Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định của Bộ luật dân sự 2005
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ MỸ HẠNH
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM
THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. MAI HỒNG QUỲ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng toàn bộ nội dung Luận văn này là kết quả của quá trình
tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học
của GS.TS. Mai Hồng Quỳ. Các ý kiến của các tác giả khác, các thông tin, bản án,
quyết định được trích dẫn trong Luận văn đều được giữ nguyên ý tưởng và trích dẫn
chính xác.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Mỹ Hạnh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. BLDS : Bộ luật dân sự
2. BTTH : Bồi thường thiệt hại
3. HĐTP : Hội đồng thẩm phán
4. NXB : Nhà xuất bản
5. TAND : Tòa án nhân dân
6. TNBTTH : Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
7. TNDS : Trách nhiệm dân sự
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................. 1
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO SỨC KHỎE BỊ XÂM
PHẠM........................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do sức khỏe bị xâm phạm ........................................................... 6
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ........ 6
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do sức khỏe bị xâm phạm............................................................... 9
1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do sức khỏe bị xâm phạm ......................................................... 15
1.2.1. Trường hợp thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra ................ 17
1.2.2. Trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra ....................................... 25
1.3. Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ............................. 30
1.3.1. Thiệt hại vật chất........................................................................ 30
1.3.2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần ................................................ 36
1.4. Chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
sức khỏe bị xâm phạm........................................................................ 36
1.4.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại............................ 36
1.4.2. Chủ thể được hưởng bồi thường thiệt hại ................................... 41
Kết luận chương 1 .............................................................................. 41
CHƯƠNG II. VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN ................................................................................ 43
2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại................... 43
2.1.1. Trường hợp thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra ................ 44
2.1.2. Trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra ....................................... 52
2.2. Xác định thiệt hại......................................................................... 62
2.2.1. Thiệt hại về vật chất.................................................................... 62
2.2.2. Tổn thất về tinh thần................................................................... 64
2.3. Chủ thể......................................................................................... 71
2.3.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại............................ 71
2.3.2. Chủ thể được hưởng bồi thường ................................................. 77
Kết luận chương 2 .............................................................................. 79
KẾT LUẬN................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Con người sống trong xã hội có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác, nếu vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình, xâm phạm đến quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác, gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng là một trong những chế định
lớn và xuất hiện sớm trong pháp luật dân sự. Mục đích của chế định này là nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm, phòng
ngừa những hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội.
Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) nói chung,
TNBTTH do sức khỏe bị xâm phạm nói riêng đã được ghi nhận tương đối chi tiết,
hệ thống trong Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP
ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của
BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng, tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án trong việc xét
xử các tranh chấp liên quan đến TNBTTH ngoài hợp đồng.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử tại các Tòa án trong những năm qua cho thấy quy
định của pháp luật về TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung, và TNBTTH ngoài hợp
đồng do sức khỏe bị xâm phạm nói riêng đã bộc lộ sự bất cập so với đời sống xã
hội, một số quy định chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến việc giải quyết tranh chấp chưa
thực sự đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ BTTH như:
vấn đề có nên quy định căn cứ phát sinh TNBTTH ngoài hợp đồng bao gồm cả “yếu
tố lỗi”; vấn đề cần thiết phải xây dựng quy định chung về điều kiện phát sinh
TNBTTH do tài sản gây ra; vấn đề xác định chủ thể chịu TNBTTH, chủ thể được
hưởng bồi thường, căn cứ xác định tổn thất về tinh thần ... Do đó, sự bất cập, khiếm
khuyết của các quy định này cần phải được khắc phục, hoàn thiện kịp thời nhằm
đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia
các quan hệ dân sự là một trong những mục tiêu trọng tâm được Đảng và Nhà nước
đặc biệt quan tâm. Nghị quyết số 49/NQ - TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ “Hoàn thiện pháp luật dân sự,
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc
đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh; hoàn thiện chế định hợp đồng, bồi
thường, bồi hoàn”. Đặc biệt, khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định “Ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về
2
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Chính vì vậy, cần phải tiếp tục xây dựng hoàn
thiện pháp luật nói chung, pháp luật dân sự nói riêng trên tinh thần và nội dung mới
của Hiến pháp, quyền con người, quyền công dân mới có điều kiện tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm.
Bên cạnh đó, một yêu cầu khách quan là sự điều chỉnh của pháp luật phải
phù hợp với thực tế cuộc sống. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hỏi
hệ thống pháp luật phải ngày càng hoàn thiện và có sự tương đồng với pháp luật của
các nước.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu các qui định của pháp luật về
BTTH do xâm phạm sức khỏe là một trong những vấn đề có ý nghĩa pháp lý quan
trọng, đồng thời cũng là một trong các nhu cầu cấp bách đối với thực tiễn áp dụng
pháp luật hiện nay.
Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị
xâm phạm theo quy định của Bộ luật dân sự 2005” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
TNBTTH ngoài hợp đồng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu pháp luật
quan tâm. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về TNBTTH ngoài hợp
đồng nói chung, trong đó có đề cập đến TNBTTH do xâm phạm sức khỏe, tính
mạng dưới những góc độ khác nhau như:
- Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản,
sức khỏe và tính mạng, Nhà xuất bản (NXB) Hà Nội. Tác giả đã phân tích sâu sắc, có
hệ thống, khái quát cao về các vấn đề như: căn cứ phát sinh TNBTTH, BTTH trong
một số trường hợp cụ thể, phân loại trách nhiệm bồi thường, chủ thể phải BTTH...do
tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm. Đồng thời tác giả đưa ra những tình huống
nhằm cung cấp cho độc giả cách thức áp dụng pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng
trong những vụ việc cụ thể. Tác giả đã nêu một số bất cập so với thực tiễn của chế
định BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH do sức khỏe bị xâm phạm nói riêng
tại BLDS 2005 như: khoản tiền bồi thường do tổn thất tinh thần, thời hạn hưởng
BTTH do sức khỏe bị xâm phạm...Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra các kiến nghị cụ thể
hoàn thiện chế định này. Mặt khác, tác giả cũng chưa đi sâu vào phân tích các điều
kiện BTTH ngoài hợp đồng do tài sản gây ra, chủ thể có TNBTTH cũng như chủ thể
được hưởng BTTH trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm.
3
- Đỗ Văn Đại (2014), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam,
Bản án và bình luận bản án, Tập I, II, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
Tác giả đã bình luận chuyên sâu những bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến
vấn đề giải quyết TNBTTH ngoài hợp đồng, trong đó có đề cập đến TNBTTH do
xâm phạm sức khỏe. Tác giả đã phân tích, đối chiếu các quy định hiện hành với
thực tiễn xét xử của Tòa án Việt Nam, cũng như với hệ thống pháp luật của một số
nước trên thế giới; phân tích, đánh giá những điểm chưa phù hợp của quy định hiện
hành, đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện.
- Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự
2005 Tập 2, Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, NXB Chính trị
quốc gia. Công trình bình luận về phần nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, trong
đó đề cập đến chế định về BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, đây là công trình
nghiên cứu chung về các chế định được quy định trong BLDS 2005, không nghiên
cứu chuyên sâu về nội dung về TNBTTH ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm
phạm. Bên cạnh đó, tác giả chưa có sự đánh giá về vấn đề áp dụng chế định BTTH
ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm trong thực tiễn.
- Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Giáo trình gồm
6 chương đề cập đến các nội dung như: nghĩa vụ dân sự, khái luận hợp đồng dân sự,
các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng, các quy định chung về TNBTTH ngoài hợp đồng, các trường hợp BTTH cụ
thể. Công trình nghiên cứu một cách khái quát về BTTH ngoài hợp đồng nói chung,
chưa nghiên cứu chuyên sâu về BTTH do sức khỏe bị xâm phạm.
- Lê Thị Bích Lan (1999), Một số vấn đề về TNBTTH do xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà
Nội. Đây là công trình nghiên cứu TNBTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm và uy tín theo quy định của BLDS 1995, trong đó sức khỏe chỉ
là một vấn đề nhỏ.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như: “Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại” do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con
người” của Đinh Văn Quế, Tạp chí TAND số 10/2004; “Một số nhận xét và chú ý
đối với việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm” của Quách
Thành Vinh, Tạp chí TAND số 11/2004; “Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong
pháp luật Việt Nam” của Đỗ Văn Đại, Tạp chí TAND số 16/2008; “Bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng: Trách nhiệm hạn chế thiệt hại” của Đỗ Văn Đại, Tạp chí
4
TAND số 6/2009; “Lỗi, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng” của Đỗ Văn Đại, Tạp chí Khoa học pháp lý số 02/2010; “Góp ý về Dự thảo
sửa đổi BLDS sửa đổi phần liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của
Bùi Nguyễn Khánh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10/2010; “Chế định bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, những vấn đề đặt ra khi sửa đổi Bộ luật dân sự
2005” của Phạm Văn Bằng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 4/2013;...
Những công trình khoa học trên là tài liệu vô cùng quí báu giúp tác giả có
thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn.
Nhìn chung, hầu hết các công trình trên chỉ nghiên cứu chuyên sâu về phần
chung trong TNBTTH ngoài hợp đồng. Một số công trình nghiên cứu khác đề cập ở
dạng khái quát hoặc chỉ đề cập đến một vài khía cạnh nhất định của vấn đề, hoặc kết
hợp nghiên cứu chung với vấn đề khác như BTTH do xâm phạm tính mạng, danh
dự, nhân phẩm, uy tín...
Tác giả chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy
định của Bộ luật dân sự 2005” để nghiên cứu riêng một cách toàn diện, chuyên sâu,
có tính hệ thống, chi tiết về TNBTTH ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm
nhằm đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tác giả nghiên cứu đề tài này với mục đích làm rõ các quy định của BLDS
2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành về TNBTTH ngoài hợp đồng do sức khỏe
bị xâm phạm; đồng thời tìm hiểu đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định này ở các
Tòa án. Bên cạnh đó, tham chiếu những nội dung tương ứng của pháp luật một số
quốc gia trên thế giới nhằm góp phần làm rõ và làm phong phú thêm về cơ sở lý
luận, thực tiễn của vấn đề TNBTTH ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm. Từ
đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định này.
4. Đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của BLDS 2005 và các văn bản
hướng dẫn thi hành về TNBTTH ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm.
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, tác giả không nghiên cứu tất cả các trường hợp cụ
thể có thể làm phát sinh TNBTTH do sức khỏe bị xâm phạm. Tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu TNBTTH ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định của