Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo đảm quyền con người trong pháp luật hình sự việt nam áp dụng tại tòa án nhân dân cấp cao tại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG AN
HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2017 - 2021
ĐỀ TÀI
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TẠI TÒA ÁN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Văn Chiến
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thu Hà
Lớp: L1K3 – Tư pháp hình sự
HÀ NỘI -2018
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề tài là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Đề tài chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Đề tài đảm bảo chính xác, tin
cậy và trung thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Bùi Thị Thu Hà
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường .................... cùng các
thầy cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học tập và
hoàn thành luận văn của mình.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ..................... người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
2021
Tác giả
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................5
MỞ ĐẦU...............................................................................................................6
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON
NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................................14
1.1. Khái niệm, đặc điểm về quyền con người và quyền con người trong
pháp luật hình sự Việt Nam...........................................................................14
1.1.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người................................................14
1.1.2. Đặc điểm về quyền con người và quyền con người trong pháp luật
hình sự Việt Nam.........................................................................................16
1.2. Nội dung bảo đảm quyền con người trong pháp luật hình sự Việt Nam
.........................................................................................................................20
1.3. Điều kiện cần thiết bảo đảm quyền con người trong pháp luật hình sự
Việt Nam.........................................................................................................25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON
NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ÁP DỤNG TẠI TÒA
ÁN DÂN DÂN CẤP CAO HÀ NỘI..................................................................33
2.1. Tình hình bảo đảm quyền con người trong pháp luật hình sự Việt Nam
áp dụng tại Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2020 33
2.1.1. Kết quả đạt được................................................................................33
2.1.2. Những thiếu sót, hạn chế và nguyên nhân.........................................38
2.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong
pháp luật hình sự Việt Nam áp dụng tại Tòa án nhân dân Cấp cao Hà Nội
.........................................................................................................................48
2.2.1. Hoàn thiện pháp luật TTHS và hướng dẫn áp dụng về bảo đảm quyền
con ngươi của người bị buộc tội..................................................................48
4
2.2.2. Hướng dẫn thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội..............................52
2.2.3. Hoàn thiện quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người tiến hành
tố tụng..........................................................................................................54
2.2.4. Hoàn thiện quy định định về biện pháp ngăn chặn............................58
2.2.5. Nâng cao trình độ năng lực cho Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra
viên và Luật sư.............................................................................................62
2.2.6. Bảo đảm cơ sở vật chất, chế độ chính sách........................................64
2.2.7. Cần đổi mới chế độ lương, chính sách đặc biệt đối với Thẩm phán..65
KẾT LUẬN.........................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................68
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Thống kê số vụ án bảo đảm quyền con người giai đoạn 2015 – 2020
.............................................................................................................................39
Bảng 2. 2. Tổng số án kiểm sát điều tra giai đoạn 2016 – 2020..........................44
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 08/12/1956, tại lớp Nghiên cứu Chính trị khóa hai trường Đại
học nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:
“Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân” [29, tr. 276]. Nhân dân là
những con người cụ thể có những quyền thiêng liêng, không ai có thể xâm
phạm được. Kế thừa tư tưởng ấy, trong việc thực hiện và hoạch định các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng những năm gần
đây, Đảng và Nhà nước ta đã đặt “Con người” là trung tâm - chủ thể của
chiến lược, quá trình phát triển. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ:
“Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể
phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với
quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”
[18]. Gần đây, thể chế hóa đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 2013,
Chương về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã
được đưa lên vị trí thứ 2, chỉ sau Chương I về “Chế độ chính trị”. Quy định
này phản ánh quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thực
hiện quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013
còn quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con
người, quyền và nghĩa vụ công dân. Việc bảo đảm thực hiện các quyền con
người bằng pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để thực
hiện quyền con người, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự.
Hoạt động tố tụng hình sự chính là công cụ sắc bén của Nhà nước và xã
hội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo
đảm những giá trị vật chất, tinh thần chân chính của con người và xã hội.
Việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân bằng hoạt động của
7