Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1880

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HÀ

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG

THÔNG QUA CÁC PHƢƠNG THỨC GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HÀ

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG

THÔNG QUA CÁC PHƢƠNG THỨC GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế.

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Trí Hùng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua

các phương thức giải quyết tranh chấp” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những phần sử dụng tài liệu tham

khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong phần trích dẫn tài liệu tham khảo.

Những kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVQLNTD Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

BLDS Bộ luật Dân sự

BLTTDS Bộ luật tố tụng Dân sự

NTD Người tiêu dùng

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI

TIÊU DÙNG VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG............................................6

1.1. Khái quát về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng thông qua các

phƣơng thức giải quyết tranh chấp..............................................................6

1.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng........................................6

1.1.2. Khái quát về tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh

doanh.....................................................................................................8

1.2. Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng thông qua

các phƣơng thức giải quyết tranh chấp .....................................................14

1.2.1. Căn cứ vào quyền được bảo vệ của người tiêu dùng..........................14

1.2.2. Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng ...................................................................17

1.3. Sự cần thiết của quy định pháp luật về các phƣơng thức giải

quyết tranh chấp giữa ngƣời tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ. ........................................................................................19

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG ÁP

DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG

THÔNG QUA CÁC PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP -

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT..................................25

2.1. Thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ

quyền lợi ngƣời tiêu dùng thông qua các phƣơng thức giải quyết tranh

chấp………………………………………………………………….……..25

2.1.1. Quy định về giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng...............25

2.1.2. Quy định về giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ......................30

2.1.3. Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại…………….36

2.1.4. Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án……………………………39

2.2. Đề xuất hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng..57

2.2.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng ...................................................................57

2.2.2. Một số đề xuất cụ thể hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng...............................................................59

KẾT LUẬN...................................................................................................68

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề hết sức cần thiết trong các

chính sách quản lý kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Bởi vì người tiêu

dùng tuy là lực lượng đông đảo trong xã hội, nhưng xuất phát từ việc luôn thiếu hụt

thông tin và kiến thức về sản phẩm dịch vụ, cộng với đặc điểm giao dịch riêng lẻ

của quan hệ tiêu dùng nên người tiêu dùng luôn là chủ thể yếu thế hơn và có nguy

cơ gánh chịu thiệt hại trong quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Nhất là trong

thời điểm hiện nay, khi vấn nạn hàng giả, hàng nhái, không đảm bảo chất lượng, giá

bất hợp lý đang diễn ra ngày càng phổ biến. Tình trạng xâm phạm quyền lợi người

tiêu dùng đang có xu hướng mở rộng về phạm vi, gia tăng về số lượng và nghiêm

trọng về tính chất. Không hiếm các nhà sản xuất, tổ chức, cá nhân kinh doanh vì lợi

nhuận bất chấp sự an nguy của người tiêu dùng, cung cấp ra thị trường những sản

phẩm kém chất lượng, gây nguy hại. Những vi phạm trong thời gian qua có thể kể

đến như: bún tươi chứa tinopal có nguy cơ gây viêm loét dạ dày, ung thư; cà phê

làm từ đậu nành cháy; rượu làm bằng cồn gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong;

thịt nhiễm khuẩn được bày bán tại siêu thị Metro; rau tươi chứa dư lượng bảo vệ

thực vật vượt mức cho phép gây nguy hại sức khỏe; các loại hóa chất và phụ gia

dùng trong thực phẩm được bày bán tràn lan, không hề qua kiểm định chất lương,…

Các mặt hàng này phần lớn là nhu yếu phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính

mạng của người tiêu dùng. Chính vì những thực phẩm bẩn đó, “tại Việt Nam, theo

ghi nhận của Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh, ước tính mỗi năm có khoảng 15.000

trường hợp mắc mới và 75.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này”1

. Những vi

phạm này không chỉ dừng ở chất lượng sản phẩm mà còn liên quan đến việc bảo

mật thông tin người tiêu dùng, điều khoản thương mại chung, trách nhiệm bảo hành

sản phẩm,… gây thiệt hại cho người tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Mặc dù ở nước ta, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã đưa ra

khung pháp lý về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng các quy định còn

mang tính tuyên ngôn, chưa cụ thể, chưa bắt kịp được với nhịp độ phát triển kinh tế

và tự do hóa thương mại.

Một trong những biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hữu hiệu là xây

dựng các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp và thuận lợi để thông qua đó,

người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, quy định về các phương thức giải

quyết tranh chấp trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế,

chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tạo được định

hướng và khuyến khích người tiêu dùng thông qua đó tự bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của mình. Các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với tính chất

nhỏ lẻ của quan hệ tiêu dùng là thương lượng và hòa giải thì kết quả có được thực

hiện hay không chỉ phụ thuộc vào sự thiện chí của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

1 Vietpharm, “Thành lập viện nghiên cứu phòng chống ung thư”, http://vietpharm.com.vn/Thanh-lap-vien￾nghien-cuu-phong-chong-ung-thu_5_11510.aspx truy cập ngày 14/3/2014.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!