Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo vệ quyền lợi bên vay trong hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN TUẤN
BẢO VỆ QUYỀN LỢI BÊN VAY
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BẢO VỆ QUYỀN LỢI BÊN VAY
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số cn: 8380107
Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS. Nguyễn Văn Vân
Học viên: Trần Văn Tuấn
Lớp: Luật kinh tế, Khóa 28
TP. HỒ CHÍ MINH –NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu, số liệu và thông tin tham khảo nêu trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy, trung thực và đều được trích dẫn nguồn gốc.
Tác giả
Trần Văn Tuấn
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BLDS 2015: Bộ luật Dân sự năm 2015
BLHS 2015: Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
BLTTDS 2015: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
CTTC: Công ty tài chính
HĐ: Hợp đồng
Luật BVQLNTD 2010: Luật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng năm 2010
Luật các TCTD 2010: Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
TCTD: Tổ chức tín dụng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI BÊN VAY TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG........................6
1.1. Nhận diện vấn đề bảo vệ quyền lợi bên vay trong hoạt động cho vay tiêu
dùng của tổ chức tín dụng ....................................................................................6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức
tín dụng................................................................................................................6
1.1.2. Vị thế pháp lý – kinh tế của bên vay và các quyền lợi hợp pháp của bên
vay trong quan hệ tín dụng tiêu dùng. ..............................................................11
1.1.3. Quyền lợi hợp pháp của bên vay tiêu dùng.............................................12
1.1.4. Lý do phải bảo vệ quyền lợi bên vay trong hoạt động cho vay tiêu dùng
của tổ chức tín dụng..........................................................................................15
1.1.5. Phương thức bảo vệ quyền lợi của bên đi vay ....................................... 18
1.2. Khái quát pháp luật bảo vệ quyền lợi bên vay trong hoạt động cho vay tiêu
dùng của tổ chức tín dụng.................................................................................20
1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của bên vay trong hoạt
động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng.............................................20
1.2.2. Quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của bên vay tiêu dùng
...........................................................................................................................21
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI BÊN VAY
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT.......................................................34
2.1. Bảo vệ quyền lợi bên vay trong hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức
tín dụng theo pháp luật ngân hàng....................................................................34
2.1.1. Quy định về quyền của bên vay trong quan hệ cho vay tiêu dùng của tổ
chức tín dụng.....................................................................................................34
2.1.2. Quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong quan hệ cho vay tiêu
dùng của tổ chức tín dụng.................................................................................37
2.2. Bảo vệ quyền lợi bên vay trong hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức
tín dụng theo pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng..............................46
2.2.1. Quy định về điều khoản thương mại chung ............................................46
2.2.2. Quy định về cung cấp và bảo mật thông tin............................................51
2.2.3. Quy định về bảo vệ bí mật thông tin người tiêu dùng.............................54
2.3. Các chủ thể bảo vệ quyền lợi bên vay ........................................................57
2.3.1. Bảo vệ từ phía Nhà nước.........................................................................57
2.3.2. Bảo vệ từ phía các Hiệp hội....................................................................58
2.3.3. Bên vay tự bảo vệ ....................................................................................59
2.4. Đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi bên vay trong hoạt
động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng ...................................................60
2.4.1. Nhóm đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi bên vay trong
hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng trong pháp luật về tín dụng
ngân hàng..........................................................................................................60
2.4.2. Nhóm đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi bên vay trong
hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng trong pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng .................................................................................63
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................66
KẾT LUẬN..............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cho vay tiêu dùng là hoạt động đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Đây là hoạt
động cho vay mà các tổ chức tín dụng (TCTD) hướng đến khách hàng là cá nhân,
hộ gia đình nhằm đáp ứng cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Khác với
người dân ở các nước phát triển trên thế giới thường có xu hướng “ứng trước, trả
dần” đối với các khoản tiêu dùng như mua ô tô, điện thoại, máy tính hay sửa nhà,…
người dân Việt Nam có thói quen chỉ chi tiêu trong phạm vi số tiền mình đang sở
hữu, đối với những khoản tiền lớn hơn thì sẽ tích lũy dần, hay vay mượn người thân
rồi thanh toán một lần cho sản phẩm. Trong thời gian qua xuất phát từ nhu cầu chi
tiêu tăng cao cùng với mong muốn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi huy
động từ trong xã hội và mở rộng thị phần trên thị trường kinh doanh tiền tệ, hoạt
động cho vay tiêu dùng cũng đã phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
Sự ra đời của hoạt động cho vay tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng tới
sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh doanh của hệ
thống các TCTD nói chung và công ty tài chính (CTTC) nói riêng. Với dân số 90
triệu dân, dự báo sẽ đạt tới 100 triệu dân vào năm 2025, Việt Nam đang được
đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng phát triển hình thức cho vay
tiêu dùng hàng đầu trong khu vực. Đồng thời, xu hướng chi tiêu cởi mở của
người dân đã tạo nên làn sóng chuyển hướng bán lẻ mạnh mẽ trong các TCTD
thời gian qua, đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng đi lên đáng kể. Tại thời
điểm cuối 2017, tín dụng tiêu dùng tăng khoảng 65%, trong khi năm 2016 tăng
50,2%. Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ đã tăng từ mức 12,3% (năm
2016) lên 18% (năm 2017)1
.
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả mà hoạt động cho vay tiêu dùng mang
lại cho khách hàng thì trong những năm gần đây, hoạt động này đang tiềm ẩn nhiều
nguy cơ xâm phạm quyền lợi bên vay tiêu dùng. Các hành vi xâm phạm này được
thực hiện rất khéo léo, thường đánh vào đặc điểm chính của loại hình tín dụng tiêu
dùng là thủ tục đơn giản và thời gian giải ngân nhanh,… vi phạm pháp luật về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng, gây nhiều thiệt hại cho khách hàng.
1 Đỗ Linh, Tín dụng tiêu dùng: Cẩn trọng, phòng tránh rủi ro, đăng trên website: http://tapchitaichinh.vn/kinhte-vi-mo/tin-dung-tieu-dung-can-trong-phong-tranh-rui-ro-142251.html (truy cập ngày 08/02/2020).
2
Theo Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thực trạng
trên xuất phát từ những lý do:
Thứ nhất, khó khăn trong việc xử lý vấn đề lãi suất. Hiện nay, dù BLDS 2015
quy định giới hạn lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm (Điều 468
BLDS năm 2015) thì TCTD và khách hàng vẫn có thể thỏa thuận về lãi suất cho vay
theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách
hàng, trừ trường hợp quy định lãi suất cho vay tối đa khác (Điều 13 Thông tư số
39/2016/TT-NHNN) và lãi suất này thường rất cao, chắc chắn trên 20%/năm. Hoặc
các TCTD có các gói dịch vụ tiêu dùng lãi suất 0%, chỉ trả góp tiền gốc hàng tháng,
tuy nhiên thường lãi suất ưu đãi 0% chỉ áp dụng từ 3 – 6 tháng đầu, sau thời gian
này khách hàng sẽ phải chịu lãi suất rất cao, số lãi này được tính trên tổng dư nợ
ban đầu chứ không phải dư nợ giảm dần.
Thứ hai, TCTD cung cấp thông tin không chính xác, đầy đủ về Hợp đồng
mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Thứ ba, TCTD không thông báo rõ ràng mục đích thu thập thông tin.
Thứ tư, TCTD có dấu hiệu đe dọa, quấy rối người tiêu dùng khi nhắc nợ, thu
hồi nợ.
Thứ năm, khi xảy ra tranh chấp bên vay tiêu dùng là bên “yếu thế” hơn do
kiến thức pháp luật kém, thiếu thông tin hoặc thờ ơ với pháp luật nên chưa nhận
được sự bảo vệ kịp thời, đầy đủ từ Nhà nước, các Hiệp hội.
Thứ sáu, bên vay thiếu kiến thức để hiểu thông tin khi giao kết, khi tranh
chấp thì không có tài liệu, chứng cứ và không biết thông tin để liên hệ các các cơ
quan quản lý nhà nước, hiệp hội để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên là việc thiếu hành lang pháp lý đã
làm trở ngại chính khiến cho loại hình cho vay tiêu dùng chưa phát triển đồng bộ
với nhu cầu tiếp cận tài chính phục vụ tiêu dùng của người dân.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp pháp lý để bảo vệ hiệu quả
quyền lợi bên vay trong quan hệ tín dụng tiêu dùng, để đảm bảo sự hài hòa giữa
chức năng bảo vệ người tiêu dùng và điều tiết hoạt động của các TCTD theo thông
lệ quốc tế và phù hợp với thực tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay là rất
cần thiết. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi bên vay trong hoạt động
tín dụng tiêu dùng TCTD” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
3
2. Tình hình nghiên cứu
Dưới khía cạnh pháp lý, đến nay vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn
đề này, ngoài các công trình sau:
a) Luận văn thạc sỹ “Pháp luật bảo vệ quyền lợi của Bên vay trong quan hệ
hợp đồng tín dụng tiêu dùng” của Trần Thị Hiền Lương, thực hiện tại Trường Đại
học Luật Tp.HCM, năm 2014;
b) Khóa luận “Pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín
dụng” Nguyễn Thị Hồng, Trường Đại học Luật Tp.HCM, năm 2011.
Các luận văn, khóa luận nói trên chỉ tập trung nêu rõ thực trạng áp dụng pháp
luật bảo vệ quyền lợi của bên vay chứ chưa nêu rõ quyền của bên vay và các
phương thức nhằm bảo vệ quyền lợi bên vay, đồng thời các luận văn này đã được
thực hiện cách đây nhiều năm nên giá trị thực tiễn không còn phù hợp.
Ngoài ra, có một số giáo trình, bài viết về pháp luật hoạt động tín dụng tiêu
dùng đăng trên tạp chí, sách, báo trong nước xung quanh vấn đề bảo vệ quyền lợi
bên vay trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
Các tác giả đã khảo sát, nghiên cứu về mặt lý luận, dẫn chứng các số liệu
thực tế và đưa ra các giải pháp nhằm cảnh báo ở một khía cạnh pháp luật khá hẹp,
mà chưa đưa ra được một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện quy định về hoạt động cho
vay tiêu dùng. Tuy nhiên, các vấn đề nghiên cứu trên sẽ là nguồn tham khảo quý giá
và là cơ sở lý luận giúp cho việc tiếp cận vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
quyền lợi bên vay trong hoạt động cho vay tiêu dùng của các TCTD.
Đã đến lúc cần có một hành lang pháp lý rõ ràng để đưa loại hình này về
đúng vai trò, vị trí của nó trong đời sống kinh tế, xã hội. Do đó,việc tác giả lựa chọn
đề tài “Bảo vệ quyền lợi bên vay trong hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức
tín dụng” làm luận văn thạc sĩ luật học muốn góp phần vào công tác bảo vệ quyền
lợi của bên vay tiêu dùng là các cá nhân nhỏ lẻ trong xã hội, đảm bảo sự hài hòa
giữa chức năng bảo vệ người tiêu dùng và điều tiết hoạt động của các TCTD của
Nhà nước và pháp luật.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài đưa ra là làm sáng tỏ vấn đề lý luận và
thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ bên vay trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại
các TCTD.