hữu đất đai trong việc khai thác tài nguyên thiên
nhiên. Việc thăm dò, khai thác tài nguyên hoặc phát hiện ra các cổ vật đều phải có sự
cho phép của Nhà nước. Đối với các tài sản trên đất do chủ sở hữu tạo lập thì được
Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền đối với tài sản đó.
Việt Nam cũng có quy định tương tự, được thể hiện tương đối rõ ràng trong Hiến
pháp và hệ thống pháp luật. Tiêu biểu, đối với tài nguyên khoáng sản, tài nguyên
thiên nhiên, Điều 53 Hiến Pháp năm 2013 ngày 28/11/2013 quy định tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác là tài sản công thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đối với di
vật, cổ vật thì Bộ Luật Dân sự năm 2015 (Luật số: 91/2015/QH13), ngày 24/11/2015
có quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm
đắm được tìm thấy, không có hoặc không xác định được chủ sở hữu tại Điều 229.
Theo đó, nếu tài sản là di tích lịch sử - văn hóa thì thuộc về Nhà nước, người tìm thấy
tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản
được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa và có giá trị nhỏ hơn
hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của
người tìm thấy. Như vậy, nếu NSDĐ vô tình phát hiện tài sản bị chôn giấu dưới đất
mà mình đang có quyền sử dụng thì tài sản đó không đương nhiên thuộc về NSDĐ mà
phải thông báo với cơ quan Nhà nước và tùy từng trường hợp để xử lý. Riêng đối với
tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh thì được pháp luật
bảo hộ và không bị quốc hữu hóa theo quy định tại Điều 51 Hiền pháp năm 2013. Như
vậy, so với trước đây, QSH đối với đất đai được đề cập đến với cách hiểu là QSH đối
với một tài sản độc lập và có giới hạn cụ thể.
Đi cùng với xu hướng tách bạch QSH đối với đất đai, tài sản trong lòng đất, tài
sản trên mặt đất thì thuật ngữ “tài sản gắn liền với đất” được sử dụng ngày càng phổ
4 Trường Đại học Luật TP HCM (2018), Giáo trình Luật Đất Đai, NXB Hồng Đức, Tr.21.