Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BẢO
CH
TRƯỜN
O ĐẢM
ỨNG T
LUẬ
BỘ GIÁO
NG ĐẠI HỌ
NGÔ T
M QUY
TRON
VI
ẬN VĂN
TP. HỒ C
O DỤC VÀ
ỌC LUẬT
THỊ MỸ
YỀN CỦ
G TỐ
IỆT NA
THẠC SỸ
HÍ MINH,
ĐÀO TẠO
TP HỒ CH
Ỹ LINH
ỦA NG
TỤNG
AM
Ỹ LUẬT
NĂM 2011
O
HÍ MINH
H
GƯỜI L
G HÌNH
HỌC
1
LÀM
H SỰ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
NGÔ THỊ MỸ LINH
BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Hình Sự - Mã số: 60.38.40
Người hướng dẫn khoa học:TS.TRẦN NGỌC ĐỨC
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Bảo đảm quyền của Người làm chứng trong
tố tụng hình sự Việt Nam” là do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Ngọc Đức.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
NGÔ THỊ MỸ LINH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
Chương 1 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ............................................................... 1
1.1 Chủ thể tham gia tố tụng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam ......... 1
1.1.1 Khái niệm ............................................................................................... 1
1.1.2 Người tham gia tố tụng .......................................................................... 2
1.2 Người làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam .............................. 8
1.2.1 Khái niệm, vị trí vai trò của người làm chứng ....................................... 8
1.2.2 Đặc điểm của người làm chứng ........................................................... 13
1.2.3 Phân loại người làm chứng .................................................................. 15
1.2.4 Những người không được làm chứng .................................................. 27
1.3 Chế định bảo đảm quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự
....................................................................................................................... 30
1.3.1 Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng hình sự .......... 31
1.3.2 Chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền của người làm chứng trong tố
tụng hình sự Việt Nam .................................................................................. 37
1.3.2.1 Các cơ quan tiến hành tố tụng ........................................................... 39
1.3.2.1.1 Cơ quan điều tra ............................................................................. 39
1.3.2.1.2 Viện kiểm sát .................................................................................. 40
1.3.2.1.3 Tòa án ............................................................................................. 41
1.3.2.2 Người tiến hành tố tụng .................................................................... 43
1.3.2.2.1 Điều tra viên ................................................................................... 43
1.3.2.2.2 Kiểm sát viên .................................................................................. 44
1.3.2.2.3 Thẩm phán ...................................................................................... 44
1.3.2.2.4 Hội thẩm ......................................................................................... 44
1.3.3 Mối quan hệ giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm
....................................................................................................................... 45
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI LÀM
CHỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ .............. 49
2.1 Những kết quả đạt được trong việc đảm bảo quyền của người làm chứng
trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự ............................................................. 49
2.2 Thực trạng bảo đảm quyền của người làm chứng trong hoạt động xét xử
vụ án hình sự ................................................................................................. 52
2.2.1 Thực trạng bảo đảm quyền của người làm chứng trong hoạt động điều
tra ................................................................................................................... 52
2.2.2 Thực trạng bảo đảm quyền của người làm chứng trong hoạt động truy tố
và xét xử ........................................................................................................ 55
2.3 Nguyên nhân thực trạng bảo đảm quyền của người làm chứng trong hoạt
động xét xử vụ án hình sự ............................................................................. 59
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH BẢO
ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH
SỰ VIỆT NAM ............................................................................................ 70
3.1 Bảo đảm quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam
Một trong những yêu cầu cải cách tư pháp. .................................................. 70
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện chế định người làm chứng trong tố tụng
hình sự ........................................................................................................... 74
3.2.1 Những biện pháp bảo vệ người làm chứng và người thân thích của họ ..
....................................................................................................................... 75
3.2.2 Nhóm biện pháp khác bảo vệ người làm chứng trong giai đoạn khởi tố,
điều tra vụ và xét xử vụ án hình sự ............................................................... 78
3.2.3 Các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của những người tiến hành tố
tụng trong việc đảm bảo cho người làm chứng thực hiện các quyền của mình
một cách có hiệu quả ..................................................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................. 85
CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật hình sự: BLHS
Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS
Bộ luật dân sự: BLDS
Bộ tư pháp: BTP
Điều tra viên: ĐTV
Hoàng Việt Luật lệ: HVLL
Hội đồng thẩm phán: HĐTP
Kiểm sát viên: KSV
Người bị hại: NBH
Người làm chứng: NLC
Nguyên đơn dân sự: NĐDS
Nhà xuất bản: Nxb
Quốc Triều Hình luật: QTHL
Quyền miễn trừ: QMT
Tiến hành tố tụng: THTT
Tòa án nhân dân tối cao: TANDTC
Tố tụng hình sự: TTHS
Trách nhiệm hình sự: TNHS
Viện kiểm sát: VKS
Viện kiểm sát nhân dân tối cao: VKSNDTC
Việt Nam Cộng hòa: VNCH
Xã hội chủ nghĩa: XHCN
1
Chương 1
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Chủ thể tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
1.1.1 Khái niệm
Theo từ điển tiếng Việt thì “ tham gia” là góp phần hoạt động của mình
vào một hoạt động, một tổ chức chung nào đó. Như vậy người tham gia tố
tụng là người góp phần hoạt động của mình vào tố tụng. Nếu chúng ta hiểu
theo nghĩa rộng thì khái niệm này là đúng. Nhưng nếu chúng ta hiểu khái
niệm này theo tinh thần quy định tại Chương III, Bộ luật tố tụng hình sự thì
không phù hợp. Như vậy cần phải hiểu khái niệm “người tham gia tố tụng”
theo nghĩa hẹp của nó, được giới hạn bởi những quy định trong Chương III,
Bộ luật tố tụng hình sự.
Người tham gia tố tụng là người phải thực hiện đúng các yêu cầu, cũng
như các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng và có những quyền, nghĩa
vụ tố tụng tương ứng theo quy định của pháp luật tố tụng.
Theo quy định tại Chương IV Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm
2003, từ điều 48 đến điều 61thì người tham gia tố tụng gồm: người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bào chữa,
người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người giám định, người phiên dịch.
Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ trong tố tụng mà những người tham gia
tố tụng có thể được chia thành ba nhóm sau:
- Nhóm 1: Những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý
liên quan trực tiếp đến vụ án, đó là: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan đến vụ án.
2
- Nhóm 2: Những người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những người
thuộc nhóm một trong tố tụng hình sự, đó là: người bào chữa, người bảo vệ
quyền lợi cho đương sự.
- Nhóm 3: Những người thực hiện chức năng giúp đỡ cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án, đó
là: người làm chứng, người phiên dịch, người giám định. Theo cách phân loại
này ta thấy khi tham gia vào hoạt động xét xử vụ án hình sự, người tham gia
tố tụng sẽ có vị trí, vai trò khác nhau, tùy theo tư cách tham gia tố tụng của họ
trong tố tụng hình sự.
1.1.2 Những người tham gia tố tụng
- Nhóm 1. Những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý
liên quan trực tiếp đến vụ án
a. Người bị tạm giữ (Điều 48 BLTTHS năm 2003). Người bị tạm giữ là
người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo
quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có
quyết định tạm giữ. Trong thời gian tạm giữ, họ sẽ có các quyền và nghĩa vụ
của người bị tạm giữ. Quyền của người bị tạm giữ: a)Được biết lý do mình bị
tạm giữ; b) được giải thích quyền và nghĩa vụ; c) trình bày lời khai; d) tự bào
chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; đ) đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; e)
khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nghĩa vụ của người bị tạm giữ thực hiện các
quy định về tạm giữ theo quy định của pháp luật.
b. Bị can (Điều 49 BLTTHS năm 2003). Bị can là người đã bị khởi tố
về hình sự. Bị can có quyền: được biết mình bị khởi tố về tội gì; quyền đưa ra
những yêu cầu như yêu cầu trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc
giám lại, yêu cầu điều tra lại... Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng,
người giám định người phiên dịch. Bị can có quyền tự bào chữa hoặc nhờ
3
người khác bào chữa; được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay
đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, bản kết luận điều tra; quyết định đình
chỉ, tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo
trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo qui định của luật tố
tụng hình sự. Nghĩa vụ của bị can: Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của
cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì
có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã. Bị can đang bị tạm giam được
triệu tập thông qua Ban giám thị trại tạm giam.
c. Bị cáo (Điều 50 BLTTHS năm 2003). Bị cáo là người bị Tòa án
quyết định đưa ra xét xử. Quyền của bị cáo: Được nhận quyết định đưa vụ án
ra xét xử, quyết định áp dụng thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn,
quyết định đình chỉ vụ án, bản án, quyết định của Tòa án, các quyết định tố
tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự…quyền được nói lời sau
cùng trước khi nghị án. Nghĩa vụ: Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của
Tòa án, trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp
giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
d. Người bị hại: (Điều 51 BLTTHS năm 2003). Người bị hại là người
bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Quyền của người
bị hại người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: Đưa ra tài
liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo về kết quả điều tra; đề nghị thay đổi
người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của
BLTTHS đề nghị mức bồi thường và các biện pháp đảm bảo bồi thường.
Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, kháng cáo bản án, quyết định
của Tòa án về phần bồi thường cũng như hình phạt đối với bị cáo. Trong
trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại tại Điều 105 Bộ