Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
HUỲNH XUÂN TÌNH
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI THỨ BA
NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ
HIỆU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH XUÂN TÌNH
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI THỨ BA
NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ
HIỆU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ VĂN ĐẠI
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong luận văn “Bảo
vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong
pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tác
giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Văn Đại. Mọi kết quả nghiên
cứu của các công trình khoa học khác đều được giữ nguyên ý tưởng và được
trích dẫn phù hợp theo quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2013
Tác giả luận văn
Huỳnh Xuân Tình
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
CỦA NGƢỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ
HIỆU..................................................................................................................8
1.1. Khái niệm, mục đích và giới hạn của bảo vệ quyền lợi của ngƣời thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu .....................................................8
1.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao
dịch dân sự vô hiệu ............................................................................................8
1.1.2. Mục đích của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình ..16
1.1.3. Giới hạn của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình...18
1.2. Bảo vệ quyền lợi của ngƣời thứ ba ngay tình trong trƣờng hợp công
nhận giao dịch của ngƣời thứ ba có hiệu lực...............................................20
1.2.1. Điều kiện để quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ
trong trường hợp công nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu lực ............20
1.2.2. Hậu quả pháp lý của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình trong trường hợp công nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu lực. ....34
1.3. Bảo vệ quyền lợi của ngƣời thứ ba ngay tình trong trƣờng hợp không
công nhận giao dịch của ngƣời thứ ba có hiệu lực......................................40
1.3.1. Điều kiện để quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ
trong trường hợp không công nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu lực..40
1.3.2. Hậu quả pháp lý của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình trong trường hợp không công nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu
lực.....................................................................................................................41
Kết luận chƣơng 1 ..........................................................................................45
CHƢƠNG 2. NHỮNG VƢỚNG MẮC, BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI THỨ BA NGAY TÌNH
VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN..................................................................46
2.1. Về khái niệm ngƣời thứ ba ngay tình....................................................46
2.2. Về điều kiện để ngƣời thứ ba ngay tình đƣợc bảo vệ ..........................53
2.2.1. Về bán đấu giá ...............................................................................54
2.2.2. Về Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ...................59
2.2.3. Về điều kiện “nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu
do Bản án, Quyết định bị hủy, sửa”.................................................................65
2.3. Về hậu quả pháp lý của việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời thứ ba ngay
tình...................................................................................................................67
2.3.1. Việc xác định trường hợp giao dịch của người thứ ba ngay tình có
hiệu lực hay không có hiệu lực ........................................................................67
2.3.2. Quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong trường hợp không
công nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu lực..........................................72
Kết luận chƣơng 2 ..........................................................................................77
KẾT LUẬN.....................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi xã hội ngày càng phát triển, vai trò của giao dịch dân sự ngày càng
được khẳng định. Sự tự do thỏa thuận cũng không ngừng được pháp luật tôn
trọng và bảo đảm. Tuy nhiên, sự tự do nào cũng phải trong một giới hạn nhất
định. Chính vì thế, pháp luật đã đưa ra các điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự. Nếu không tuân thủ các điều kiện đó thì giao dịch sẽ bị vô hiệu hoặc
có thể vô hiệu. Khi giao dịch bị tuyên vô hiệu, “Các bên khôi phục lại tình
trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả
được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền”
1
. Có thể nói, đây là hệ quả tất
yếu của một giao dịch bị vô hiệu. Bởi lẽ, khi giao dịch đã không có giá trị
ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên ngay từ thời điểm giao kết thì cần
phải khôi phục lại tình trạng ban đầu. Trong đó hoàn trả cho nhau những gì đã
nhận là một trong những biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Thế nhưng, tình huống ở đây đặt ra thì tài sản đó không còn nằm trong sự
chiếm hữu của một trong hai bên chủ thể nữa mà đã thuộc về chủ thể thứ ba.
Vậy, khi giao dịch đầu tiên vô hiệu thì giao dịch tiếp theo có vô hiệu theo
không? Người thứ ba ngay tình có quyền sở hữu đối với tài sản đó hay phải
trả lại cho chủ sở hữu ban đầu? Quyền lợi của người thứ ba ngay tình được
bảo vệ như thế nào và trong những trường hợp nào? Đây chính là những vấn
đề đặt ra khi chúng ta nghiên cứu đề tài bảo vệ quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.
Qua đó, chúng ta thấy một trong những hậu quả pháp lý cần giải quyết
khi giao dịch dân sự vô hiệu là phải bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình.
Bởi lẽ, chủ thể này đã hoàn toàn thiện chí, ngay thẳng khi xác lập giao dịch,
mong muốn thực hiện giao dịch đó để đạt được một lợi ích nhất định, nhưng
quyền lợi của họ lại đối kháng với lợi ích của chủ sở hữu đích thực. Chính vì
vậy, cần có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người thứ ba ngay tình trong sự dung hòa với lợi ích của chủ sở hữu đích
1 Điều 137 BLDS năm 2005.
2
thực. Có như thế, chúng ta mới có thể đảm bảo được quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên cũng như thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Trong thực tiễn lập pháp, so với Bộ luật Dân sự năm 1995, vấn đề bảo vệ
quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu đã được Bộ
luật Dân sự năm 2005 quy định khá cụ thể và đầy đủ. Thế nhưng, khi áp dụng
trên thực tế thì một số quy định đã bộc lộ những hạn chế gây khó khăn trong
quá trình giải quyết tranh chấp. Chẳng hạn như việc xác định người thứ ba
ngay tình; Quyết định của cơ quan nhà nước là Quyết định nào; việc phân
định ra hai trường hợp như Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định dựa trên tiêu
chí tài sản là động sản không phải đăng ký với tài sản là bất động sản và động
sản phải đăng ký còn nhiều cách hiểu khác nhau; cần xác định rõ trường hợp
nào người thứ ba ngay tình được giữ lại tài sản đó, trường hợp nào phải hoàn
trả lại tài sản cho chủ sở hữu ban đầu... Chính vì những bất cập trên nên khi
giải quyết đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến việc Tòa án giải
quyết không thống nhất, khó khăn trong vận dụng pháp luật cũng như không
đảm bảo được công bằng và lợi ích chính đáng của các bên.
Tranh chấp giữa các bên khi hợp đồng vô hiệu luôn là một vấn đề nóng
bỏng và phức tạp, nhất là khi có sự tham gia của người thứ ba ngay tình. Vấn
đề nghiên cứu các quy định cụ thể của Bộ luật Dân sự về bảo vệ quyền lợi của
người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu là việc làm cần thiết và
quan trọng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị sửa đổi, bổ sung
Bộ luật Dân sự như hiện nay. Việc nghiên cứu được thực hiện sẽ giúp chúng
ta nắm vững các quy định pháp luật, từ đó hiểu rõ hơn điểm tiến bộ để phát
huy và những điểm yếu, bất cập để khắc phục, làm cho pháp luật luôn là một
công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ trật tự xã hội nói chung cũng như quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong pháp luật Việt Nam” để
làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3
Có thể nói, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao
dịch dân sự vô hiệu rất ít được mọi người quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên, vấn
đề này được đề cập đến trong một công trình nghiên cứu chuyên sâu của tác
giả Nguyễn Văn Cường: “Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của
giao dịch dân sự vô hiệu”, Luận án tiến sĩ, năm 2005. Có thể nói, đây là công
trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về cả hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu
quả pháp lý của nó nên phạm vi rất rộng, phần bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu được đề cập rất ít (cụ thể chỉ có 8
trang trên tổng số 195 trang của luận án). Mặt khác, đề tài này nghiên cứu dựa
trên quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995. Trong khi đó, Bộ luật dân sự
năm 2005 có sự thay đổi rõ rệt điều luật quy định về vấn đề này.
Bên cạnh đó, ở cấp độ thạc sĩ, có luận văn năm 2004 của tác giả Trần
Niên Hưng về vấn đề “Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về
hợp đồng dân sự vô hiệu trong Luật dân sự Việt Nam”. Tuy nhiên, đề tài này
được nghiên cứu vào năm 2004 nên cũng dựa trên quy định của Bộ luật Dân
sự năm 1995 và phạm vi nghiên cứu rộng hơn nên phần bảo vệ quyền lợi của
người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu cũng được đề cập rất ít
(cụ thể chỉ có 2 trang trên tổng số 82 trang của luận văn).
Ngoài ra, ở cấp độ cử nhân có khóa luận năm 2010 của tác giả Nguyễn
Thị Làn về vấn đề: “Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”. Tuy
nhiên, đề tài này phạm vi nghiên cứu khá rộng, bao gồm cả hậu quả pháp lý
của giao dịch dân sự vô hiệu và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu nên vấn đề bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình không được đề cập nhiều (cụ thể chỉ có 9 trang trên tổng số
71 trang của luận văn). Đề tài chưa đưa ra kiến nghị hoàn thiện liên quan đến
vấn đề này, cũng như, chưa làm rõ một số vấn đề quan trọng như: như thế nào
là ngay tình, Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những cách
hiểu còn khác nhau liên quan đến quy định này.
Một số sách nghiên cứu có đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu như: Đỗ Văn Đại (2011), Luật
hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận Bản án, NXB Chính trị Quốc gia,
4
Hà Nội; Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Hằng (2011), Giao dịch về quyền
sử dụng đất vô hiệu, pháp luật và thực tiễn xét xử, NXB Thông tin và truyền
thông, Hà Nội; Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2008) Bộ Tư pháp, Viện khoa
học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập I, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội;
Ngoài ra, có một số bài viết trên tạp chí đề cập đến những khó khăn,
vướng mắc, những bất cập trong việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình. Ví dụ: Đỗ Thành Công (2010), “Quyền đòi lại tài sản từ người chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (15), tr. 24-30; Vũ
Thị Hồng Yến (2007), “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi chủ
sở hữu kiện đòi lại tài sản”, Chuyên đề cho hội thảo khoa học cấp trường do
Bộ môn luật dân sự - Khoa luật dân sự - Trường đại học Luật Hà Nội tổ chức
ngày 11/12/2007.
Không thể phủ nhận rằng, những cuốn sách và bài viết này có nhiều ưu
điểm, đã có sự nghiên cứu sâu hơn những quy định của pháp luật về vấn đề
bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình. Đồng thời, dựa trên thực tiễn áp
dụng thông qua một số Bản án, Quyết định Giám đốc thẩm để chỉ ra những
bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành và đề xuất các kiến nghị để
hoàn thiện pháp luật, nhất là cuốn sách Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và
bình luận Bản án của tác giả Đỗ Văn Đại, NXB Chính trị Quốc gia, năm
2011. Vì thế, đây chính là những nguồn tài liệu quý giá giúp tác giả hoàn
thành luận văn thạc sĩ của mình. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên
chưa nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về vấn đề bảo vệ quyền lợi
của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu mà chỉ đề cập đến
một khía cạnh trong đề tài.
Do vậy, có thể nói, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách chuyên sâu về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vô hiệu. Chính vì vậy, tác giả thiết nghĩ nghiên cứu đề tài
“Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
trong pháp luật Việt Nam” một cách toàn diện là cần thiết, có ý nghĩa thiết
thực trong bối cảnh sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự như hiện nay và hoàn
5
toàn không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu trước đó. Việc nghiên cứu sẽ
giúp chúng ta làm rõ những vấn đề mà chưa có đề tài nào tập trung nghiên
cứu chuyên sâu, nhất là việc xác định như thế nào là người thứ ba ngay tình,
làm rõ điều kiện để người thứ ba ngay tình được bảo vệ, hậu quả pháp lý của
việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của tác giả là nghiên cứu một cách có hệ thống những
quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình khi giao dịch dân sự vô hiệu cũng như thực trạng áp dụng những quy
định này trong thực tiễn, trên cơ sở đó làm sáng tỏ những vướng mắc và bất
cập. Qua đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần
hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Để có thể áp dụng pháp luật một cách
chính xác và thống nhất thì trước tiên chúng ta có thể bổ sung những vấn đề
bất cập đang cần sự hướng dẫn vào trong Sổ tay thẩm phán. Tiếp sau đó, khi
có điều kiện sửa đổi, bổ sung luật và các văn bản dưới luật thì chúng ta sẽ bổ
sung vào. Bởi lẽ, để sửa đổi luật, hay văn bản dưới luật thì cần phải có thời
gian. Đây là phương án hợp lý để những giải pháp mà tác giả đã nêu ra nhanh
chóng đi vào thực tiễn. Những giải pháp này ở mức độ nhất định sẽ góp phần
củng cố các cơ sở pháp lý giúp Tòa án thuận lợi hơn khi giải quyết hậu quả
pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu.
* Đối tượng nghiên cứu
Theo tên đề tài luận văn, đối tượng mà tác giả muốn nghiên cứu là các
quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Để tạo thuận lợi cho việc
nghiên cứu đối tượng này, trước hết, tác giả nghiên cứu những vấn đề cơ bản
liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vô hiệu. Từ đó, dựa trên những vấn đề cơ bản này tác giả nghiên cứu,
phân tích, đánh giá những vấn đề còn nhiều ý kiến học thuật khác nhau và
chưa được áp dụng thống nhất trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa
6
án. Chẳng hạn như: phân tích và làm rõ khái niệm người thứ ba ngay tình, xác
định điều kiện để người thứ ba ngay tình được bảo vệ và những hệ quả pháp
lý khi bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình. Để cuối cùng, tác giả đưa
ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu toàn diện các quy định của Pháp luật Việt Nam,
nhất là quy định của Bộ luật Dân sự về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, bao gồm những vấn đề cơ bản và
những vướng mắc, bất cập khi áp dụng pháp luật, từ đó đề xuất kiến nghị
hoàn thiện.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng xuyên suốt
phương pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp để giải quyết vấn đề lý luận về
bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
trong pháp luật Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh để làm rõ mối liên hệ và sự
tiến bộ giữa các thời kỳ lịch sử, nhất là Bộ luật Dân sự năm 2005 so với Bộ
luật Dân sự năm 1995 (Một phần mục 1.1.; mục 1.2.1.; mục 1.2.1.1.; mục
1.2.2.).
- Trong quá trình phân tích, tác giả cũng có so sánh với pháp luật các
nước như Pháp, Nhật (Một phần mục 1.1.1. (người thứ ba ngay tình); mục
1.2.1.2.; và mục 2.3.2.2.).
Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, đánh giá thực tiễn
(chủ yếu ở Chương 2). Cụ thể, tác giả đã tổng hợp, phân tích và bình luận
những Bản án, Quyết định Giám đốc thẩm để có thể làm rõ những vướng
mắc, bất cập khi áp dụng các quy định pháp luật, từ đó đưa ra các giải pháp
hoàn thiện pháp luật.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề pháp lý liên quan đến
bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Cụ
thể, nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng từ đó đưa ra
7
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật. Không những vậy, việc nghiên
cứu được thực hiện còn góp phần ổn định các giao dịch dân sự, đảm bảo an
toàn pháp lý và tránh được các rủi ro cho các chủ thể tham gia giao dịch, nhất
là chủ thể ngay tình.
Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo hữu ích cho việc nghiên cứu của sinh viên trong các trường đào luật
luật. Cũng như giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham khảo để
áp dụng hoặc để nhà làm luật sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật hiện
hành.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
Chương 2. Những vướng mắc, bất cập khi áp dụng pháp luật về bảo vệ
quyền lợi của người thứ ba ngay tình và kiến nghị hoàn thiện
8
CHƢƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI
THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
1.1. Khái niệm, mục đích và giới hạn của bảo vệ quyền lợi của ngƣời thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
Giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu vốn đã phức
tạp, khi xuất hiện người thứ ba ngay tình thì việc giải quyết hậu quả càng trở
nên phức tạp hơn. Chính vì thế, khi nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi của
người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, chúng ta cần nhận thức
được như thế nào là bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vô hiệu, mục đích của quy định này và những giới hạn đặt ra khi bảo
vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình.
1.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vô hiệu
Có thể nói, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình là một vấn đề
phức tạp và quan trọng khi giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô
hiệu. Chính vì thế, để hiểu rõ vấn đề này trước tiên chúng ta cần làm rõ hai
phạm trù: giao dịch dân sự vô hiệu và người thứ ba ngay tình. Có như vậy,
chúng ta mới có cái nhìn toàn diện về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.
* Giao dịch dân sự vô hiệu
Quả thật, việc chuyển dịch tài sản và cung ứng dịch vụ là nhu cầu cần
thiết của bất cứ xã hội nào, trong đó, giao dịch dân sự là phương tiện quan
trọng nhất. Đây cũng chính là một trong những căn cứ quan trọng và phổ biến
nhất làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Vậy như thế nào là giao dịch dân
sự? Theo nghĩa thông thường, “Giao dịch là có quan hệ gặp gỡ tiếp xúc với
nhau”
2
. Trong lĩnh vực pháp lý, Điều 121 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005
quy định về giao dịch dân sự như sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc
hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, chúng ta thấy trong pháp luật Việt Nam thì giao
2 Viện Ngôn ngữ (2010), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Thanh Niên, Hà Nội, tr. 348.
9
dịch dân sự là một khái niệm rộng, không chỉ riêng hợp đồng mà còn bao hàm
cả hành vi pháp lý đơn phương. Trong đó, phần hợp đồng được các nhà làm
luật chú trọng quy định thành một phần cụ thể, còn hành vi pháp lý đơn
phương không những được quy định trong phần hợp đồng3 mà còn được quy
định trong phần thừa kế4
. Hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa
các bên trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự, còn hành vi pháp lý đơn
phương chỉ là sự thể hiện ý chí của một bên. Đối với một số nước khác như:
“BLDS của nước Cộng hòa Pháp không đưa ra chế định giao dịch dân sự mà
chỉ đưa ra chế định hợp đồng dân sự và chế định thừa kế, còn đối với BLDS
và thương mại Thái Lan và BLDS Nhật Bản đưa ra chế định hành vi pháp lý
bao trùm lên chế định hợp đồng và chế định thừa kế theo di chúc”
5
. Qua đó,
chúng ta thấy có hai chế định quan trọng nhất mà bất cứ quốc gia nào cũng
quan tâm, đó là hợp đồng và thừa kế. Như vậy, có thể nói giao dịch dân sự là
mối quan hệ rất phổ biến trong mọi thời kỳ, mọi xã hội.
Để đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể thì pháp luật cho phép các
chủ thể được tự do giao dịch, nhưng sự tự do đó phải trong một giới hạn nhất
định. Vượt quá giới hạn đó giao dịch sẽ bị coi là vô hiệu6
. Điều 127 BLDS
năm 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu: “Giao dịch dân sự không có
một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô
hiệu”. Như vậy, những điều kiện đó được coi là giới hạn của sự tự do. Nói
cách khác, để một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì cần phải đáp ứng
các điều kiện do pháp luật quy định. Cụ thể, Điều 122 BLDS năm 2005 quy
định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
3 Ví dụ như hứa thưởng.
4 Ví dụ như lập di chúc, từ chối việc hưởng di sản.
5 Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Hằng (2011), Giao dịch về quyền sử dụng đất vô hiệu, pháp luật và
thực tiễn xét xử, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr. 6.
6 Điều đó không có nghĩa là trường hợp nào Tòa án cũng tuyên giao dịch dân sự vô hiệu ngay mà tùy từng
trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, Tòa án có thể yêu cầu các bên thực hiện đúng quy định của pháp luật, nếu
không thực hiện đúng mới tuyên vô hiệu hoặc tuyên vô hiệu ngay.
10
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
trong trường hợp pháp luật có quy định”.
Qua đó, chúng ta thấy những quy định về giao dịch dân sự vô hiệu có ý
nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
tham gia giao dịch dân sự, đảm bảo ổn định các giao dịch dân sự cũng như ổn
định trật tự xã hội. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, việc giải quyết hậu quả pháp
lý của nó sẽ phức tạp hơn nếu như nó ảnh hưởng đến quyền lợi của một chủ
thể khác, nhất là khi chủ thể đó lại ngay tình.
* Người thứ ba ngay tình
Người thứ ba ngay tình là đối tượng cần được bảo vệ khi giao dịch dân
sự vô hiệu. Do đó, để có thể nhận thức đầy đủ hơn về người thứ ba ngay tình,
trước tiên, chúng ta cần xác định được chủ thể nào là “người thứ ba” trong
mối quan hệ này. Có quan điểm cho rằng: “Trong quan hệ dân sự, ngoài các
chủ thể hoặc người đại diện, người được ủy quyền tham gia giao dịch, một số
trường hợp có người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đó là người
thứ ba trong quan hệ dân sự”7
.
Với trường hợp chúng ta đang nghiên cứu là bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, điều đó có nghĩa là đã tồn tại
một giao dịch vô hiệu trước đó. Để hiểu rõ hơn chủ thể nào được coi là
“người thứ ba”, chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:
Giao dịch 1 (vô hiệu) Giao dịch 2 (hợp pháp)
A B C
(chủ sở hữu ban đầu) (người thứ ba ngay tình)
Trong đó, tồn tại hai giao dịch dân sự nhưng giao dịch ban đầu bị vô
hiệu. Giả sử A bán tài sản cho B, nhưng giao dịch bị vô hiệu. Lúc đó, B phải
hoàn trả lại tài sản cho A theo Điều 137 BLDS năm 2005. Thế nhưng, tài sản
này đã không còn thuộc quyền sở hữu của B, do B đã bán tài sản này cho C.
7 Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ pháp lý, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 313.