Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng ( nghiên cứu trường hợp trường Đại học điều dưỡng Nam Định )
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1510

Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng ( nghiên cứu trường hợp trường Đại học điều dưỡng Nam Định )

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

DƯƠNG ĐÌNH DŨNG

XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HỌC THỰC

HÀNH TẠI BỆNH VIỆN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU

DƯỠNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2014

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

DƯƠNG ĐÌNH DŨNG

XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HỌC THỰC

HÀNH TẠI BỆNH VIỆN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU

DƯỠNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH)

Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong Giáo dục

Mã số: 60140120

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN QUÝ THANH

Hà Nội - 2014

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Dương Đình Dũng, là học viên cao học chuyên ngành Đo lường đánh

giá trong giáo dục, khóa học 2012 – 2014, tại Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục –

Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất

lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng (Nghiên cứu

trường hợp trường Đại học Điều dưỡng Nam Định)” hoàn toàn là công trình nghiên

cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình

nghiên cứu của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện

nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là

sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử

dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội

dung khác trong luận văn của mình.

Nam Định, ngày 28 tháng 08 năm 2014

Xác nhận của CBHD Học viên

Dương Đình Dũng

4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Nguyễn Quý

Thanh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin cảm ơn Viện

Đảm bảo Chất lượng Giáo dục đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và

trình bày luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô Viện Khoa học

Giáo dục Việt Nam đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến

vấn đề nghiên cứu của luận văn. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học

Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện để thực hiện thành công cuộc khảo sát tại

trường. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô và các bạn sinh viên tại trường

Đại học Điều dưỡng Nam Định đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu.

Xin trân trọng cảm ơn!

5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................7

DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..................................................................8

MỞ ĐẦU..............................................................................................................10

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................10

2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. .....................................................................12

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. ...............................................................12

4. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................12

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. .........................................................13

6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu. ............................................................13

7. Thời gian, địa điểm và phạm vi nghiên cứu. .............................................14

8. Ý nghĩa của nghiên cứu. ...........................................................................14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU......15

1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan.........................................................15

1.2. Các khái niệm liên quan. ..........................................................................23

1.2.1. Chất lượng và chất lượng giáo dục. ................................................23

1.2.2. Tiêu chuẩn - tiêu chí. ......................................................................25

1.2.3. Năng lực.........................................................................................26

1.2.4. Hoạt động học thực hành tại bệnh viện. ..........................................27

1.3. Cơ sở lý luận của nghiên cứu....................................................................30

1.3.1. Bộ tiêu chuẩn của AUN..................................................................30

1.3.2. Mô hình CIPP của Ủy ban Nghiên cứu Quốc Gia về đánh giá Phi

Delta Kappa...................................................................................................34

1.3.3. Mô hình Kirkpatrick của Donald L. Kirkpatrick. ............................36

1.3.4. Quy trình điều dưỡng Việt Nam. ....................................................37

1.3.5. Bộ chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam. ...........................37

1.3.6. Bộ Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên......................38

1.3.7. Chuẩn đầu ra của điều dưỡng trình độ đại học. ...............................40

1.4. Mô hình lý thuyết của nghiên cứu.............................................................40

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.................................42

2.1. Đặc trưng của trường đại học Điều dưỡng Nam Định...............................42

2.2. Dạng thiết kế nghiên cứu..........................................................................42

2.3. Công cụ thu thập dữ liệu và các tư liệu.....................................................43

2.4. Quy trình thu thập dữ liệu và xử lý số liệu................................................43

2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................................45

2.6. Xử lý và phân tích số liệu.........................................................................46

2.7. Sai số và phương pháp khắc phục sai số. ..................................................46

2.8. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu. ..........................................................46

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC

THỰC HÀNH TẠI BỆNH VIỆN CỦA SINH VIÊN ĐIÊU DƯỠNG TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ THỬ.......48

3.1. Kết quả phỏng vấn sâu giảng viên và sinh viên.........................................48

6

3.2. Kết quả khảo sát định lượng giảng viên về sự cần thiết của các tiêu chí....54

3.3. Kết quả khảo sát định lượng sinh viên về sự cần thiết của các tiêu chí......57

3.4. Độ tin cậy của thang đo. ...........................................................................61

3.5. Cấu trúc của thang đo...............................................................................62

3.6. Các nhân tố của bộ công cụ. .....................................................................62

3.7. Sử dụng các tiêu chí của mô hình Rasch để đánh giá bộ công cụ ..............71

3.8. Đề xuất bộ công cụ và cách thức sử dụng. ................................................76

3.9. Kết luận chương 3. ...................................................................................79

KẾT LUẬN..........................................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................84

PHỤ LỤC.............................................................................................................91

7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Giải thích nội dung

1 NB Người bệnh

2 BV Bệnh viện

3 ĐDV Điều dưỡng viên

4 ĐD Điều dưỡng

5 DHLS Dạy học lâm sàng

6 QLCL Quản lý chất lượng

7 GV Giảng viên

8 CL Chất lượng

9 SV Sinh viên

10 ĐH Đại học

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Các loại hình đánh giá theo mô hình CIPP. 30

Bảng 3.1

Các tiêu chuẩn được đề xuất để đánh giá chất lượng hoạt động học

thực hành tại bệnh viện của sinh viên.

49

Bảng 3.2

So sánh sự khác biệt ý kiến đánh giá giữa các nhóm chuyên môn

của giảng viên.

52

Bảng 3.3

So sánh sự khác biệt ý kiến đánh giá về thâm niên công tác của

giảng viên.

54

Bảng 3.4 Thống kê đánh giá của giảng viên về sự cần thiết của các tiêu chí. 55

Bảng 3.5

Kết quả phân tích phương sai mức độ cần thiết của các tiêu chí

trong các nhóm giới tính của sinh viên.

56

Bảng 3.6

Kết quả phân tích phương sai mức độ cần thiết của các tiêu chí

trong các nhóm năm học của sinh viên.

57

Bảng 3.7 Thống kê đánh giá của sinh viên về sự cần thiết của các tiêu chí. 58

8

Bảng 3.8

Kết quả phân tích phương sai mức độ cần thiết của các tiêu chí

trong các nhóm giới tính của sinh viên.

59

Bảng 4.1 Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin và kiểm định Bartlett. 62

Bảng 4.2

Ma trận xoay các nhân tố - phân tích nhân tố lần 1 đánh giá của

giảng viên.

63

Bảng 4.3

Ma trận xoay các nhân tố - phân tích nhân tố lần 1 đánh giá của sinh

viên.

65

Bảng 4.4

Ma trận xoay các nhân tố - phân tích nhân tố lần 2 đánh giá của

giảng viên.

67

Bảng 4.5

Ma trận các nhân tố - phân tích nhân tố lần 1 đánh giá của sinh

viên.

68

Bảng 4.6

Ma trận xoay các nhân tố - phân tích nhân tố lần 1 đánh giá của sinh

viên.

69

Bảng 4.7

Ma trận xoay các nhân tố - phân tích nhân tố lần 2 đánh giá của sinh

viên.

71

Bảng 4.8

Sự phù hợp của các tiêu chí với nhau theo tiêu chí INFIT MNSQ –

giảng viên đánh giá sinh viên.

72

Bảng 4.9

Sự phù hợp của các tiêu chí với nhau theo tiêu chí Pt - Biserial –

giảng viên đánh giá sinh viên.

73

Bảng 4.10

Sự phù hợp của các tiêu chí với nhau theo tiêu chí INFIT MNSQ –

sinh viên tự đánh giá. 75

Bảng 4.11

Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động học thực

hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng sau chỉnh sửa.

77

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ/

biểu đồ Tên sơ đồ/biểu đồ Số

trang

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ mô tả cấu trúc hoạt động học thực hành tại bệnh viện của 25

9

sinh viên điều dưỡng.

Sơ đồ 1.2 Mô hình khung lý thuyết của nghiên cứu. 37

Sơ đồ 2.1 Quy trình thu thập số liệu. 41

Sơ đồ 3.1 Cấu trúc của bộ công cụ. 51

Biểu đồ 3.1 Nhận xét về hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên. 45

Biểu đồ 3.2 Nhận xét về các thuận lợi của hoạt động học thực hành lâm sàng. 46

Biểu đồ 3.3

Nhận xét của sinh viên về các khó khăn khi học thực hành lâm

sàng.

47

Biểu đồ 3.4

Các đối tượng cần tham gia đánh giá chất lượng hoạt động học

thực hành tại bệnh viện của sinh viên.

48

Đồ thị 4.1 Mức độ phù hợp của các items với nhau – đánh giá của giảng viên. 75

Đồ thị 4.2 Mức độ phù hợp của các items với nhau – đánh giá của sinh viên. 77

10

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Hiện nay, chuyên ngành điều dưỡng đã và đang phát triển thành một ngành

học đa khoa. Trên thế giới, nghề điều dưỡng đã phát triển thành một ngành dịch vụ

thiết yếu. Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc có chất lượng ngày càng gia tăng ở mọi

quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển.

Di cư điều dưỡng đang diễn ra từ những nước kém phát triển sang nước đang

phát triển và các nước phát triển. Các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau để hỗ trợ cho

sự di cư điều dưỡng được đặt ra trong tiến trình hội nhập và đã trở thành cam kết

của các chính phủ. Mười quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã ký kết các thỏa

thuận khung về công nhận dịch vụ điều dưỡng.

Ở nước ta, dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng cung cấp đóng vai trò rất quan

trọng trong dịch vụ y tế. Hiện nay, ngành Điều dưỡng đã có sự phát triển nhanh

chóng. Điều dưỡng đã trở thành một ngành học với nhiều cấp. Hiện nay đã có

nhiều cơ sở đào tạo điều dưỡng đại học và sau đại học.

Các chính sách về điều dưỡng viên và các chuẩn mực hành nghề điều dưỡng

đang được bổ sung, hoàn thiện. Vai trò và vị thế nghề nghiệp của điều dưỡng viên

đã có những thay đổi cơ bản. Tuy nhiên, ngành điều dưỡng đang đứng trước nhiều

thách thức của sự phát triển: thiếu đội ngũ giáo viên điều dưỡng, chưa theo kịp

những tiến bộ của Điều dưỡng thế giới; người điều dưỡng chưa được đào tạo để

thực hiện thiên chức chăm sóc mang tính chủ động và chuyên nghiệp; nguồn nhân

lực điều dưỡng mất cân đối về cơ cấu dẫn đến sử dụng chưa phân biệt rõ trình độ

đào tạo, kỹ năng, kỹ xảo; vị thế và hình ảnh người điều dưỡng trong xã hội tuy đã

có thay đổi nhưng chưa được định hình rõ ràng.

Trước tình hình đó, một số văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của điều

dưỡng đã được ban hành.

Ngày 27 tháng 6 năm 2008, Bộ Y tế ban hành chỉ thị số 06/2008/CT-BYT về

việc tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế. Chỉ thị nêu rõ: về quy mô đào tạo:

tỷ lệ học sinh-sinh viên quy đổi trên số giáo viên-giảng viên quy đổi không vượt

11

quá định mức: 20 học sinh/giáo viên đối với đào tạo trung cấp; 15 sinh viên/giảng

viên đối với đào tạo cao đẳng; 10 sinh viên/giảng viên đối với đào tạo đại học. Đối

với đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cơ sở thực hành chính là bệnh viện đa khoa

hạng 1 trở lên hoặc bệnh viện đa khoa tuyến trung ương. Các bệnh viện có học sinh

- sinh viên điều dưỡng đến thực tập, thực hành phải đảm bảo tỷ lệ tối đa 2 học sinh￾sinh viên quy đổi/giường bệnh. Các cơ sở thực hành chỉ được công nhận là cơ sở

thực hành chính của không quá 3 cơ sở đào tạo. [61]

Đại học Điều dưỡng Nam Định hiện đang hợp tác với các trường đại học và

bệnh viện ở các nước Hà Lan (đại học Khoa học Sức khỏe – Đại học Các Khoa học

Ứng dụng Saxion), Thái Lan (đại học Chulalongkon), Nhật Bản (đại học

Meric)…để thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu

chăm sóc sức khỏe trong nước và xuất khẩu lao động sang các môi trường quốc tế.

Sinh viên Điều dưỡng khi ra trường phải có ngoại ngữ tốt, tay nghề giỏi, thích ứng

cao với môi trường làm việc chuyên nghiệp để áp ứng được yêu cầu khắt khe của

các thị trường lao động như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan, Australia…và các nước

Đông Nam Á.

Bên cạnh các tố chất như ngoại ngữ giỏi, tư cách đạo đức tốt…thì một trong

những yếu tố hàng đầu góp phần vào sự thành công trong công việc của người Điều

dưỡng là tay nghề cao. Tay nghề ở đây không chỉ là việc thực hiện các kỹ thuật điều

dưỡng mà còn là tổng hòa của nhiều năng lực cần thiết. Những năng lực này được

sinh viên Điều dưỡng rèn luyện, trau dồi qua 4 năm đại học. Trong suốt thời gian

đó, việc học thực hành đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sinh viên Điều dưỡng phải

học thực hành tại các phòng thí nghiệm, học các kỹ thuật Điều dưỡng ở các phòng

mô phỏng tiền lâm sàng rồi mới học thực hành tại bệnh viện. Khi thực hành tại bệnh

viện, sinh viên có điều kiện để phát huy tối đa các năng lực của bản thân. Giai đoạn

này, sinh viên học tập dưới sự giám sát chặt chẽ của các giảng viên và các nhân viên

y tế tai bệnh viện.

Để sinh viên điều dưỡng khi ra trường có năng lực đáp ứng yêu cầu công việc,

việc đảm bảo chất lượng học thực hành tại bệnh viện vô cùng cần thiết. Tuy nhiên,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!