Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THẢO NHÂN
BẢO ĐẢM QUYỀN
ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
BẢO ĐẢM QUYỀN
ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380102
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đỗ Minh Khôi
Học viên : Nguyễn Thảo Nhân
Lớp : Cao học Luật khóa 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản
của người chưa thành niên” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất
cứ công trình nào. Các số liệu được liệt kê trong luận văn này là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Thảo Nhân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Từ ngữ nguyên nghĩa
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
NCTN Người chưa thành niên
SKSS Sức khỏe sinh sản
SKTD Sức khỏe tình dục
TN Thanh niên
UBND Ủy ban nhân dân
VTN Vị thành niên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC CHĂM
SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN..................7
1.1. Khái niệm sức khỏe người chưa thành niên.................................................7
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên..............................................................7
1.1.2. Đặc điểm độ tuổi người chưa thành niên...................................................8
1.1.3. Khái niệm về sức khỏe sinh sản..................................................................9
1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
chưa thành niên....................................................................................................10
1.2.1. Khái niệm về quyền và quyền của người chưa thành niên.......................10
1.2.2. Khái niệm về quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa
thành niên ...........................................................................................................15
1.2.3. Đặc điểm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành
niên .....................................................................................................................16
1.2.4. Vai trò, ý nghĩa của quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
chưa thành niên ..................................................................................................18
1.3. Nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành
niên ........................................................................................................................20
1.3.1. Quyền tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản ........................21
1.3.2. Quyền được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.......................21
1.3.3. Quyền được lựa chọn các biện pháp tránh thai.......................................22
1.3.4. Quyền tự quyết định liên quan đến sức khỏe sinh sản .............................23
1.4. Trách nhiệm và biện pháp bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh
sản của người chưa thành niên...........................................................................24
1.4.1. Chính phủ .................................................................................................24
1.4.2. Ủy ban Nhân dân các cấp ........................................................................26
1.4.3. Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan...........................................................27
1.4.4. Gia đình của người chưa thành niên và các tổ chức trong xã hội...........29
Tiểu kết Chương 1 ...............................................................................................33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC
KHỎE SINH SẢN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN HIỆN NAY..............34
2.1. Thực trạng về sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên ..................34
2.1.1. Tình hình sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên.........................34
2.1.2. Các yếu tố tác động đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
chưa thành niên ..................................................................................................36
2.2. Thực trạng quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa
thành niên .............................................................................................................42
2.2.1. Thực trạng quyền tiếp cận thông tin ........................................................42
2.2.2. Thực trạng quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản..............46
2.2.3. Thực trạng quyền lựa chọn các biện pháp tránh thai..............................48
2.2.4. Thực trạng quyền tự quyết định liên quan đến sức khỏe sinh sản ...........49
2.3. Thực trạng thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền được chăm sóc sức
khỏe sinh sản của người chưa thành niên .........................................................50
2.3.1. Chính phủ .................................................................................................50
2.3.2. Uỷ ban nhân dân các cấp.........................................................................52
2.3.3. Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan...........................................................53
2.4.4. Gia đình của người chưa thành niên và các tổ chức trong xã hội...........56
2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện quyền và các biện pháp
bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên .57
2.4.1. Những hạn chế trong thực hiện quyền và các biện pháp bảo đảm quyền
được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên ..........................57
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện quyền và các biện pháp
bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên.62
2.5. Kiến nghị và giải pháp thực hiện quyền và các biện pháp bảo đảm quyền
được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên ........................71
2.5.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật quyền được chăm sóc sức khỏe
sinh sản của người chưa thành niên...................................................................71
2.5.2. Đầu tư tài chính cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người
chưa thành niên ..................................................................................................73
2.5.3. Đảm bảo nguồn nhân lực chuyên ngành và nâng cao năng lực chuyên
môn sức khỏe sinh sản cho người chưa thành niên cho y tế các tuyến..............74
Tiểu kết Chương 2...................................................................................................79
KẾT LUẬN..............................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người chưa thành niên là nhóm đối tượng đặt biệt chiếm khoảng 1/5 dân số
thế giới. Nhóm đối tượng này là những người ở nhóm tuổi tiền trưởng thành với
nhu cầu phát triển khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và môi trường
sống của họ. Trải qua giai đoạn phát triển từ thời thơ ấu, trải qua tuổi vị thành niên
rồi đến tuổi trưởng thành, mọi người cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ
năng cần thiết để đối mặt với những thách thức trong tương lai. Trong khi đó, người
chưa thành niên là nhóm đối tượng đang có sự thay đổi về mặt thể chất lẫn tinh
thần, là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do đó cần được sự quan tâm, bảo vệ cũng
như hỗ trợ để có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Sự thiếu hiểu biết về sức
khoẻ sinh sản được xem là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe của
người chưa thành niên trong giai đoạn phát triển này.
Tại Việt Nam, nhóm người chưa thành niên đang phải đối mặt với rất nhiều
vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản. Theo kết quả điều tra Quốc gia về sức khỏe
sinh sản và sức khỏe tình dục của thanh thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi từ 10-24 tuổi
do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc thực hiện năm 2016, thì trong tổng số nữ ở độ tuổi
từ 15 -24 tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai là 60%, nhu cầu chưa được đáp ứng về
biện pháp tránh thai trung bình khoảng 30% đến 48,4% đối với đối tượng nữ chưa
từng kết hôn ở độ tuổi này. Trong tổng số người tham gia nghiên cứu, có 83% từng
nghe nói về bao cao su, 63,4% hiểu đúng mục đích sử dụng tuy nhiên chỉ có 26%
trong số đó biết cách sử dụng bao cao su đúng cách. Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe
Bà mẹ - Trẻ em thuộc Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có khoảng 250.000-300.000 ca
phá thai được báo cáo chính thức, tỉ lệ phá thai ở độ tuổi vị thành niên chiếm hơn
20% các trường hợp phá thai. Việc phá thai, mang thai sớm, các biến chứng khi
mang thai và sinh nở là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các em nữ trong độ
tuổi từ 15-19, trẻ em sinh ra từ các bà mẹ dưới 20 tuổi cũng đối mặt với nguy cơ
nhẹ cân, sinh non và các bệnh nghiêm trọng khác.
Qua những con số trên cho thấy phần nào về thực trạng thiếu hiểu biết về vấn
đề giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của người chưa thành
niên hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề sức khỏe sinh sản, sức
khỏe tình dục của người chưa thành niên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ
2
trương, chính sách nhằm thúc đẩy cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản của người
chưa thành niên. Nhiều chương trình, chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe
sinh sản theo từng giai đoạn đã được tiến hành ở các địa phương, nhưng do nhận
thức về văn hóa xã hội, giáo dục giới tính còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở các vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn thấp nên sự quan tâm chưa
được sát sao. Chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm nhiều nội dung, chương trình
khác nhau nên cần có những cán bộ có chuyên môn, kiến thức hướng dẫn cụ thể
trong khi nguồn cán bộ phụ trách về vấn đề này còn hạn chế về số lượng và năng
lực chuyên môn. Mặt khác, việc thực hiện quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền
được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên hiện nay ở nhiều địa
phương còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu là sự bất cập của một số quy định pháp luật, hạn chế về
nhận thức trong thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản, hạn chế của đội
ngũ đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và
một số nguyên nhân khác. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới cần có các biện pháp
nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế trên, đồng thời nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền
được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên.
Chính vì vậy, học viên lựa chọn thực hiện đề tài “Bảo đảm quyền được
chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên” làm luận văn thạc sĩ tốt
nghiệp nhằm góp phần giải quyết tốt thực trạng nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề quyền của người chưa thành niên, quyền được chăm
sóc sức khỏe sinh sản trong thời gian qua đã có nhiều học giả nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
- Trần Quốc Đoàn (2020), Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam
hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Đề tài đã làm rõ một số
vấn đề về sức khỏe và quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Đánh giá được tương
đối thực trạng về thực hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay để từ đó, có thể đề ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt
hơn quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Đặng Bích Thuỷ (2017), Thực hiện quyền chăm sóc sức khoẻ trẻ em ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Luận án tiến sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học xã