Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố ảnh hưởng đến việc không tiếp tục tham gia hoạt động làng nghề tiểu thủ công nghiệp của hộ gia đình tỉnh Trà Vinh
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
772

Yếu tố ảnh hưởng đến việc không tiếp tục tham gia hoạt động làng nghề tiểu thủ công nghiệp của hộ gia đình tỉnh Trà Vinh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------------------------------------

HUỲNH THỊ HỒNG THY

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC KHÔNG TIẾP TỤC

THAM GIA HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ

CÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Yếu tố ảnh hưởng đến việc không tiếp tục tham gia

hoạt động làng nghề tiểu thủ công nghiệp của hộ gia đình tỉnh Trà Vinh” là bài nghiên

cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc

được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà

không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường

đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

Học viên

Huỳnh Thị Hồng Thy

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường, Khoa đào tạo Sau

Đại học của trường và quý thầy cô là giảng viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí

Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết trong cuộc sống, trong công việc và đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong thực hiện luận

văn này.

Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS.

Hoàng Thị Phương Thảo, người đã khuyến khích, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt

thời gian thực hiện nghiên cứu này.

Xin cảm ơn các tổ chức, các cá nhân đã hỗ trợ, chia sẻ những thông tin và cung

cấp nhiều nguồn dữ liệu quý giá để giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong đơn vị đã hỗ trợ, động viên tôi

trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Trân trọng cảm ơn!

iii

TÓM TẮT

Làng nghề Việt Nam là nơi lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống quý báu, lịch

sử phát triển của làng nghề Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc,

là nhân tố tạo nên một nền văn hóa đặc trưng của dân tộc. Nhằm góp phần phát huy và

bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung cũng như thể hiện giá trị truyền

thống văn hóa dân tộc của tỉnh Trà Vinh nói riêng thông qua phát triển làng nghề tại địa

phương. Trong thời gian qua, các cấp đảng và chính quyền trong tỉnh đã có những chính

sách và biện pháp khuyến khích khôi phục và phát triển các làng nghề trên địa bàn. Đã tổ

chức đào tạo nghề cho nhiều người dân trong tỉnh với nhiều phương thức khác nhau. Đã

có những biện pháp hỗ trợ các làng nghề nhằm phát huy lợi thế của các địa phương… Tuy

nhiên, phần lớn các làng nghề vẫn trong tình trạng kém phát triển, quy mô còn nhỏ lẻ,

thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý… từ đó hộ tham gia hoạt động làng nghề tiểu thủ

công nghiệp có xu hướng không tiếp tục nghề và chuyển sang các ngành nghề khác. Vì

vậy, đề tài thực hiện nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến việc không tiếp tục tham gia hoạt

động làng nghề tiểu thủ công nghiệp của hộ gia đình tỉnh Trà Vinh” nhằm tìm ra các yếu

tố ảnh hưởng đến việc không tiếp tục tham gia hoạt động làng nghề tiểu thủ công nghiệp

của hộ gia đình tỉnh Trà Vinh. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua

việc phỏng vấn trực tiếp 200 hộ gia đình đã và đang tham gia hoạt động nghề trong các

làng nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Mô hình Binary Logistic được sử dụng để xác

định các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tiếp tục tham gia hoạt động làng nghề tiểu thủ

công nghiệp của hộ gia đình tỉnh Trà Vinh, với biến phụ thuộc là biến nhị phân, việc

không tiếp tục tham gia hoạt động làng nghề tiểu thủ công nghiệp, nhận giá trị 1 nếu

không tiếp tục, nhận giá trị 0 nếu tiếp tục tham gia.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 06 yếu tố ảnh hưởng đến việc không tiếp tục

tham gia hoạt động làng nghề tiểu thủ công nghiệp của hộ gia đình có ý nghĩa thống kê,

gồm: tuổi của chủ hộ, kinh nghiệm của chủ hộ, thành viên tham gia nghề, đất trồng

nguyên liệu, đào tạo nghề và môi trường. Yếu tố tuổi của chủ hộ và môi trường có quan

hệ đồng biến với việc không tiếp tục tham gia hoạt động làng nghề tiểu thủ công nghiệp,

và 04 yếu tố là kinh nghiệm của chủ hộ, thành viên tham gia nghề, đất trồng nguyên liệu,

đào tạo nghề có quan hệ nghịch biến với việc không tiếp tục tham gia hoạt động làng

nghề tiểu thủ công nghiệp.

Trong 06 yếu tố ảnh hưởng đến việc không tiếp tục tham gia hoạt động làng nghề

iv

tiểu thủ công nghiệp của hộ gia đình, yếu tố môi trường tác động mạnh nhất đến xác suất

không tiếp tục tham gia hoạt động làng nghề tiểu thủ công nghiệp của hộ, kế đến lần lượt

các yếu tố đào tạo nghề, đất trồng nguyên liệu, thành viên tham gia nghề, tuổi của chủ hộ

và yếu tố kinh nghiệm của chủ hộ tác động yếu nhất đến xác suất không tiếp tục tham gia

hoạt động làng nghề tiểu thủ công nghiệp của hộ.

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số khuyến nghị với chính quyền địa

phương địa phương và người dân làng nghề để hạn chế việc không tiếp tục tham gia hoạt

động làng nghề của hộ gia đình, thu hút lực lượng lao động tham gia hoạt động làng nghề

tiểu thủ công nghiệp, giúp cho các làng nghề của tỉnh được bảo tồn và phát triển.

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................ii

TÓM TẮT ...................................................................................................................iii

MỤC LỤC ...................................................................................................................iv

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU .....................................................................viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu.............................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3

1.5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

1.6. Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................................3

1.7. Ý nghĩa nghiên cứu.................................................................................................4

1.8. Kết cấu luận văn......................................................................................................4

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................6

2.1. Khái niệm chung .....................................................................................................6

2.1.1. Khái niệm về ngành tiểu thủ công nghiệp.........................................................6

2.1.2. Khái niệm về cư dân và hộ gia đình .................................................................6

2.1.3. Khái niệm về làng nghề....................................................................................7

2.1.4. Khái niệm về không tiếp tục tham gia hoạt động làng nghề TTCN...................7

2.2. Phân loại làng nghề .................................................................................................8

2.3. Các loại hình sản xuất làng nghề .............................................................................8

2.4. Vai trò của các làng nghề với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội

của địa phương.............................................................................................................10

2.5. Phân hệ của cấu trúc xã hội cư dân làng nghề........................................................11

2.6. Những khó khăn, yếu kém của làng nghề ..............................................................13

2.6.1. Thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh ...............................................................13

vi

2.6.2. Khó khăn về thị trường tiêu thụ......................................................................14

2.6.3. Thiếu lao động có tay nghề, thiếu đội ngũ kế cận ...........................................14

2.6.4. Khó khăn về đất sản xuất ...............................................................................14

2.6.5. Kiểu dáng, mẫu mã chậm đổi mới..................................................................15

2.6.6. Trình độ công nghệ lạc hậu ............................................................................15

2.6.7. Môi trường bị ô nhiễm ...................................................................................15

2.7. Các nghiên cứu trước ............................................................................................16

2.8. Tóm tắt Chương 2 .................................................................................................19

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÁC LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

TỈNH TRÀ VINH ......................................................................................................20

3.1. Thực trạng phát triển của làng nghề.......................................................................20

3.2. Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Đức Mỹ huyện Càng Long .............................22

3.3. Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hưng Mỹ huyện Châu Thành..........................23

3.4. Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Đại An huyện Trà Cú......................................24

3.5. Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang huyện Trà Cú...............................25

3.6. Tóm tắt Chương 3 .................................................................................................26

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................27

4.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................................27

4.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................28

4.3. Mô hình nghiên cứu ..............................................................................................30

4.4. Dữ liệu nghiên cứu, phân tích dữ liệu và hệ thống kiểm định ................................35

4.4.1. Nguồn dữ liệu ................................................................................................35

4.4.2. Kích cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.........................................................35

4.4.3. Quy trình sàng lọc, xử lý số liệu.....................................................................35

4.5. Phân tích dữ liệu và hệ thống kiểm định................................................................35

4.5.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu ....................................................................35

4.5.2. Hệ thống kiểm định........................................................................................36

4.6. Tóm tắt Chương 4 .................................................................................................36

CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................38

5.1. Mô tả và phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu ....................................................38

5.1.1. Tuổi của chủ hộ..............................................................................................39

5.1.2. Kinh nghiệm của chủ hộ.................................................................................39

vii

5.1.3. Vốn của hộ.....................................................................................................40

5.1.4. Thành viên tham gia nghề ..............................................................................41

5.1.5. Thu nhập bình quân đầu người từ hoạt động làng nghề ..................................41

5.1.6. Thu nhập khác................................................................................................42

5.1.7. Đất trồng nguyên liệu.....................................................................................42

5.1.8. Kỹ thuật công nghệ ........................................................................................43

5.1.9. Thị trường tiêu thụ .........................................................................................43

5.1.10. Chương trình xúc tiến thương mại................................................................44

5.1.11. Đào tạo nghề ................................................................................................44

5.1.12. Môi trường...................................................................................................45

5.2. Phân tích tương quan.............................................................................................45

5.3. Phân tích kết quả hồi quy ......................................................................................48

5.3.1. Kiểm định tổng quát mô hình nghiên cứu.......................................................48

5.3.2. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình ..........................................49

5.3.3. Kết quả phân tích các biến mô hình nghiên cứu .............................................50

5.3.4. Phân tích mức độ tác động của từng yếu tố đến không tiếp tục tham gia

hoạt động làng nghề tiểu thủ công nghiệp ................................................................56

5.4. Tóm tắt Chương 5 .................................................................................................59

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................60

6.1. Kết luận ................................................................................................................60

6.2. Khuyến nghị..........................................................................................................61

6.2.1. Khuyến nghị với chính quyền địa phương......................................................61

6.2.2. Khuyến nghị với người dân làng nghề tiểu thủ công nghiệp ...........................63

6.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................64

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................65

PHỤ LỤC ..................................................................................................................67

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!