Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Hoàng Thị Kim Anh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ KIM ANH
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM –
CHI NHÁNH ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG QUỐC THỤ
`
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Hoàng Thị Kim Anh
Sinh ngày 15 tháng 05 năm 1988
Quê quán: Thanh Hóa
Chỗ ở hiện nay: 66 Tô Hiệu, Phường Lộc Sơn, Thành phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm
Đồng.
Là học viên cao học: Khóa 15 của trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
Mã học viên cao học số: 020115130004
Cam đoan Luận văn thạc sĩ: “Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi
tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam –Chi nhánh Đà
Lạt”
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Quốc Thụ
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc
các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Đà Lạt, ngày 26 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Kim Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,
Khoa Sau đại học, cùng các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngân hàng Thành
Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tác giả cũng xin chân thành được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trương
Quốc Thụ - Phó Giám Đốc Ngân hàng Nhà Nước –Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Giáo
viên trực tiếp hướng dẫn và tận tâm chỉ dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu,
đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Điều đáng
quý, thầy đã giúp tác giả tiếp cận khoa học theo phương pháp nghiên cứu mới để từ
đó vận dụng vào thực tiễn vị trí công tác với cách nhìn vấn đề một cách logic và
khoa học. Một lần nữa tác giả luôn ghi nhận sự hướng dẫn tận tình của thầy và chúc
thầy luôn đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học và trong công tác.
Cho phép tác giả được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán
bộ ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Chi Nhánh Đà Lạt đã tạo điều
kiện cung cấp số liệu và động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên,
chia sẻ, giúp đỡ tạo động lực cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Đà Lạt, ngày 26 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Kim Anh
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
ATM Máy giao dịch tự động
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CSXH Ngân hàng chính sách xã hội
CN Chi nhánh
CNH Công nghiệp hóa
Eximbank Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
EIB Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
FTP Giá điều chuyển vốn
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
HĐH Hiện đại hóa
KH Khách hàng
MB Ngân hàng TMCP Quân Đội
NH Ngân hàng
NVHĐ Nguồn vốn huy động
NSNN Ngân sách Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMNN Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước
NHTMCPND Ngân hàng thương mại cổ phần Nhân dân
NN Nhà nước
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
NHTW Ngân hàng trung ương
NHHTX Ngân hàng hợp tác xã
SHB Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội
Sacombank Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín
QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
XNK Xuất nhập khẩu
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .....................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3
4. Đóng góp của đề tài....................................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
phân tích định tính, phương pháp so sánh. .................................................................4
6.Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu.............................................................................5
7.Kết cấu của luận văn...................................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........7
1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................................7
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại.......................................................7
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại...............................................8
1.1.2.1 Chức năng trung gian tài chính .......................................................8
1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán....................................................9
1.1.2.3 Chức năng làm trung gian thực thi các chính sách của Nhà nước,
đặc biệt là thực thi chính sách tiền tệ............................................................9
1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại ...................................................10
1.1.4 Hoạt động ngân hàng thương mại.....................................................12
1.1.4.1 Nghiệp vụ nhận tiền gửi:.................................................................12
1.1.4.2 Cấp tín dụng: ...................................................................................12
1.1.4.3 Cung ứng dịch vụ trả trước qua tài khoản: ...................................13
1.2 NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI 13
1.2.1 Cấu trúc thành phần nguồn vốn huy động tiền gửi của ngân hàng
thương mại............................................................................................................14
v
1.2.2 Các hình thức huy động tiền gửi đối với ngân hàng thương mại .......16
1.2.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn......................................................................16
1.2.2.3 Tiền gửi tiết kiệm ..............................................................................19
1.2.2.4 Các loại tiền gửi khác .......................................................................19
1.2.3 Vai trò của huy động tiền gửi trong hoạt động ngân hàng.................20
1.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.............................................21
1.3.1 Những yếu tố khách quan ..................................................................21
1.3.1.1 Hành lang pháp lý.............................................................................21
1.3.1.2 Yếu tố kinh tế: ...................................................................................22
1.3.1.3 Yếu tố chính trị..................................................................................24
1.3.1.4 Yếu tố văn hóa - xã hội dân cư.........................................................24
1.3.1.5 Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng ..............................................26
1.3.2 Những yếu tố chủ quan:.....................................................................27
1.3.2.1 Các sản phẩm và mạng lưới ngân hàng:.........................................27
1.3.2.2 Lãi suất và các dịch vụ kèm theo.....................................................28
1.3.2.3 Chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp ........................................30
1.3.2.4 Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ:..............................................31
1.3.2.5 Đội ngũ nhân sự:...............................................................................31
1.3.2.6 Danh tiếng, uy tín ngân hàng:..........................................................32
1.3.2.7 Hoạt động Marketing ngân hàng ....................................................33
1.3.2.8 Các yếu tố khác .................................................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................35
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP XNK
VIỆT NAM CN ĐÀ LẠT.............................................................................................36
vi
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP XNK VIỆT NAM CN ĐÀ LẠT
...............................................................................................................................36
2.1.1 Khái quát chung về ngân hàng TMCP XNK Việt Nam ......................36
2.1.2 Khái quát về vị trí địa lý và tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Lâm
Đồng...................................................................................................................38
2.1.3 Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam – CN Đà Lạt..................................39
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam....................................................................................................................40
2.2 KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA NGÂN
HÀNG TMCP XNK VIỆT NAM CN ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 ....44
2.2.2 Hoạt động huy động vốn.........................................................................50
2.2.3 Hoạt đông sử dụng vốn ...........................................................................52
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN
HÀNG TMCP XNK VIỆT NAM CN ĐÀ LẠT ................................................54
2.3.1 Tình hình về các loại tiền gửi, các nhóm sản phẩm huy động vốn .....54
2.3.2 Thực trạng huy động tiền gửi của ngân hàng TMCP XNK Việt Nam
CN Đà Lạt .........................................................................................................61
2.4 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XNK VIỆT NAM CN ĐÀ LẠT.....65
2.4.1 Nhóm yếu tố khách quan ........................................................................65
2.4.1.1 Hành lang pháp lý.............................................................................65
2.4.1.2 Yếu tố kinh tế ....................................................................................65
2.4.1.3 Yếu tố chính trị..................................................................................66
2.4.1.4 Yếu tố văn hóa – xã hội dân cư........................................................67
2.4.1.5 Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng ..............................................67
2.4.2 Nhóm yếu tố chủ quan ............................................................................68
2.4.2.1 Các sản phẩm và mạng lưới ngân hàng..........................................68
2.4.2.2 Lãi suất và các dịch vụ kèm theo.....................................................69
2.4.2.3 Chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp ........................................70
vii
2.4.2.4 Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ ...............................................71
2.4.2.5 Đội ngũ nhân sự ................................................................................72
2.4.2.6 Danh tiếng, uy tín ngân hàng...........................................................73
2.4.2.7 Hoạt động marketing ngân hàng.....................................................73
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng khác ....................................................................74
2.5 ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG
TMCP XNK VIỆT NAM CN ĐÀ LẠT..............................................................75
2.5.1 Những kết quả đạt được .........................................................................75
2.5.2 Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân............................................................77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................79
CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN
HÀNG TMCP XNK VIỆT NAM - CN ĐÀ LẠT.......................................................80
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI..........................80
3.1.1 Định hướng chiến lược từ năm 2015 đến 2020 của toàn hệ thống ngân
hàng TMCP XNK Việt Nam............................................................................80
3.1.2 Định hướng hoạt động của ngân hàng TMCP XNK Việt Nam tại chi
nhánh Đà Lạt ....................................................................................................82
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP XNK VIỆT NAM CN ĐÀ
LẠT .......................................................................................................................84
3.2.1 Mở rộng mạng lưới kinh doanh .............................................................84
3.2.2 Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt.....................................86
3.2.3 Nâng cao uy tín ngân hàng .....................................................................87
3.2.5 Nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng ...........................................88
3.2.6 Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng .....................................90
3.2.7 Phát triển các sản phẩm mới để thu hút và tạo thuận lợi cho khách
hàng giao dịch tại EIB......................................................................................91
3.2.8 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng ......................................95
3.2.9 Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp...............................97
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...................................................................................97
viii
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: .....................................................97
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam ..............................100
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam CN Đà Lạt nhằm
tăng cường công tác huy động tiền gửi.........................................................102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................................................................................104
KẾT LUẬN.................................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................106
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Chi nhánh Đà Lạt giai đoạn
2010 -2014 ................................................................................................................45
Bảng 2.2: Quy mô khách hàng của EIB Chi nhánh Đà Lạt (2010-2014).................48
Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động của Eximbank CN Đà Lạt qua các năm 2010-2014
...................................................................................................................................51
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng qua các năm (2010-2014)................................................53
Bảng 2.5: Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng(2010-2014).....................53
Bảng 2.6: Tỷ trọng huy động vốn trên Tổng tài sản của Eximbank chi nhánh Đà Lạt
(2010-2014)...............................................................................................................55
Bảng 2.7 Quy mô huy động vốn ngành ngân hàng tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng (2010-
2014)..........................................................................................................................56
Bảng 2.8: Thị phần huy động vốn của EIB Chi nhánh Đà Lạt trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng (2010-2014).....................................................................................................57
Bảng 2.9 Tình hình huy động vốn của ngành Ngân hàng Lâm Đồng và Eximbank
Chi Nhánh Đà Lạt giai đoạn 2010-2014 ...................................................................57
Bảng 2.10 Lãi suất huy động bình quân của chi nhánh Eximbank Đà Lạt giai đoạn
(2010-2014)...............................................................................................................70
x
DANH MỤC BIỀU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Eximbank CN Đà Lạt ..............................................42
Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận của EIB Chi nhánh Đà Lạt qua các năm (2010-2014).........46
Biểu đồ 2.2: Kết quả kinh doanh của EIB Chi nhánh Đà Lạt (2010 -2014).............47
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng khách hàng của EIB Chi nhánh Đà Lạt (2010-
2014)..........................................................................................................................49
Biểu đồ 2.5: Nguồn vốn huy động của Eximbank CN Đà Lạt qua các năm 2010-
2014...........................................................................................................................52
Biểu đồ 2.6:Quy mô tín dụng giai đoạn 2010 – 2014...............................................54
Biểu đồ 2.7 Thị phần huy động vốn một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
qua các năm từ 2010-2014 ........................................................................................59
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới nền kinh tế của hầu hết các quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì
cần phải có một hệ thống tài chính – ngân hàng lành mạnh bền vững, đây được coi
là mạch máu của nền kinh tế. Chính vì vậy các quốc gia luôn chú trọng việc duy trì
và gia tăng mọi nguồn vốn vì yếu tố vốn ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh
tế, ổn định sản xuất kinh doanh.
Đối với nước ta, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, với việc gia
nhập WTO và nhiều hiệp ước song phương và đa phương khác nền kinh tế nước ta
đang trong giai đoạn đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc nhằm tạo ra những bước
chuyển mạnh mẽ đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp phát triển. Do đó
vốn đang trở thành một vấn đề cấp thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của
nền kinh tế đất nước thông qua các trung gian tài chính là các ngân hàng thương
mại.
Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản nhất thiết phải có của bất kỳ
hoạt động kinh doanh nào trong mỗi doanh nghiệp. Cần khẳng định rằng không thể
thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước cũng như các
mục tiêu kinh doanh của các Doanh nghiệp nói riêng nếu không có vốn. NHTM với
tư cách là một doanh nghiệp có hoạt động truyền thống là huy động vốn và cho vay
thì nguồn vốn còn mang tính chất quyết định hơn.
Nguồn vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nguồn vốn quan
trọng nhất đối với ngân hàng là nguồn tiền gửi của khách hàng. Giúp cho các ngân
hàng chủ động và kế hoạch hóa có hiệu quả việc sử dụng vốn để mang lại hiệu quả
kinh doanh cao nhất.
Đối với ngân hàng TMCP XNK Việt Nam chi nhánh Đà Lạt, với đặc điểm là
ngân hàng hoạt động trên địa bàn Tây nguyên, các hoạt động kinh doanh truyền
thống vẫn chủ yếu là huy động, cho vay và kinh doanh dịch vụ. Trong thời gian qua,
mặc dù hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng luôn đạt được những kết quả