Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
762.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
901

Đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

QUẢNG ĐỨC TUYÊN

ĐẢM BẢO QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO

TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. TRẦN VĂN ĐỘ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả của luận văn chưa được công bố ở

công trình nào khác.

Tác giả

Quảng Đức Tuyên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự.

CQĐT : Cơ quan điều tra.

GCNNBC : Giấy chứng nhận người bào chữa.

HĐXX : Hội đồng xét xử.

TAND : Tòa án nhân dân.

TANDTC: : Tòa án nhân dân tối cao.

TTHS : Tố tụng hình sự.

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân.

XHCN : Xã hội chủ nghĩa.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Danh mục chữ viết tắt

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài............................................................... 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài. .................................................................................. 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. ........................................................... 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ........................................................ 4

5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4

6. Bố cục của Luận văn.............................................................................................. 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN BÀO CHỮA VÀ

BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH

SỰ ..................................................................................................................... 5

1.1. Khái quát chung về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự. ............................ 5

1.1.1. Khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự. ....................................5

1.1.2. Quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử tại Tòa án các cấp: ..14

1.2. Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử .........................18

1.2.1. Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo .......................................................18

1.2.2. Các hình thức bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo ...............................20

1.3. Vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong pháp luật TTHS một số

nước trên thế giới ..................................................................................................29

1.3.1. Vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự của các

nước theo mô hình tố tụng tranh tụng và mô hình tố tụng thẩm vấn. ...............29

1.3.2. Một số nhận xét. .....................................................................................35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ

CÁO TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ .................................................... 38

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo

trong xét xử ...........................................................................................................38

2.1.1. Quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa ..................................38

2.1.2. Quy định về địa vị tố tụng (quyền, nghĩa vụ) của bị cáo, người bào chữa. .

........................................................................................................................... 43

2.1.3. Quy định về thủ tục tố tụng bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong xét

xử . .....................................................................................................................53

2.2. Thực trạng bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự 57

2.2.1. Thực trạng tự bào chữa ............................................................................58

2.2.2. Thực trạng nhờ người khác bào chữa ......................................................59

2.2.3. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân................................................. 62

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ BẢO ĐẢM QUYỀN

BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ .

................................................................................................................................. 64

3.1. Yêu cầu cải cách tư pháp đối với việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng

hình sự nói chung và quyền bào chữa của bị cáo nói riêng. .................................64

3.1.1. Bảo đảm quyền con người - Mục đích của xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa và Cải cách tư pháp ở nước ta. ....................................64

3.1.2. Yêu cầu bảo đảm quyền bào chữa trong cải cách tư pháp ......................66

3.1.3. Các quan điểm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến bảo

đảm quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử của Tòa án. ................................68

3.2. Một số giải pháp, kiến nghị bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai

đoạn xét xử vụ án hình sự. ....................................................................................70

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của BLTTHS ...................................................70

3.2.2. Một số đề xuất sửa đổi, bổ sung cụ thể ..................................................74

3.2.3. Hoàn thiện cơ chế và giải pháp đảm bảo trên thực tế quyền bào chữa của

bị cáo trong giai đoạn xét xử tại Tòa án các cấp. ..............................................80

PHẦN KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.

Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong các giai đoạn xét xử tại Tòa án các

cấp là một trong những biện pháp bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng

hình sự. Đây c ng là nội dung liên quan đến chủ trương và chiến lược của Đảng và

Nhà nước ta về cải cách tư pháp, thể hiện trong Nghị quyết số 0 NQ-TW ngày 2-1-

2002 và Nghị quyết số 4 NQ-TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản

Việt Nam.

Hiến pháp 1 2, ộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định rất rõ quyền

bào chữa của bị cáo là một trong những quyền Hiến định, có liên quan đến việc bảo

đảm và thực hiện các quyền và tự do cơ bản khác của công dân. Trong những năm

vừa qua, có thể khẳng định đội ng luật sư tham gia bào chữa nhằm giúp đỡ, bảo vệ

quyền lợi ích hợp pháp cho bị cáo tại các phiên tòa hình sự ở Tòa án các cấp đã góp

phần xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ công lý, từng bước đảm bảo

tranh tụng dân chủ tại phiên tòa. Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan việc thủ tục xét

cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, xác định giá trị pháp lý của các bản cung, lời

khai của bị cáo trong giai đoạn điều tra không có mặt người bào chữa; những trường

hợp bắt buộc phải có mặt người bào chữa tại phiên tòa, c ng như việc giải quyết các

yêu cầu của người bào chữa và bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn

xét xử còn chưa được nhận thức và thực hiện thống nhất.

Từ thực tiễn xét xử của các Tòa án địa phương và Tòa phúc thẩm Tòa án nhân

dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy vấn đề lý luận và thực tiễn phát

sinh liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử

tại Tòa án các cấp chưa được giải quyết một cách thấu đáo hoặc còn bị xem nhẹ.

Mặt khác, vấn đề cơ chế giải quyết, bồi thường oan sai c ng như vấn đề bảo đảm

quyền của bị cáo đang bị tạm giam khi bị hủy án điều tra, xét xử lại hoặc việc bảo

đảm quyền bào chữa của bị cáo khi xem lại bản án có hiệu lực pháp luật theo trình

2

tự giám đốc thẩm, tái thẩm c ng chưa được đặt ra và quy định trong pháp luật thực

định. Vì vậy, vấn đề này đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung theo

hướng hoàn thiện các quy định nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai

đoạn xét xử tại Tòa án theo đúng tinh thần cải cách tư pháp.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương và triển khai

chiến lược cải cách tư pháp, trong đó tại Nghị quyết số 49-NQ TW ngày 2 6 2005

của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ: “Đổi mới

việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của

người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công

khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét

xử coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.

Như vậy, có thể nói, việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định trong Bộ luật

Tố tụng hình sự năm 2003, đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm quyền bào chữa

của bị cáo trong giai đoạn xét xử tại Tòa án các cấp có ý nghĩa về mặt lý luận và

thực tiễn to lớn. Việc hoàn thiện các quy định trong tố tụng hình sự sẽ góp phần vào

việc bảo đảm dân chủ trong hoạt động xét xử của Tòa án, bảo đảm quyền con người

trong hoạt động tư pháp, tạo cơ hội cho bị cáo có thể tiếp cận với công lý.

Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong xét

xử vụ án hình sự ở Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Theo cách tiếp cận truyền thống, quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác

bào chữa của bị cáo tại phiên tòa là một chế định quan trọng của pháp luật tố tụng

nói chung và luật tố tụng hình sự nói riêng. Trước thời kỳ đổi mới (trước khi ban

hành ộ luật Tố tụng hình sự), các quyền này của bị can, bị cáo có được ghi nhận

nhưng việc thực hiện còn nhiều hạn chế và mang tính chất hình thức. Hiện nay,

cùng với việc thực hiện đường lối cải cách tư pháp và đổi mới, vấn đề bảo đảm

quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử tại Tòa án được chú trọng hơn.

3

Nhiều vụ án, thông qua hoạt động tranh tụng giữa người tiến hành tố tụng và Luật

sư, sự thật khách quan đã được làm sáng tỏ.

Liên quan đến đề tài này, ở phạm vi khái quát chung, đã có nhiều nhà nghiên

cứu và thực hành nghề luật có nhiều tác phẩm được xuất bản và bài viết đăng trên

các tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo

trong giai đoạn xét xử tại Tòa án các cấp chưa được quan tâm nghiên cứu chuyên

sâu.

Là một chế định quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự, nhưng những năm

qua chỉ có một số bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành luật, phần bài giảng

trong các giáo trình của các cơ sở đào tạo luật và Học viện Tư pháp.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

- Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hoàn

thiện cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử tại Tòa án

các cấp.

- Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:

+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự

nói chung và của bị cáo trong giai đoạn xét xử nói riêng;

+ Nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét

xử;

+ Phân tích các quy định của pháp luật về quyền bào chữa của bị cáo, quyền

và nghĩa vụ của người bào chữa cho bị cáo trong giai đoạn xét xử tại Tòa án các

cấp;

+ Nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn

xét xử tại Tòa án; phân tích và đánh giá những bất cập, hạn chế trong quy định của

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 c ng như các văn bản hướng dẫn về bảo đảm

quyền bào chữa của bị cáo;

4

+ Làm rõ yêu cầu khách quan của việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo

trong giai đoạn xét xử; đề xuất hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, cơ

chế và các biện pháp đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử tại

Tòa án các cấp.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật tố tụng hình

sự Việt Nam về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử và thực

tiễn xét xử ở một số địa phương phía Nam và tại Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân

tối cao tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2004 - 2010.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đề tài không nghiên cứu toàn diện về chế định Luật sư, người bào chữa theo

quy định chung của pháp luật tố tụng mà chỉ tập trung nghiên cứ các quy định của

pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn tố tụng

xét xử tại Tòa án. Vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử

tại Tòa án nhân dân (chủ yếu tập trung ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm) được

nghiên cứu dưới góc độ cơ quan tiến hành tố tụng.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa

Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt

Nam về Nhà nước và Pháp luật, về chủ trương cải cách tư pháp và tôn trọng, bảo vệ

quyền con người.

Đồng thời, trong quá trình hoàn thành Luận văn, tác giả sử dụng các phương

pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so sánh, điều tra

xã hội và khảo sát thực tiễn…

6. Bố cục của Luận văn.

Để thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, ngoài phần mở đầu,

kết luận, Luận văn dự kiến được kết cấu gồm 03 Chương với 09 mục.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!