Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
149
Kích thước
7.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1162

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------------------------------------

PHẠM TRẦN TẤN PHONG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH

KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------------------------------------

PHẠM TRẦN TẤN PHONG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH

KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8 34 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ KINH DOANH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. TRỊNH THÙY ANH

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: Phạm Trần Tấn Phong

Ngày sinh: 04/5/1993 Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã học viên: 1983401021020

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho

Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ

thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

Phạm Trần Tấn Phong

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định

khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là bài nghiên cứu

của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, thì nội

dung toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

Người thực hiện

Phạm Trần Tấn Phong

ii

LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự kính trọng đến Quý Thầy/

Cô Khoa đào tạo Sau Đại học - ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Mở TP.

Hồ Chí Minh. Đặc biệt là giảng viên hướng dẫn PGS. TS. TRỊNH THÙY ANH đã

tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Do thời gian nghiên cứu cũng như lượng kiến thức, thông tin thu thập còn hạn

chế nên bài luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu

và thực hiện. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá chân thành của

Quý Thầy/ Cô trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, để bài luận có giá trị hơn về mặt

lý luận và thực tiễn.

Xin chân thành cám ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

Người thực hiện

Phạm Trần Tấn Phong

iii

TÓM TẮT

“Khởi nghiệp” (Start-up) là cụm từ không còn xa lạ trong những năm gần đây,

nhất là với đối tượng thuộc thế hệ “gen X và gen Y” (sinh năm 1980 - 1999). Năm

2021, Việt Nam xếp hạng thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và xếp hạng thứ

59/100 quốc gia về hệ sinh thái khởi nghiệp.

Với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là

tương lai của đất nước, là lực lượng nồng cốt để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát

triển. Nhận thức được vai trò quan trọng của lực lượng tri thức trẻ, nhiều đơn vị giáo

dục trong và ngoài nước đã đưa môn học khởi sự kinh doanh vào chương trình đào

tạo, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của

từng cá nhân. Tuy nhiên, theo đánh giá, cứ 10 người trẻ trưởng thành khởi nghiệp thì

có đến 9 người thất bại, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thiếu kiến thức, kỹ năng

bán hàng, quản lý tài chính, ngoại ngữ, văn hóa,… Nỗi lo sợ về thất bại khi khởi

nghiệp đã trở thành rào cản lớn khiến nhiều người trẻ chưa bắt tay vào khởi sự kinh

doanh mặc dù đã nhận thấy có cơ hội kinh doanh (VCCI, 2017).

Nghiên cứu này được kế thừa và hiệu chỉnh bổ sung dựa trên tình hình thực

tại về ý định khởi nghiệp. Với nhân tố mới được đưa vào là lo sợ khởi nghiệp thất bại

và khởi nghiệp để gia tăng thu nhập, từ đó kiểm định sự tác động đến thái độ khởi

nghiệp và ý định khởi nghiệp. Trong đề xuất mô hình nghiên cứu có 7 nhân tố được

sử dụng: (1) Giáo dục khởi nghiệp; (2) Nguồn vốn đầu tư; (3) Cơ hội kinh doanh; (4)

Cảm nhận tôn trọng; (5) Tăng thu nhập; (6) Lo sợ thất bại; (7) Thái độ khởi nghiệp

trong vai trò biến trung gian tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa

bàn TP. HCM.

Kết quả phân tích SEM mô hình lý thuyết với hệ số hồi quy chuẩn hóa đã phát

hiện ra nhân tố thái độ khởi nghiệp có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp,

đồng thời nhân tố lo sợ thất bại khi khởi nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp và

mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp và thái độ khởi nghiệp của sinh viên.

---o0o---

iv

ABSTRACT

“Start-up” is an unfamiliar phrase in recent years, especially for those of the

“X and Y” generation (born in 1980-1999). In 2021, Vietnam ranks 44th in the global

innovation index and 59th in 100 countries in terms of startup ecosystem.

For any country in the world, young people, students, and students are the

future of the country, the core force to build a strong and prosperous country.

Recognizing the important role of young intellectuals, many domestic and foreign

educational institutions have included the subject of entrepreneurship into training

and career guidance programs for students in order to arouse the spirit of young

people. individual entrepreneurship. However, according to the assessment, 9 out of

10 young adults who start a business fail, which is mainly due to the lack of

knowledge, sales skills, financial management, foreign languages, and culture. …

The fear of failure when starting a business has become a major barrier that prevents

many young people from starting a business even though they have recognized

business opportunities (VCCI, 2017).

This study is inherited and additionally adjusted based on the actual situation

of entrepreneurial intentions. With the newly added factor of fear of starting a

business failure and starting a business to increase income, thereby testing the impact

on entrepreneurial attitude and entrepreneurial intention. In the proposed research

model, 7 factors are used: (1) Entrepreneurship education; (2) Investment capital; (3)

Business opportunity; (4) Feeling respectful; (5) Increase income; (6) Fear of failure;

(7) Attitude to start a business as an intermediary variable affecting the

entrepreneurial intention of students in the city. Ho Chi Minh City.

The results of the SEM analysis of the theoretical model with the standardized

regression coefficient have found that the factor of entrepreneurial attitude has the

strongest impact on the intention to start a business, and the fear of failure when

starting a business has the greatest impact. The most direct and strongest negative

effect on students' entrepreneurial intention and entrepreneurial attitude.

---o0o---

v

MỤC LỤC

Lời cam đoan ........................................................................................................ i

Lời cám ơn ............................................................................................................ ii

Tóm tắt .................................................................................................................. iii

Abstract.................................................................................................................. iv

Mục lục ................................................................................................................. v

Danh mục bảng ...................................................................................................... viii

Danh mục hình và đồ thị ....................................................................................... ix

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 1

1.1 Lý do nghiên cứu ........................................................................................ 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4

1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 4

1.4 Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu ................................................................... 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu .............................................................................. 5

1.7 Kết cấu nghiên cứu ..................................................................................... 5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 7

2.1 Các khái niệm............................................................................................... 7

2.1.1 Khởi nghiệp (Start-up)..................................................................... 7

2.1.2 Ý định khởi nghiệp (Start-up intention) .......................................... 8

2.1.3 Mô hình sự kiện khởi nghiệp (Event Entrepreneurial Model) ......... 10

2.1.4 Năng lực khởi sự doanh nghiệp (Entrepreneurship Ability).............11

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ....................................................... 12

2.3 Giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu................................ 19

2.3.1 Giáo dục khởi nghiệp (Entrepreneurship Education)....................... 19

2.3.2 Nguồn vốn đầu tư (Capital Investment) .......................................... 19

2.3.3 Cơ hội kinh doanh (Entrepreneurship Opportunity) ....................... 20

2.3.4 Cảm nhận sự tôn trọng (Perceived Respectfully) ............................ 20

2.3.5 Tăng thu nhập (Raise Income)......................................................... 21

vi

2.3.6 Lo sợ thất bại (Fear of Failure)........................................................ 21

2.3.7 Thái độ khởi nghiệp (Atitude toward entrepreneurship) ..................22

2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất...........................................................................22

Tóm tắt chương 2................................................................................................... 24

Chương 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 26

3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 26

3.2 Nghiên cứu định tính .................................................................................. 27

3.3 Nghiên cứu định lượng chính thức ............................................................. 31

3.3.1 Cỡ mẫu............................................................................................... 32

3.3.2 Kỹ thuật phân tích dữ liệu ................................................................. 32

Tóm tắt chương 3................................................................................................... 36

Chương 4 - PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 38

4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát ..................................................................... 38

4.2 Thống kê giá trị trung bình các biến quan sát............................................. 41

4.2.1 Giáo dục khởi nghiệp ...................................................................... 41

4.2.2 Nguồn vốn đầu tư ............................................................................ 42

4.2.3 Cơ hội kinh doanh ........................................................................... 43

4.2.4 Cảm nhận sự tôn trọng .................................................................... 43

4.2.5 Tăng thu nhập ................................................................................. 44

4.2.6 Lo sợ thất bại .................................................................................. 45

4.2.7 Thái độ khởi nghiệp ........................................................................ 46

4.2.8 Ý định khởi nghiệp ......................................................................... 47

4.3 Kiểm định thang đo..................................................................................... 48

4.3.1 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ..................................... 48

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................... 53

4.3.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ................................................. 55

4.3.4 Kiểm định hệ số tổng hợp (CR, AVE, MSV).................................. 57

4.4 Phân tích mô hình lý thuyết và các giả thuyết ............................................ 59

4.4.1 Phân tích mô hình lý thuyết SEM.................................................... 59

vii

4.4.2 Thảo luận giả thuyết với kết quả nghiên cứu................................... 61

4.5 Kiểm định lại các ước lượng bằng Bootstrap ............................................. 65

4.6 So sánh sự khác biệt của các biến định danh.............................................. 66

Tóm tắt chương 4................................................................................................... 71

Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 72

5.1 Kết luận....................................................................................................... 72

5.2 Hàm ý quản trị ........................................................................................... 73

5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ....................... 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 76

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 80

Phụ lục 1 – Dàn bài thảo luận .................................................................... 80

Phụ lục 2 – Bảng câu hỏi khảo sát.............................................................. 88

Phụ lục 3 – Thông tin mẫu & thống kê biến quan sát ................................ 92

1. Thông tin mẫu khảo sát.................................................................... 92

2. Thống kê giá trị trung bình các biến quan sát.................................. 93

3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) ................. 95

4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA).................................................. 98

5. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)............................................... 101

6. Phân tích độ tin cậy tổng hợp (AVE, CR, MSV) ............................ 103

7. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ................................ 104

8. Kiểm định Boostrap N=1000........................................................... 108

9. Kiểm định biến định danh................................................................ 111

---o0o---

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng xếp hạng trường đại học uy tín hàng đầu ở TP. Hồ Chí Minh....... 3

Bảng 2.1 Tổng hợp lý thuyết nền tảng................................................................... 12

Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan ......................................... 16

Bảng 2.3 Tóm tắt giả thuyết kỳ vọng của các biến quan sát.................................. 22

Bảng 3.1 Tóm tắt nội dung điều chỉnh thang đo.................................................... 27

Bảng 4.1 Thông tin mẫu khảo sát .......................................................................... 40

Bảng 4.2 Thống kê giá trị trung bình nhân tố giáo dục khởi nghiệp ..................... 41

Bảng 4.3 Thống kê giá trị trung bình nhân tố nguồn vốn đầu tư........................... 42

Bảng 4.4 Thống kê giá trị trung bình nhân tố cơ hội kinh doanh .......................... 43

Bảng 4.5 Thống kê giá trị trung bình nhân tố cảm nhận sự tôn trọng ................... 43

Bảng 4.6 Thống kê giá trị trung bình nhân tố tăng thu nhập ................................. 44

Bảng 4.7 Thống kê giá trị trung bình nhân tố lo sợ thất bại .................................. 45

Bảng 4.8 Thống kê giá trị trung bình nhân tố thái độ khởi nghiệp........................ 46

Bảng 4.9 Thống kê giá trị trung bình nhân tố ý định khởi nghiệp......................... 47

Bảng 4.10 Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo ........................... 49

Bảng 4.11 Kết quả phân tích KMO ...................................................................... 53

Bảng 4.12 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA............................................ 54

Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố CFA............................................................ 56

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định tổng hợp (CR, AVE, MSV).....................................58

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định giả thuyết hệ số hồi quy chuẩn hóa.........................60

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định Bootstrap..................................................................66

Bảng 4.17 Kiểm định phương sai T-Test về nhóm giới tính ...................................67

Bảng 4.18 Kiểm định phương sai Anova về nhóm thời gian học tại trường...........68

Bảng 4.19 Kiểm định phương sai Anova về nhóm sinh viên các trường Đại học ..69

Bảng 4.20 Kiểm định phương sai T-Test về nhóm giới tính nhóm sinh viên có đi làm

thêm .........................................................................................................................70

---o0o---

ix

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Chỉ số lo sợ thất bại khởi nghiệp kinh doanh .......................................... 3

Hình 2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý - TRA ............................................... 8

Hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch - TPB............................................ 9

Hình 2.3 Mô hình sự kiện khởi nghiệp – EEM...................................................... 10

Hình 2.4 Biểu đồ động cơ khởi sự kinh doanh ...................................................... 16

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 24

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 26

Hình 4.1 Biểu đồ khảo sát định danh về giới tính ................................................ 38

Hình 4.2 Biểu đồ khảo sát định danh về thời gian học tập của sinh viên .............. 39

Hình 4.3 Biểu đồ khảo sát định danh về sinh viên trường Đại học ....................... 39

Hình 4.4 Kết quả CFA của các thang đo chuẩn hóa .............................................. 57

Hình 4.5 Kết quả mô hình SEM chuẩn hóa ........................................................... 61

---o0o---

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nội dung chương này sẽ giới thiệu về bối cảnh tổng quan và nêu lý do nghiên cứu,

mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương

pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, đồng thời kết cấu luận

văn sẽ được trình bày trong chương này.

1.1 Lý do nghiên cứu

“Khởi nghiệp” (Start-up) là cụm từ không còn xa lạ trong những năm gần đây,

nhất là đối với các bạn trẻ. Theo thống kê của công cụ tìm kiếm Google trong hạng

mục xu hướng tìm kiếm nổi bật 2016 ở Việt Nam (Google year in search 2016), “khởi

nghiệp” là nội dung nằm trong top 10 từ khóa được người Việt Nam quan tâm nhất,

với hơn 71 triệu lượt tìm kiếm.

Năm 2021, Việt Nam xếp hạng thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và

xếp hạng thứ 59/100 quốc gia về hệ sinh thái khởi nghiệp. Xét riêng ở địa bàn TP. Hồ

Chí Minh, hệ sinh thái khởi nghiệp xếp vị trí 179, Hà Nội xếp vị trí 191 (Liên đoàn

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, 2022). Việt Nam còn được các tổ

chức quốc tế đánh giá xếp thứ 3 trong nhóm quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp sáng

tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, xếp sau Indonesia và Singapore (VCCI,

2022).

Nếu như trong năm 2011, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam

ghi nhận có 10 thương vụ được rót vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở mức huy động

33 triệu USD, thì đến năm 2021 có đến 88 thương vụ được đầu tư với tổng giá trị hơn

1.3 tỷ USD, tăng gấp 40 lần chỉ trong 10 năm và sẽ tiếp tục được nhà đầu tư rót tiếp

815 triệu USD trong giai đoạn 2021 - 2025, chủ yếu đến từ các nhà đầu tư thiên thần

(angel investors) và quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital). Các lĩnh vực được tập

trung nhiều nhất hiện nay là công nghệ tài chính (Fintech), công nghệ giáo dục

(Edtech), thương mại điện tử (e-Commerce)… chiếm khoảng 46% tổng số thương vụ

trên thị trường khởi nghiệp Việt Nam năm 2021 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2022).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!