Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đảm bảo quyền tự do tôn giáo trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
BÙI THỊ KIM HẰNG
BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO
TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO
TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380108
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thuỳ Dương
Học viên: Bùi Thị Kim Hằng
Lớp: 20CHQT_K34_NC, Khoá 34
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Bảo đảm quyền tự do tôn giáo trong pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học khác. Các nội dung
trong luận văn bảo đảm tính trung thực, chính xác và tin cậy.
Luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Thuỳ
Dương. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
Bùi Thị Kim Hằng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ...............................................................................................................8
QUI ĐỊNH VỀ TỰ DO TÔN GIÁO – SO SÁNH GIỮA LUẬT VIỆT NAM VÀ
LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA .........................................................................8
1.1. Khái niệm tôn giáo, tự do tôn giáo ...............................................................8
1.1.1. Khái niệm tôn giáo....................................................................................8
1.1.2. Khái niệm tự do tôn giáo ........................................................................11
1.2. Qui định về tự do tôn giáo trong luật quốc tế............................................11
1.2.1. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945...................................................11
1.2.2. Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người năm 1948 .............................12
1.2.3. Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966...........14
1.3. Qui định về tự do tôn giáo trong luật Việt Nam........................................20
1.3.1. Qui định về tự do tôn giáo theo các Hiến pháp của Việt Nam ...............20
1.3.2. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 .....................................................23
1.4. Qui định về tự do tôn giáo trong pháp luật của một số quốc gia.............31
Kết luận Chương 1..................................................................................................37
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................38
THỰC TRẠNG_MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TỰ DO TÔN GIÁO VÀ MỘT
SỐ QUYỀN, TỰ DO KHÁC CỦA CON NGƯỜI ...............................................38
2.1. Quyền bình đẳng trước pháp luật..............................................................38
2.2. Quyền bình đẳng trong hôn nhân ..............................................................42
2.3. Quyền được giáo dục ...................................................................................45
2.4. Quyền không bị tra tấn, trừng phạt, đối xử vô nhân đạo ........................51
2.5. Tự do ngôn luận ...........................................................................................54
2.6. Quyền được sống..........................................................................................58
2.7. Một số kiến nghị nhằm bảo đảm tự do tôn giáo tại Việt Nam................60
KẾT LUẬN..............................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................66
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo nói riêng và nhân quyền nói chung là những vấn đề toàn cầu, được
quan tâm không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn ở cả cộng đồng quốc tế. Liên
hợp quốc và các tổ chức khu vực ở châu Âu, châu Mỹ và nhiều tổ chức đa phương
khác luôn xem vấn đề nhân quyền và tôn giáo là mối quan tâm chung.
Tự do tôn giáo một trong những tự do cơ bản của con người, thuộc nhóm
quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong Hiến chương của Liên hợp quốc năm
1945, Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người năm 1948, Công ước Quốc tế về
các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966. Các quốc gia khi tham gia Công ước
Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 có trách nhiệm giải trình về
việc thực hiện quyền con người, trong đó có các vấn đề liên quan đến việc bảo đảm
tự do tôn giáo. Việt Nam thừa nhận và tôn trọng tự do tôn giáo của mọi người trong
Hiến pháp và pháp luật. Tự do tôn giáo cũng là một trong những tiêu chí đánh giá
mức độ dân chủ của quốc gia nên Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện qui định
pháp luật về tôn giáo.
Hiện nay, tôn giáo tại việt Nam ngày càng phát triển và đa dạng. Theo báo
cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ tính đến tháng 11/2021, Việt Nam có hơn 26,5
triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% dân số cả nước. Số lượng tín đồ tôn giáo ở Việt
Nam tăng hơn 57.000 người so với năm 2020. Có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác
nhau được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Cả nước hiện có hơn
57,4 ngàn chức sắc, trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự1
. Cụ thể,
số lượng tín đồ các tôn giáo khoảng: Phật giáo: 15,1 triệu người; Công giáo: 7,1
triệu người; Cao đài: 1,1 triệu người; Tin lành: 1 triệu người; Hồi giáo: 80.000
người; Phật giáo Hòa hảo: 1,3 triệu người, còn lại là các tôn giáo khác2
.
1 Ban tôn giáo Chính phủ, “Các tổ chức tôn giáo là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với chức sắc, tín
đồ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”, https://sonoivu.namdinh.gov.vn/qlnn-ve-tongiao/truong-ban-ton-giao-chinh-phu-cac-to-chuc-ton-giao-la-cau-noi-giua-dang-nha-nuoc-voichuc-sac-tin-do-trong-cong, truy cập 10/5/2022.
2
An ninh online, “Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng luôn được đảm bảo ở Việt Nam”,
https://antgct.cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/quyen-tu-do-ton-giao-tin-nguong-luon-duocdam-bao-o-viet-nam-i656888/, truy cập 10/5/2022.
2
Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, thế lực thù địch đã
và đang đe dọa trực tiếp sự ổn định của xã hội, chính trị của nhiều nước. Trong
những trường hợp cực đoan và tiêu cực, mục đích của một số tín đồ tôn giáo là can
thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc3
.
Điều này đặt ra nhu cầu Nhà nước quản lý đối với lĩnh vực tôn giáo nhằm tạo điều
kiện tốt nhất cho mọi người thực hiện tự do tôn giáo, đồng thời ngăn chặn những
âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá chính quyền để tôn giáo và xã hội đồng hành
phát triển một cách hài hoà.
Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài: “Bảo đảm quyền tự do tôn
giáo trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc
sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề quyền con người, tự do tôn giáo được
quan tâm trong nhiều hội thảo trong nước và quốc tế. Việc nghiên cứu về quyền con
người, tự do tôn giáo được chú trọng. Nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo, ảnh
hưởng của tôn giáo trong các lĩnh vực khác nhau đối với đời sống xã hội ở Việt
Nam và các quốc gia khác. Trong đó, có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Nhóm các luận án trong nước:
Nguyễn Thị Vân Hà (2014), Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ
đổi mới ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội. Luận án đã nghiên
cứu tiến trình xây dựng hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam, một số vấn đề
lý luận chung về tôn giáo và luật pháp, những yếu tố tác động đến luật pháp tôn
giáo ở Việt Nam, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân trong công tác xây dựng
và hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở nước ta hiện nay.
Đỗ Thị Kim Định (2015), Pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam, những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội. Luận án đã nghiên
cứu nội dung pháp luật về tôn giáo, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn của
3 Hoàng Thị Lan (2022), “Phê phán những quan điểm sai trái về tự do tôn giáo ở Việt Nam”, Tạp
chí Lý luận chính trị, Số 528.
3
pháp luật về tôn giáo, đánh giá thực trạng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam, những
yếu tố tác động đến luật pháp tôn giáo ở Việt Nam.
- Nhóm bài báo, kỷ yếu hội thảo, tạp chí khoa học, sách trong nước:
Ban Tôn giáo Chính phủ (2015), Giá trị di sản của đa dạng tôn giáo ở Việt
Nam và những đóng góp đối với xã hội Việt Nam, Hà Nội. Đây là tập kỷ yếu của hội
thảo quốc tế, được Ban Tôn giáo Chính phủ hợp tác với phái đoàn Liên minh châu
Âu tại Việt Nam tổ chức vào cuối tháng 9/2013. Hội thảo phân tích sự đa dạng tôn
giáo ở Việt Nam cũng như những đóng góp của các tôn giáo đối với lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, vai trò của tôn giáo trong công cuộc đổi
mới của đất nước, những chuyển biến trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, những
nỗ lực và thành tựu của nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo tự do tôn giáo,
khuyến khích các hoạt động tôn giáo vì lợi ích của quốc gia.
Nguyễn Thị Diệu Thúy (2019), “Bảo đảm quyền bình đẳng về tôn giáo, tín
ngưỡng trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công tác tôn
giáo, số 09. Bài viết phân tích sự bình đẳng của các tôn giáo trước pháp luật cũng
như giữa các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau.
Lê Đại Nghĩa và Trần Ngọc Ngân (2019), “Lợi dụng truyền thông chia rẽ
đoàn kết dân tộc, tôn giáo hiện nay - Thủ đoạn và tác hại”, Tạp chí Công tác tôn
giáo, số 10. Bài viết phân tích các âm mưu của các thế lực phản động khi lợi dụng
thông tin, truyền thông chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo.
Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự (2005), Tôn giáo và tự do tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, NXB. Quân đội nhân dân Hà Nội. Nội dung của sách
đề cập thông tin khái quát, ngắn gọn và dễ hiểu những vấn đề cơ bản, nổi bật về tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Phạm Thị Hằng (2018), “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam”, Tạp chí Công tác tôn
giáo, số 8. Bài viết phân tích công tác tuyên truyền, phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam.
Đỗ Quang Hưng (2003), Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước
và Giáo hội, Viện nghiên cứu tôn giáo, NXB. Tôn giáo. Tác giả của sách nghiên