Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
98
Kích thước
672.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1865

Bảo đảm quyền con người của người bị hại chưa thành niên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ TRÚC MAI

BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI

CỦA NGƢỜI BỊ HẠI CHƢA THÀNH NIÊN

TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Đảm bảo quyền con người của

người bị hại chưa thành niên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” này là

công trình khoa học của tôi. Các số liệu thực tế được sử dụng trong luận văn là hoàn

toàn trung thực.

Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Trúc Mai

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐQCN Bảo đảm quyền con người

BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng

HĐXX Hội đồng xét xử

NBH Người bị hại

NBHCTN Người bị hại chưa thành niên

NBVQL Người bảo vệ quyền lợi

NCTN Người chưa thành niên

NĐDHP Người đại diện hợp pháp

NTHTT Người tiến hành tố tụng

NTGTT Người tham gia tố tụng

QCN Quyền con người

TNHS Trách nhiệm hình sự

TPHS Tư pháp hình sự

TTHS Tố tụng hình sự

XXST Xét xử sơ thẩm

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................trang 1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN

CON NGƢỜI CỦA NGƢỜI BỊ HẠI CHƢA THÀNH NIÊN TRONG

GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ..........................trang 6

1.1 Khái quát về quyền con ngƣời và vấn đề bảo đảm quyền con ngƣời của

ngƣời bị hại chƣa thành niên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

........................................................................................................................... trang 6

1.1.1 Khái niệm về quyền con người ..............................................................trang 6

1.1.2 Khái niệm bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự ...............trang 10

1.1.3 Người bị hại chưa thành niên và sự tham gia của người bị hại chưa thành

niên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .........................................trang 13

1.2 Nội dung của bảo đảm pháp lý về quyền con ngƣời của ngƣời bị hại chƣa

thành niên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định hiện

hành ................................................................................................................trang 19

1.2.1 Bảo đảm pháp lý về quyền con người của người bị hại chưa thành niên

thông qua các nguyên tắc tố tụng ...................................................................trang 19

1.2.2 Bảo đảm pháp lý về quyền con người của người bị hại chưa thành niên

thông qua các quyền cụ thể .............................................................................trang 22

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA

NGƢỜI BỊ HẠI CHƢA THÀNH NIÊN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ

SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ KIẾN NGHỊ ..................................trang 37

2.1 Những kết quả đạt đƣợc và những bất cập còn tồn tại trong việc bảo đảm

quyền con ngƣời của ngƣời bị hại chƣa thành niên trong thực tiễn xét xử sơ

thẩm vụ án hình sự ........................................................................................trang 37

2.1.1 Những kết quả đạt được ......................................................................trang 37

2.1.2 Những hạn chế còn tồn tại ..................................................................trang 39

2.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................trang 61

2.2 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị

hại chƣa thành niên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .........trang 67

2.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật ...............................................trang 67

2.2.2 Những biện pháp khác .........................................................................trang 82

KẾT LUẬN ..................................................................................................trang 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả xâm phạm, hiện hữu trong

nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tố tụng hình sự. Bảo đảm

và bảo vệ quyền con người của những người tham gia tố tụng nói chung, người bị

hại chưa thành niên nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong định

hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam

hiện nay. Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm

của công tác tư pháp trong thời gian tới” và nghị quyết 49 ngày 02/6/2005 về “Chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020” của Bộ Chính trị đã định ra mục tiêu cải cách

tư pháp trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền là: Cải cách tư pháp trong

giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền phải nhằm hướng tới việc bảo vệ một cách

vững chắc và hữu hiệu các quyền tự do của con người và công dân với tư cách là giá

trị xã hội cao quý nhất… Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của dân, do dân, vì dân - một nhà nước mà ở đó quyền và lợi ích chính đáng

của con người luôn được tôn trọng và bảo vệ thích đáng không chỉ dừng lại ở các

tuyên bố chính trị, ở các quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật mà còn

được bảo vệ trong thực tế. Điều này cho thấy, vấn đề quyền con người rất được

Đảng và Nhà nước quan tâm, nhất là trong tình hình hiện nay khi số lượng tội phạm

ngày càng gia tăng, tính chất ngày càng nguy hiểm, số lượng tội phạm xâm hại trẻ

em không ngừng phát triển, đặc biệt đối với người chưa thành niên là nạn nhân

trong các vụ án hình sự - đối tượng chưa phát triển đầy đủ về mặt thể lực, trí lực, họ

gặp không ít khó khăn trong việc tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi tham

gia vào các hoạt động tố tụng hình sự, tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án.

Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến đối tượng là người bị hại

chưa thành niên cho thấy các quyền tố tụng mà pháp luật dành cho họ không được

bảo đảm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, đó là sự thiếu chặt chẽ của các quy định

pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ thực thi pháp luật diễn ra

hầu như xuyên suốt từ giai đoạn điều tra, truy tố cho đến giai đoạn xét xử sơ thẩm

mà trong đó hoạt động xét xử giữ vị trí trung tâm, có tính chất quyết định trong toàn

2

bộ tiến trình tố tụng hình sự. Điều này đã làm ảnh hướng đến quyền và lợi ích hợp

pháp của người bị hại chưa thành niên.

Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Bảo đảm quyền con người

của người bị hại chưa thành niên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”

làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Bảo đảm quyền con người của người bị hại chưa thành niên là vấn đề luôn

nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đối với Nhà nước ta cũng

không là ngoại lệ. Việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người chính là sự thể hiện bản

chất của một nhà nước nhân bản, tiến bộ, dân chủ, văn minh. Liên quan đến lĩnh vực

bảo vệ quyền con người của người bị hại trong hoạt động tố tụng hình sự có một số

công trình cũng như các bài viết chuyên ngành liên quan như: “ Bảo đảm quyền con

người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự ” của tác giả Nguyễn Đức Chánh,

“Người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Bạch Ngọc Chí Thanh,

“Sự có mặt của bị hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm - Những vấn đề lý luận và thực

tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Út, “Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự”

của TS. Nguyễn Quang Hiền, “Bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân trong xét

xử vụ án hình sự” của tác giả Lại Văn Trình, “Bảo vệ người tham gia tố tụng trong

hoạt động xét xử vụ án hình sự ” của tác giả Nguyễn Thị Thường; các bài viết: “Bảo

vệ quyền con người trong luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam” của

TS.Trần Quang Tiệp; “Mấy ý kiến về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự

Việt Nam” của GS-TSKH Lê Cảm, “Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình

sự trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của

PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, “Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người ở

nước ta” của Lê Minh Thông…

Những công trình, bài viết nói trên dưới các góc độ khác nhau đã làm sáng tỏ

phần nào thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại bao gồm cả

người bị hại chưa thành niên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự hay đơn thuần

chỉ nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn liên quan đến người bị hại; từ

đó đề xuất các kiến nghị tăng thêm quyền, hạn chế nghĩa vụ hoặc có những kiến

nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật bảo vệ quyền của đối tượng này khi tham

3

gia vào hoạt động tố tụng hình sự. Tuy nhiên theo sự hiểu biết của tác giả, cho đến

nay chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người của người

bị hại chưa thành niên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Đây chính là

tính mới của đề tài mà tác giả nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn này là đưa ra những giải pháp nhằm hoàn

thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự để bảo đảm tốt hơn quyền con người

của người bị hại chưa thành niên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Đồng thời, công trình nghiên cứu này cũng đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao

hiệu quả bảo đảm quyền con người của người bị hại chưa thành niên trong thực tiễn

xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Với mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về quyền con người của người bị hại chưa thành

niên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền con người của

người bị hại chưa thành niên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

- Phân tích quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các quyền con người của

người bị hại chưa thành niên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về việc bảo đảm quyền con người của

người bị hại chưa thành niên trong thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

- Đưa ra kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng

cao hiệu quả bảo đảm quyền con người của người bị hại chưa thành niên trong hoạt

động xét xử vụ án hình sự.

4. Phạm vi nghiên cứu

Quá trình giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, với sự

tham gia của nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn

4

thạc sỹ luật học, tác giả giới hạn việc nghiên cứu quyền con người của người bị hại

nói chung và người bị hại chưa thành niên nói riêng trong một giai đoạn tố tụng hình

sự cụ thể, đó là giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Mặt khác, hiệu quả bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong

giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm các

yếu tố thuộc về quy định của pháp luật, các yếu tố thuộc về cơ cấu tổ chức bộ máy,

các yếu tố vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động xét xử…Trong giới hạn của một

luận văn thạc sỹ, tác giả không thể phân tích tất cả các yếu tố này nên chỉ tập trung

vào các quy định của pháp luật và những vấn đề trực tiếp liên quan đến việc áp

dụng pháp luật. Ngoài ra, đối với quy định của pháp luật, có rất nhiều quy định

trong Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền con người của

người tham gia tố tụng như các nguyên tắc tố tụng hình sự; các quy định về trách

nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng; các quy

định cụ thể về quyền của người tham gia tố tụng, trong đó có người bị hại… Tuy

nhiên, với khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả không thể giải quyết tất cả

các vấn đề liên quan, vì vậy để phù hợp với dung lượng theo quy định đối với luận

văn thạc sỹ, tác giả chỉ tập trung vào các nguyên tắc trong tố tụng hình sự và quy

định về những quyền cụ thể của người bị hại chưa thành niên trong giai đoạn xét xử

sơ thẩm vụ án hình sự; bởi lẽ trên cơ cở những nguyên tắc này, nhà làm luật đã xây

dựng thành những quy định về quyền cụ thể của người tham gia tố tụng, của

NBHCTN. Vì vậy, tác giả khảo sát cả vấn đề nguyên tắc bên cạnh những vấn đề

quyền cụ thể.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên

cứu:

- Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biện

chứng chủ nghĩa Mác - Lê nin; quan điểm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước.

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp và

phương pháp nghiên cứu án điển hình. Những phương pháp này tác giả tập trung sử

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!