Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
815.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
725

Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐINH THỊ THANH NGA

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP

LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60.38.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học

Phó giáo sư, Tiến sĩ LÊ THỊ BÍCH THỌ

TP. Hồ Chí Minh – năm 2007

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của

riêng tôi. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung

thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả

Đinh Thị Thanh Nga

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. Luật phá sản: LPS

2. Luật phá sản doanh nghiệp: LPSDN

3. Hội nghị chủ nợ: HNCN

4. Tổ quản lý thanh lý tài sản: TQLTLTS

5. Tòa án nhân dân: TAND

6. Thành phố Hồ Chí Minh: TPHCM

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI

CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN.

1.1. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản............................ 1

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.................... 1

1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo tiêu

chí định lượng .................................................................................................. 2

1.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo tiêu

chí kế toán........................................................................................................ 3

1.1.1.3. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo tiêu

chí định tính ..................................................................................................... 5

1.1.2. Phân loại doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.......................... 10

1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình

trạng phá sản .................................................................................................. 12

1.2.1. Khái niệm quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá

sản………………............................................................................................... 12

1.2.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình

trạng phá sản ................................................................................................... 15

1.2.2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của quan điểm bảo

vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ............................... 15

1.2.2.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào

tình trạng phá sản ............................................................................................. 18

1.3. Thủ tục tố tụng phá sản và vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh

nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ................................................................ 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA DOANH

NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN NĂM 2004.

2.1. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

trong giai đoạn nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản.............................. 27

2.1.1. Về khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản..................... 27

2.1.2. Về việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản...................................... 28

2.1.3. Về một số vấn đề khác liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp

trong quá trình thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ..................................... 32

2.1.4. Về hệ quả pháp lý của việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

đối với doanh nghiệp........................................................................................ 34

2.1.5. Về quyềt định mở hoặc không mở thủ tục phá sản ............................. 34

2.1.6. Về vấn đề thiết lập chủ thể quản lý tài sản của doanh nghiệp ............ 38

2.1.7. Về phân công thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản........................... 39

2.2. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh............................................... 41

2.2.1. Về điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh ............ 43

2.2.2. Về phương án tổ chức lại hoạt động kinh doanh ............................... 47

2.2.3. Các hạn chế và ưu đãi đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng

phá sản trong quá trình phục hồi...................................................................... 49

2.2.4. Về giám sát quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh và đình chỉ

phục hồi hoạt động kinh doanh......................................................................... 52

2.3. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thủ tục thanh lý tài sản ....... 56

2.3.1. Về các trường hợp tiến hành thanh lý tài sản..................................... 56

2.3.2. Về khiếu nại kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản......... 59

2.3.3. Về hoạt động của Tổ quản lý và thanh lý tài sản .............................. 59

2.3.4. Về xác định tài sản của doanh nghiệp bị áp dụng thủ tục thanh lý..... 60

2.3.5. Về thanh lý tài sản của doanh nghiệp ................................................ 65

2.4. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thủ tục quyết định tuyên

bố doanh nghiệp bị phá sản ........................................................................... 66

2.4.1. Về điều kiện tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản ................................. 70

2.4.2. Về hệ quả của quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản ............ 72

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÁ

SẢN NHẰM BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP LÂM

VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN.

3.1. Các yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm

bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản .................. 76

3.2. Những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo

vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ......................... 79

3.2.1. Về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá

sản trong thủ tục nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản................................. 79

3.2.1.1. Về khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ............. 79

3.2.1.2. Về việc nộp, thụ lý và trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.... 81

3.2.1.3. Về quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản..................... 82

3.2.1.4. Về phân công Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản .................. 83

3.2.2. Về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thủ tục phục hồi hoạt

động kinh doanh............................................................................................... 83

3.2.3. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

trong thủ tục thanh lý tài sản............................................................................ 85

3.2.3.1. Về các trường hợp tiến hành thủ tục thanh lý............................. 85

3.2.3.2. Về khiếu nại, kháng nghị quyết định thanh lý............................ 86

3.2.3.3. Về xác định tài sản của doanh nghiệp........................................ 86

3.2.3.4. Về chủ thể quản lý và thanh lý tài sản........................................ 87

3.2.3.5. Về thanh lý tài sản của doanh nghiệp......................................... 91

3.2.4. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

trong thủ tục tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. .............................................. 93

3.2.4.1. Về điều kiện tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản ......................... 93

3.2.4.2. Về hệ quả của quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản ..... 94

3.2.5. Một số kiến nghị khác liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của

doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản......................................................... 97

KẾT LUẬN

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận văn.

Pháp luật phá sản là bộ phận cấu thành không thể thiếu của pháp luật kinh

doanh để giải quyết mối quan hệ nợ nần trong hoàn cảnh đặc biệt: khi doanh

nghiệp mất khả năng thanh toán. Thủ tục phá sản thường chỉ được biết đến như

một thủ tục đòi nợ tập thể, trong đó vấn đề trọng tâm là bảo vệ và đảm bảo công

bằng cho các chủ nợ. Quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ

là vấn đề được cân nhắc phụ thuộc vào tâm điểm đó, thậm chí pháp luật phá sản

còn thể hiện sự trừng phạt đối với chủ thể này . Tuy nhiên, cùng với sự phát triển

của nền kinh tế thị trường, các nhà lập pháp cũng nhận thức rằng kinh doanh là

hoạt động chứa đựng tính rủi ro nên các con nợ cần được đối xử khoan dung

hơn. Mặt khác, tuy lợi ích của chủ nợ và doanh nghiệp bị phá sản có vẻ đối lập

nhưng chúng lại có mối quan hệ mang tính tương hỗ. Vì thế, pháp luật phá sản

hiện đại không chỉ đặt mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ mà đồng thời

cũng bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thủ tục

phá sản còn được xem là một cơ hội để doanh nghiệp mắc nợ có thể được phục

hồi.

Ngay từ khi Đảng và Nhà nước xác định chủ trương xây dựng nền kinh tế

hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đạo luật phá sản

đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam đã được ban hành năm 1993 để đáp ứng

nhu cầu điều chỉnh pháp luật đó. Tuy nhiên, trong 10 năm thực hiện Luật phá sản

doanh nghiệp 1993 đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Đã có rất nhiều nghiên cứu

của các nhà khoa học được thực hiện trong giai đoạn từ 1993 đến 2004 xoay

quanh việc xây dựng cơ chế pháp lý thích hợp hơn cho hiện tượng kinh tế này.

Luật phá sản 2004 ra đời tưởng chừng như đã khắc phục được những hạn

chế của Luật phá sản doanh nghiệp 1993. Thế nhưng, sau hơn 2 năm thi hành, số

lượng các vụ việc phá sản được thụ lý vẫn ở mức khiêm tốn: tổng cộng chỉ có 45

hồ sơ được thụ lý ở cả ba khu vực TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Điều đó không có

nghĩa là môi trường kinh doanh trong nước hết sức lành mạnh mà phản ánh rằng

các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản vẫn chưa tìm thấy ở pháp luật

phá sản hiện hành một cơ sở vững chắc để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Bên cạnh đó, tháng 12 năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên của tổ

chức thương mại thế giới WTO, chính thức tham gia vào sân chơi thương mại

mang tính toàn cầu. Sự hội nhập với các nền kinh tế lớn cũng sẽ kéo theo hệ quả

không thể tránh khỏi của quy luật cạnh tranh khắc nghiệt, khi các doanh nghiệp

Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Jan Noether, Trưởng đại

diện Phòng thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam đã phát biểu: “Vào

WTO đồng nghĩa với những vụ phá sản hàng loạt và thất nghiệp trong giai đoạn

đầu”. Điều này cũng có nghĩa là yêu cầu hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền

lợi cho đối tượng này càng trở nên cấp thiết.

Như vậy, nghiên cứu về pháp luật phá sản trong mối quan hệ với việc bảo

vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là vấn đề có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế

trong nước và môi trường kinh tế quốc tế. Đây cũng là lý do mà tác giả lựa chọn

đề tài “Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” là đề

tài luận văn cao học của mình.

2. Muïc ñích vaø nhieäm vuï cuûa luaän vaên

Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi của

doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật phá sản

hiện hành và thực tiễn áp dụng, từ đó phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại và đề

xuất các kiến nghị phục vu cho việc hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo vệ

quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đó, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:

- Phân tích những vấn đề cơ bản về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm

vào tình trạng phá sản.

- Phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi của doanh

nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

- Đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo vệ quyền

lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

3. Phạm vi nghiên cứu.

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo vệ

quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo trình tự giải quyết

phá sản được quy định bởi Luật phá sản 2004 và thực trạng áp dụng, có sự đối

chiếu với các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp 1993 và pháp luật phá sản

thế giới, từ đó đề ra các kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật phá sản

hiện hành.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng

hợp, so sánh, thống kê để làm sáng tỏ các nội dung được nêu trong luận văn.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cho những

người làm công tác pháp luật và các nhà kinh doanh có quan tâm, đặc biệt là các

sinh viên luật. Đây cũng là tài liệu có giá trị tham khảo cho công tác xây dựng và

hoàn thiện pháp luật phá sản trong thời gian sắp tới.

6. Tình hình nghiên cứu

đLà hiện tượng khách quan của nền kinh tế thị trường, phá sản là một

trong những lĩnh vực được khá nhiều chuyên gia nghiên cứu. Trong đó, có rất

nhiều bài viết, công trình khoa học nhằm xây dựng và hòan thiện pháp luật phá

sản trên cơ sỡ nghiên cứu các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp 1993. Có

thể kê đến các đề tài luận văn cao học “ Hoàn thiện pháp luật về phá sản doanh

nghiệp” của tác giả Bùi Xuân Hải(2000); “Luật phá sản doanh nghiệp dưới góc

độ so sánh” của tác giả Lê Hữu Trí (2003); “Chế độ pháp lý về phá sản- thực

tiễn thi hành và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Trường Nhật Phượng

(2004); đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Một số định hướng hoàn thiện pháp

luật phá sản doanh nghiệp”của tác giả Nguyễn Thái Phúc làm chủ nhiệm.

Sau khi Luật phá sản 2004 được ban hành thay thế cho Luật phá sản

doanh nghiệp 1993 cũng đã có những công trình nghiên cứu về nó để tiếp tục

xây dựng pháp luật phá sản ngày càng hoàn thiện. Đó là công trình “Pháp luật

phá sản của Việt Nam” của PGSTS Dương Đăng Huệ (2005), các luận văn thạc

sĩ với đề tài “Địa vị pháp lý của Tòa án trong thủ tục phá sản theo Luật phá sản

2004” của tác giả Đinh Ngọc Thu Hương (2005); đề tài “Luật phá sản 2004- Cơ

sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ” của tác giả Lê Thị

Đào (2006).

Mỗi tác giả đều nghiên cứu về pháp luật phá sản dưới những góc độ khác

nhau, nhưng chưa có công trình nào ở cấp độ thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề bảo

vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, tác giả đã

chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” là

đề tài luận văn cao học của mình.

7. Bố cục của luận văn.

Luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào

tình trạng phá sản.

Chương 2: Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo

Luật phá sản 2004.

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo vệ quyền

lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN

LỢI CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH

TRẠNG PHÁ SẢN

1.1. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

PPhá sản là một thuật ngữ được biết đến rất sớm ở các nước phương Tây

nơi có nền kinh tế thị trường sớm phát triển. Theo một số nhà nghiên cứu, trong

tiếng Latin phá sản được thể hiện bằng từ “ruin” với ý nghĩa là sự khánh tận,

khánh kiệt [89, tr337]. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng phá sản bắt nguồn

từ thuật ngữ “banca rotta” của tiếng La mã với ý nghĩa là “ chiếc ghế bị gãy”

dựa vào tập quán thương mại là một thương gia mất khả năng thanh toán nợ sẽ

bị mất quyền tham gia các đại hội thương gia, ghế của họ sẽ bị đem ra khỏi hội

trường. Với cùng biểu tượng đó theo các nhà nghiên cứu Mỹ, phá sản bắt nguồn

từ chữ Latin “banque” có nghĩa là cái bàn hoặc cái ghế dài và “ruptus” có nghĩa

là bị gãy [34, tr9]. Do vậy trong tiếng Pháp phá sản được gọi là “banqueroute”,

trong tiếng Anh phá sản được nhắc đến qua hai thuật ngữ “bankrupt” và

“insolvent” có ý nghĩa “not having enough money to pay what you owe”*,

không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Như vậy, dù có sự khác nhau nhưng tất cả các thuật ngữ trên đều ám chỉ

đến một tình trạng xấu của con nợ - tình trạng mất khả năng thanh toán nợ. Sự

khác nhau cơ bản của pháp luật các nước là tình trạng phá sản được xác định

bằng tiêu chí nào mà thôi.

* : Oxford Advanced Learner’s Dictionary (2000), page 620.

Formatted: Font: 13.5 pt, Bold

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!