Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO VÀ
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
______________________________
SÁI CÔNG HỒNG
XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG
GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN THCS ÁP DỤNG
THÍ ĐIỂM TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành : Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
Mã ngành : Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thanh
Hà Nội - 2008
1
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn, tác giả muốn nói lời đặc biệt cảm ơn đến TS. Phạm
Xuân Thanh, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng, Bộ Giáo dục & Đào tạo,
Việt Nam, ngƣời Thầy đã hƣớng dẫn tận tình để tác giả hoàn thiện đƣợc luận
văn một cách logic, khoa học.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến các Thầy, Cô lãnh đạo sở
giáo dục- đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, Phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã Phúc Yên,
các Thầy cô giáo trƣờng Hai Bà Trƣng, đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ để
tác giả theo hết khoá học và có những gợi ý quý báu cho đề tài nghiên cứu này.
Thông qua Luận văn này, tác giả cũng xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến
các giảng viên tham gia giảng dạy khoá học vì đã cung cấp cho tác giả những
kiến thức về chuyên ngành Đo lƣờng - Đánh giá trong giáo dục cũng nhƣ
cách thức tiến hành một nghiên cứu khoa học nhƣ PGS.TS Nguyễn Phƣơng
Nga, PGS.TS Lê Đức Ngọc, PGS.TS Nguyễn Quý Thanh, PGS.TS Nguyễn
Công Khanh…
Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Phƣơng Nga,
PGS.TS Lê Đức Ngọc vì những ý kiến đóng góp hết sức quí giá cho đề tài
nghiên cứu này.
Vì lí do về mặt thời gian nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn
chế nhất định. Kính mong các thầy cô giáo, các nhà khoa học, những ngƣời
quan tâm đến đề tài cho ý kiến đóng góp để tác giả có thể làm tốt hơn nữa
trong những nghiên cứu sau.
Tác giả
2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 4
I. Lí do chọn đề tài 4
II. Mục đích nghiên cứu 9
III. Câu hỏi nghiên cứu 10
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
V. Đối tƣợng nghiên cứu 11
VI. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 11
VII. Thời gian nghiên cứu 11
VIII. Cấu trúc của luận văn 11
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 12
1.1. Các quan niệm về chất lƣợng giáo dục 12
1.2. Đánh giá chất lƣợng giá giảng dạy 17
1.3. Đề xuất các tiêu chí đánh giá chất lƣợng giảng dạy cho giáo viên
THCS
43
Chƣơng 2: XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐO 44
2.1. Nội dung các tiêu chí và xây dựng các chỉ số cho mỗi tiêu chí 44
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin về đánh giá chất lƣợng giảng dạy 51
2.3. Qui trình thu thập số liệu 51
Chƣơng 3: KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ 59
3.1. Số liệu tiến hành điều tra 59
3.2. Kết quả số lƣợng giáo viên điều tra sau khi xử lý thô 60
3.3. Phân tích số liệu điều tra 60
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 89
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
1 CBQL Cán bộ quản lý
2 GD-ĐT Giáo dục-Đào tạo
3 GV Giáo viên
4 HS Học sinh
5 KSĐG khảo sát đánh giá
5 NCKH Nghiên cứu khoa học
6 THCS Trung học cơ sở
7 THPT Trung học phổ thông
4
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Bối cảnh chung của giáo dục Việt Nam
Chất lƣợng giáo dục nói chung và chất lƣợng giáo dục phổ thông nói
riêng ngày càng đƣợc nhiều nhà giáo dục, quản lý, nghiên cứu và xã hội quan
tâm. Trên các diễn đàn chính trị, trong các hội thảo khoa học, trên các phƣơng
tiện thông tin đại chúng có không ít những cuộc tranh luận về chất lƣợng giáo
dục hiện nay ở nƣớc ta, nhiều ngƣời đã cố gắng đƣa ra những lý giải, đề xuất
những biện pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Đảng, Nhà nƣớc và Ngành GD-ĐT, bằng những chủ trƣơng và biện
pháp cụ thể, đang phấn đấu cho một nền giáo dục có chất lƣợng tốt nhằm đạt
đƣợc mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài.
Trong các văn bản ký kết với các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã cam kết phấn
đấu từng bƣớc phổ cập giáo dục và nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Bên cạnh những chủ trƣơng và biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
giáo dục, đổi mới quản lý chất lƣợng giáo dục là một giải pháp đƣợc đặc biệt
quan tâm. Chất lƣợng giáo dục trung học phổ thông, giữa các cấp học và bậc
học khác, luôn giữ vị trí hết sức quan trọng vì chất lƣợng giáo dục trung học
phổ thông sẽ quyết định chất lƣợng sinh viên vào học đại học, cao đẳng, giáo
dục chuyên nghiệp và chất lƣợng của lực lƣợng lao động có trình độ sau trung
học phổ thông. Mặt khác, chất lƣợng giáo dục trung học phổ thông là một
trong những yếu tố quan trọng để nâng cao kỹ năng sống cho thế hệ trẻ bƣớc
vào đời. Điều đó cũng sẽ giúp cho Việt Nam nhanh chóng hội nhập quốc tế và
khu vực, đồng thời tăng cƣờng khả năng cạnh tranh với các nƣớc khác trong
khu vực và trên thế giới.
5
Từ năm 2001, sau khi "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010"
đƣợc ban hành, nhiệm vụ “xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất
lượng ở mọi cấp học, bậc học và hình thức đào tạo” trở nên rất cấp bách. Đây
là văn bản qui phạm pháp luật đầu tiên đƣa ra khái niệm kiểm định chất lượng
ở mọi cấp học, bậc học. Tuy còn có những ý kiến khác nhau, nhƣng đã đƣợc
định hình nội hàm của nó bằng văn bản số 4778/QĐ-BGD-ĐT-TCCB của Bộ
trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 08 tháng 9 năm 2003 về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng.
Theo văn bản này, kiểm định chất lƣợng giáo dục của các cấp học, bậc học và
trình độ đào tạo bao gồm:
- Đánh giá chất lƣợng giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và
giáo dục trung học phổ thông, giáo dục thƣờng xuyên;
- Đảm bảo chất lƣợng và kiểm định chất lƣợng giáo dục trung học
chuyên nghiệp; giáo dục đại học và sau đại học;
- Công nhận các cơ sở giáo dục và chƣơng trình giáo dục đạt tiêu
chuẩn chất lƣợng.
Ở nhiều nƣớc trên thế giới, đánh giá chất lƣợng giáo dục là hoạt động
đồng hành với công tác dạy và học ở các cơ sở giáo dục. Đánh giá chất lƣợng
đƣợc sử dụng vào các mục đích: giám sát quá trình dạy và học, dự đoán các
kết quả đào tạo hay nhằm cải tiến chất lƣợng giáo dục.
Đánh giá chất lƣợng giáo dục có nhiều nội dung khác nhau, trong đó
có đánh giá chất lƣợng sản phẩm giáo dục. Sản phẩm giáo dục ở đây là các
phẩm chất có đƣợc của học sinh nhƣ đạo đức, kiến thức, kỹ năng, thể lực,
thẩm mỹ v.v. Các hoạt động đánh giá của nhiều nƣớc thƣờng tập trung vào
đánh giá kiến thức, kỹ năng và tƣ cách đạo đức của học sinh, thông thƣờng ở
cuối cấp trong phạm vi cả nƣớc hoặc tiểu bang theo các chuẩn mực qui định.
Các hoạt động đánh giá này rất phổ biến ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Australia.
6
Nhiều nƣớc còn tiến hành đánh giá chất lƣợng học sinh ở các lớp giữa các cấp
học để giám sát chất lƣợng dạy và học và nhằm đƣa ra những biện pháp can
thiệp kịp thời (Ví dụ: Bang New South Wales, Australia, Mỹ v.v).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lƣợng sản phẩm giáo dục chịu
ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố chất lƣợng nhà trƣờng nhƣ chất
lƣợng của đội ngũ giáo viên; các hoạt động giáo dục diễn ra trong lớp học, và
môi trƣờng chung lành mạnh trong nhà trƣờng. Yếu tố chất lƣợng nhà trƣờng
thƣờng đƣợc gọi là yếu tố đảm bảo chất lƣợng.
Đánh giá chất lƣợng đội ngũ giáo viên đƣợc sử dụng khá phổ biến ở
nhiều nƣớc. Khác với hệ thống thanh tra có thể tiến hành đánh giá từng giáo
viên thông qua năng lực giảng dạy của họ, đánh giá chất lƣợng giáo viên
nhằm tập trung mô tả thực trạng chung của toàn bộ đội ngũ giáo viên của nhà
trƣờng, của hệ thống, qua đó cung cấp các thông tin để cấp có thẩm quyền
đƣa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lƣợng nhà trƣờng đƣợc nâng cao
khi đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng có kỹ năng chuyên môn cao, đƣợc giảng
dạy trong lĩnh vực họ đƣợc đào tạo, có kinh nghiệm, nhiệt tình, và định kỳ
đƣợc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Chất lƣợng của các hoạt động trong lớp học đƣợc cấu thành từ chất
lƣợng của chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy, tƣ liệu học tập và thiết bị,
kiểm tra và đánh giá trong lớp học và kể cả thái độ học tập của học sinh. Học
sinh sẽ tiếp thu đƣợc tốt hơn khi chƣơng trình đƣợc thiết kế một cách khoa
học và phù hợp với ngƣời học. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những học
sinh lớp dƣới thƣờng học tốt hơn trong các lớp học không quá đông học sinh.
Các yếu tố đặc trƣng cho mỗi trƣờng phổ thông thƣờng đƣợc thể hiện
qua sự lãnh đạo của hiệu trƣởng và ban giám hiệu nhà trƣờng, mục tiêu của
nhà trƣờng, tập thể chuyên môn, kỷ luật và môi trƣờng học tập. Các yếu tố
7
đặc trƣng của nhà trƣờng không có tác động trực tiếp đến học sinh nhƣng nó
có những ảnh hƣởng gián tiếp một cách đáng kể đến ngƣời học thông qua
giáo viên và lớp học.
2. Vấn đề đặt ra về chất lƣợng giảng dạy của giáo viên phổ thông hiện
nay ở Việt Nam.
Dạy học đƣợc xác định nhƣ một nỗ lực để giúp một ngƣời nào đó có
đƣợc hoặc thay đổi một kỹ năng, kiến thức và các ý tƣởng. Giáo dục đƣợc
dùng với ngụ ý cung cấp cho ngƣời học những cơ hội để ngƣời học có thể
phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng của kiến thức, sự hiểu biết cũng nhƣ
niềm tin vào các giá trị. Nói cách khác, nhiệm vụ của ngƣời giáo viên là tạo ra
hoặc gây ảnh hƣởng để có thể dẫn tới một sự thay đổi về hành vi mong muốn.
2.1. Vai trò của người giáo viên
Ngƣời giáo viên cần có hiểu biết sâu sắc về mục tiêu giáo dục và bối
cảnh xã hội giáo dục, về nội dung kiến thức, về phƣơng pháp sƣ phạm, về học
sinh và đặc điểm tâm lý học sinh, có trí tƣởng tƣợng và óc sáng tạo để làm
cho bài giảng sống động và hấp dẫn đối với học sinh. Bên cạnh đó, các nỗ lực
của giáo viên coi mình là một thành viên của lớp học giúp học sinh hình
thành những kỉ niệm tốt đẹp về lớp học.
Ở ngoài lớp học, ngƣời giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng. Các
cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngoài lề, ở nhà ăn hoặc sân chơi thể thao giúp giáo
viên có thêm thông tin về tính cách của học sinh. Ở một chừng mực nào đó,
bài giảng trên lớp của giáo viên phản ánh đúng nội tâm của ngƣời đó. Có thể
học sinh sẽ quên nội dung của bài giảng, nhƣng chúng vẫn còn nhớ những cái
tốt cũng nhƣ những cái chƣa tốt của giáo viên nhƣ tính nhân hậu, quan tâm
chăm sóc hay thờ ơ lãnh đạm, không trách nhiệm trong công việc.
2.2. Các thách thức đặt ra với người giáo viên.
Trong thời kỳ hiện nay, những xu hƣớng đổi mới giáo dục đã quyết
8
định tới sự đổi thay chức năng của ngƣời giáo viên :
- Xu hƣớng đảm nhiệm nhiều chức năng hơn trong quá trình dạy học,
đảm nhiệm trách nhiệm cao hơn trong việc xác định và lựa chọn, thiết kế nội
dung dạy học;
- Xu hƣớng chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang
việc coi trọng hơn tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa các nguồn
lực học tập ở địa phƣơng;
- Xu hƣớng cá biệt hoá việc học tập của học sinh, thay đổi cấu trúc của
mối quan hệ giáo viên - học sinh;
- Xu hƣớng sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến các phƣơng tiện kỹ
thuật, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy học;
- Xu hƣớng tăng cƣờng sự hợp tác trên nhiều mặt với các giáo viên
khác trong trƣờng, thay đổi mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau.
- Xu hƣớng tăng cƣờng sự hợp tác trên nhiều mặt với các giáo viên
khác trong trƣờng, thay đổi mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau.
- Xu hƣớng tăng cƣờng và thay đổi mối quan hệ cùng cách làm việc
với cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội, tích cực tham gia vào đời sống của
cộng đồng nơi trƣờng đóng;
- Xu hƣớng không chỉ giới hạn ở hoạt động dạy học và giáo dục mà
mở rộng phạm vi các hoạt động trong nhà trƣờng;
- Xu hƣớng thừa nhận sự giảm sút của uy tín truyền thống ngƣời giáo
viên đối với học sinh, xây dựng một dạng uy tín khác;
Chính vì những lí do trên mà việc đánh giá thực trạng về chất lƣợng
giảng dạy của đội ngũ giáo viên các trƣờng phổ thông nói chung và các
trƣờng THCS nói riêng nhằm phát triển tiệm cận với xu thế phát triển của các
nƣớc trong khu vực và trên thế giới là một trong những vấn đề mang tính cấp
bách trong giáo dục.
9
Đối với tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, chất lƣợng đội ngũ giáo viên phổ
thông mà cụ thể hơn là đội ngũ giáo viên THCS còn có nhiều huyện, thị chƣa
đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng nhƣ năng lực giảng dạy. Chính vì
vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lƣợng
giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên - tỉnh
Vĩnh Phúc” để góp phần vào việc triển khai đánh giá chất lƣợng giảng dạy
của giáo viên THCS các trƣờng trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với mong muốn
phát huy những điểm mạnh, hạn chế, khắc phúc những tồn tại, tạo tiền đề cho
giáo dục Vĩnh phúc phát triển mang tính bền vững.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh
giá chất lƣợng giảng dạy của giáo viên THCS và tiến hành đánh giá thử
nghiệm để làm cơ sở cho việc bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, đồng
thời tạo cở sở để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng giảng dạy giáo
viên THPT.
Tiền đề nghiên cứu thứ nhất: Chất lƣợng giảng dạy ở trƣờng THCS có
thể bị ảnh hƣởng bởi một số yếu tố liên quan đến chất lƣợng đội ngũ giáo
viên nhƣ số lƣợng, cơ cấu, trình độ, kiến thức, kỹ năng và phƣơng pháp sƣ
phạm, sự tâm huyết với nghề giáo.
Chất lƣợng giảng dạy đồng thời còn chịu ảnh hƣởng của một số yếu
tố nhƣ học sinh, chƣơng trình, các dịch vụ hành chính và hệ thống quản lý
chất lƣợng v.v cho nên chất lƣợng đội ngũ giáo viên chỉ giải thích đƣợc một
phần chất lƣợng giảng dạy ở trƣờng THCS.
Tiền đề nghiên cứu thứ hai: Chất lƣợng đội ngũ giáo viên có thể đƣợc
đo lƣờng bằng một loạt các chỉ số và cấu trúc. Đo lƣờng chất lƣợng đội ngũ
giáo viên có thể đƣợc thực hiện thông qua các chỉ số nhƣ số lƣợng, cơ cấu,
trình độ, kiến thức, kỹ năng và phƣơng pháp sƣ phạm, sự tâm huyết với nghề