Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi doanh nghiệp bị giải thể
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN SÂM
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CHỦ NỢ
KHI DOANH NGHIỆP BỊ GIẢI THỂ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
TRẦN SÂM LUẬN VĂN CAO HỌC NĂM 201
3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN SÂM
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CHỦ NỢ
KHI DOANH NGHIỆP BỊ GIẢI THỂ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Phan Huy Hồng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
MỤC LỤC
Lời nói đầu Trang
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 5
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp
nghiên cứu 7
5. Bố cục của luận văn 8
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giải thể doanh nghiệp và
bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi doanh nghiệp bị giải thể
1.1 Một số khái niệm liên quan đến giải thể doanh nghiệp 10
1.1.1 Khái niệm giải thể doanh nghiệp 10
1.1.2 Chủ nợ của doanh nghiệp bị giải thể 13
1.2 Các lọai rủi ro và sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của chủ
nợ khi doanh nghiệp bị giải thể
17
1.2.1 Các loại rủi ro của chủ nợ khi doanh nghiệp bị giải thể 17
1.2.2 Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi doanh
nghiệp bị giải thể
18
1.3 Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi doanh nghiệp
bị giải thể
21
1.3.1 Khái niệm cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi
doanh nghiệp bị giải thể
21
1.3.2 Nội dung cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi
doanh nghiệp bị giải thể
22
1.3.3 Các nguyên tắc thực hiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi
của chủ nợ khi doanh nghiệp bị giải thể
23
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của chủ
nợ khi doanh nghiệp bị giải thể
2.1. Khái quát về thực trạng pháp luật giải thể doanh nghiệp và
việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi doanh nghiệp bị giải thể 26
2.1.1 Các trường hợp giải thể doanh nghiệp. 26
2.1.2 Điều kiện giải thể doanh nghiệp 29
2.1.3 Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp 29
2.1.4 Khái quát thực trạng giải thể doanh nghiệp. 35
2.2 Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi doanh nghiệp bị giải thể thực
hiện thủ tục giải thể để được xóa tên trong Sổ Đăng ký doanh
nghiệp
40
2.2.1 Qui định pháp luật bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi doanh
nghiệp bị giải thể thực hiện thủ tục giải thể để được xóa tên trong
Sổ Đăng ký doanh nghiệp
40
2.2.2 Những bất cập trong thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi của
chủ nợ khi doanh nghiệp bị giải thể thực hiện thủ tục giải thể để
được xóa tên trong Sổ Đăng ký doanh nghiệp
42
2.3 Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi doanh nghiệp bị giải thể
không thực hiện thủ tục giải thể nhưng được xóa tên trong Sổ
Đăng ký doanh nghiệp
54
2.3.1 Qui định pháp luật bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi doanh
nghiệp bị giải thể không thực hiện thủ tục giải thể nhưng được
xóa tên trong Sổ Đăng ký doanh nghiệp
55
2.3.2 Những bất cập trong thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi của
chủ nợ khi doanh nghiệp bị giải thể không thực hiện thủ tục giải
thể nhưng được xóa tên trong Sổ Đăng ký doanh nghiệp
57
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện qui định pháp luật về
giải thể doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi
doanh nghiệp bị giải thể
3.1. Một số yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện qui định pháp
luật về giải thể doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ nợ
khi doanh nghiệp bị giải thể
61
3.2. Kiến nghị hoàn thiện qui định pháp luật về giải thể doanh
nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi doanh nghiệp bị
giải thể
62
3.2.1 Hoàn thiện qui định pháp luật về giải thể doanh nghiệp khi
doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể để được xóa tên trong Sổ
Đăng ký doanh nghiệp
62
3.2.2 Hoàn thiện pháp qui định pháp luật về giải thể doanh nghiệp
khi doanh nghiệp không thực hiện thủ tục giải thể nhưng được
xóa tên trong Sổ Đăng ký doanh nghiệp
67
Kết luận 70
LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành được Luận văn với đề tài “Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ
khi doanh nghiệp bị giải thể”, tôi đã được Thầy Phó giáo sư, Tiến sỹ Phan
Huy Hồng hướng dẫn nghiên cứu, chỉnh sửa luận văn một cách cặn kẽ và chi
tiết.
Tôi xin cam đoan:
(i) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi,
(ii) Số liệu trong luận văn được thu thập, điều tra trung thực,
(iii) Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã phân tích và những
kiến nghị, đề xuất nêu trong luận văn này.
Học viên
Trần Sâm
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình thực hiện chính sách “Đổi Mới”, phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập kinh tế thế giới, việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
cho nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh, gia nhập thị trường luôn được Đảng và
Nhà nước quan tâm và được cụ thể hóa trong hệ thống các văn bản pháp luật
về doanh nghiệp và đầu tư. Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời là cột mốc son đầu
tiên đem lại nhiều thành quả cho nền kinh tế Việt Nam thay thế cho Luật
Doanh nghiệp Tư nhân 1990 và Luật Công ty 1990, thành quả là “số lượng
doanh nghiệp thành lập mới trong giai đoạn 2000 – 2005 gấp 3,3 lần tổng số
doanh nghiệp đăng kí thành lập của giai đoạn 1991-1999”1
. Tiếp đó, để chuẩn
bị cho quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tham gia vào các tổ
chức thương mại toàn cầu và các tổ chức kinh tế khu vực, hệ thống pháp luật
về doanh nghiệp, đầu tư tiếp tục thực hiện đợt “đột phá” mới, hội nhập hơn,
đơn giản - minh bạch hơn và hiệu quả hơn trong hoạt động thu hút đầu tư,
khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đó là sự ra đời của Luật Doanh
nghiệp 2005 và các luật về kinh doanh như Luật Đầu tư 2005, Luật Thương
mại 2005, Luật Quản lý thuế 2006, …. đã nhanh chóng làm cho môi trường
kinh doanh của Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Minh chứng cho thành quả đó là số lượng doanh nghiệp được
thành lập mới liên tục tăng cả về số lượng lẫn qui mô vốn đầu tư và ngành
nghề sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ
và nông nghiệp không ngừng được cải thiện. Theo đó, tính đến 01/01/2012,
tổng số doanh nghiệp cả nước là 514.103 doanh nghiệp2
so với “con số không
đầy 40.000 doanh nghiệp của giai đoạn 1991-1999”3
. Sự phát triển của thị
1 Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.
133.
2 Tổng cục Thống kê, “Báo cáo kết quả rà sóat số lượng doanh nghiệp năm 2012”,
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=12481, truy cập ngày 21/9/2012.
3 Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 85.
2
trường, của cộng đồng doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh khẳng định môi
trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, tạo được sự tin tưởng, thuận lợi
và hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước góp phần lớn vào công
cuộc phát triển kinh tế, ổn định xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của đất
nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong những năm gần đây, nền
kinh tế thế giới phải đối diện với nhiều cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở
Mỹ, Châu Âu, khủng hoảng nợ công của các chính phủ trên thế giới, thảm
họa thiên tai, lũ lụt, sóng thần ở các nước châu Á và hậu quả đi kèm là sự sụt
giảm nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam; sụt giảm nhu cầu, sản lượng sản xuất và giảm kim ngạch thương
mại giữa các nền kinh tế với nhau. Ở trong nước, tình hình kinh tế của Việt
Nam cũng đang phải đối mặt với những khó khăn và bất cập riêng của mình
như: tăng trưởng thấp, lạm phát cao, thiếu nguồn nhân lực, quy mô đầu tư và
kinh doanh chưa phù hợp với thực tế và khả năng quản lý đồng thời sự cạnh
tranh khốc liệt trên thương trường làm cho không ít doanh nghiệp phải điêu
đứng, thua lỗ triền miên dẫn đến nguy cơ đối diện với việc phải rút khỏi thị
trường chấm dứt hoạt động. Nhận xét về tình hình giải thể doanh nghiệp hàng
loạt, có quan điểm còn cho rằng: “Môi trường kinh doanh đang xấu đi là do
bất ổn kinh tế vĩ mô. Bất ổn kinh tế vĩ mô khiến doanh nghiệp không định
đoán được kế hoạch kinh doanh, không thể đầu tư dài hạn. Trong điều kiện
bình thường, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã khó khăn hơn các doanh nghiệp
Nhà nước, nay lại chồng chất thêm khó khăn”4
.
Theo “Báo cáo rà soát số lượng doanh nghiệp năm 2012” của Tổng cục
Thống kê, tính đến 01/01/2012, cả nước có 23.689 doanh nghiệp ngừng sản
xuất kinh doanh, 31.425 doanh nghiệp chờ giải thể và 92.710 doanh nghiệp
không xác minh được. Như vậy, có thể nói 31.425 doanh nghiệp chờ giải thể
và 92.710 doanh nghiệp không xác minh được, chiếm 24,34% tổng số doanh
nghiệp của cả nước là những doanh nghiệp đã chủ động hoặc bị buộc rút khỏi
thị trường theo qui định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp.
4 Phương Anh, “Môi trường kinh doanh đang xấu đi”, http://nld.com.vn/20111010111640733p0c1014/moitruong-kinh-doanh-dang-xau-di.htm, truy cập ngày 21/9/2012.
3
Việc rút khỏi thị trường, chấm dứt hoạt động của nhà đầu tư không phải
chỉ là hệ quả tất yếu của việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, là quá
trình sàng lọc tự nhiên mang tính quy luật trong nền kinh tế thị trường mà còn
là ảnh hưởng của quá trình thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước,
quá trình tự lựa chọn của các doanh nghiệp khi mục tiêu kinh doanh thay đổi
hoặc thay đổi mang tính kỹ thuật kinh tế - pháp lý trong điều hành kinh doanh
nhằm đạt một mục đích nào đó của nhà đầu tư. Quá trình sàng lọc và tự sàng
lọc thông qua các giải pháp rút khỏi thị trường, chấm dứt hoạt động của doanh
nghiệp loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, làm ăn không hiệu quả hoặc
không phù hợp chủ trương của Nhà nước góp phần làm lành mạnh hoá môi
trường kinh doanh, cơ cấu lại nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nguồn lực
trong xã hội phát triển.
Việc rút khỏi thị trường có thể bằng hình thức giải thể doanh nghiệp
theo Luật Doanh nghiệp 2005 hoặc phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản
2004. Tuy nhiên, sự rút khỏi thị trường của doanh nghiệp khi giải thể hay phá
sản, tất yếu dẫn tới sự chấm dứt hàng loạt mối quan hệ pháp lý, đó là quan hệ
giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp (một loại quan hệ đầu tư, góp vốn); quan hệ
giữa doanh nghiệp và chủ nợ cho vay vốn; quan hệ giữa doanh nghiệp và đối
tác trong kinh doanh (chấm dứt các hợp đồng: quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể có liên quan); quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (trong đó
có cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan công an, cơ quan quản
lý lao động, bảo hiểm xã hội, …..); quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao
động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương, bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp,…..và
các quan hệ khác như quan hệ tài trợ hoạt động quảng cáo, tài trợ hoạt động
từ thiện v.v... cũng sẽ chấm dứt.
Pháp luật hiện hành đã có những quy định làm nền tảng cho việc doanh
nghiệp rút lui khỏi thị trường một cách có trật tự, lành mạnh khi chủ doanh
nghiệp, nhà đầu tư chấm dứt hoạt động bằng hình thức giải thể doanh nghiệp.
Đó là các quy định liên quan đến giải thể doanh nghiệp tại Luật Doanh
nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005, Luật Quản lý thuế 2006, ….và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
Tuy nhiên, việc tiến hành giải thể một doanh nghiệp trên thực tế thường
không đơn giản như quy định của pháp luật, chẳng hạn, có trường hợp doanh