Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng các giải pháp, chính sách tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành điện tử Việt Nam trong giai đoạn gia nhập WTO
PREMIUM
Số trang
128
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1073

Xây dựng các giải pháp, chính sách tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành điện tử Việt Nam trong giai đoạn gia nhập WTO

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bé c«ng th−¬ng

viÖn nghiªn cøu ®iÖn tö, tù ®éng, tin häc hãa

B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi cÊp bé n¨m 2007

x©y dùng c¸c gi¶i ph¸p, chÝnh s¸ch tæng thÓ

nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cho ngµnh

®iÖn tö viÖt nam trong giai ®o¹n gia nhËp WTO

Chñ nhiÖm ®Ò tµi: trÇn thanh thñy

6939

04/8/2008

hµ néi - 2007

BỘ CÔNG THƯƠNG

ViÖn Nghiªn cøu §iÖn tö, Tin häc, Tù ®éng ho¸

ó ñ ò & ô ó ñ

b¸o c¸o kÕt qu¶ nghiªn cøu

®Ò tµi cÊp bé n¨m 2007

“XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH TỔNG THỂ NHẰM

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO NGÀNH ĐIỆN TỬ

VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN GIA NHẬP WTO”

Cơ quan chủ trì: VIỆN NC ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, TỰ ĐỘNG HOÁ

Chủ nhiệm đề tài: TRẦN THANH THUỶ

Hµ Néi – 2007

DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT Họ và tên Học hàm, học vị, chuyên

môn

Cơ quan công tác

1. Trần Thanh Thuỷ Ths. Quản trị kinh doanh VIELINA

2. Nguyễn Duy Hưng Ths. Công nghệ vi điện tử VIELINA

3. Lê văn Ngự TS. Cơ điện tử VIELINA

4. Nguyễn Ngọc Lâm PGS.TS. Điện tử hạt nhân VIELINA Tp. HCM

5. Nguyễn Nam Hải KS. Tự động hoá VIELINA

6. Lê Thanh Bình KS. CNTT VIELINA

7. Trần Nguyên Ngọc TS. Kỹ thuật Điện tử Cty Hoàng Hoa

8. Nguyễn Đức Lương KS. Kỹ thuật Điện tử VIELINA

9. Nguyễn Tích Tùng KS. Kỹ thuật Điện tử Hội Vô tuyến - Điện tử VN

10. Trần Văn Biển TS. Kỹ thuật Điện tử Nguyên CVC Vụ KHCN -

BCN

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

1.1 Một số khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong nền

kinh tế thị trường

9

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh, phân loại cạnh tranh 9

1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 10

1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh

13

1.2 Tổng quan về ngành điện tử Việt Nam 18

1.2.1 Một số đặc điểm chủ yếu của ngành điện tử 18

1.2.2 Hai mươi năm phát triển của ngành điện tử và những đặc điểm

chủ yếu

19

1.2.3 Nhận diện lại một số chính sách thương mại và đầu tư của Nhà

nước đối với ngành điện tử

23

1.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành điện tử Việt Nam 28

1.3.1 Hệ thống các doanh nghiệp điện tử Việt Nam và thực trạng một

số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh

28

1.3.2 Một số nhận xét về thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống

các doanh nghiệp điện tử Việt Nam

38

CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NGÀNH ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC

TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

2.1 Kinh nghiệm phát triển ngành điện tử của một số nước trong

khu vực và trên thế giới

45

2.1.1 Kinh nghiệm của các nước khu vực Đông Á 45

2.1.2 Kinh nghiệm của các nước khu vực Đông Nam Á 52

2.1.3 Kinh nghiệm của Mỹ và Cộng đồng Châu Âu (EU) 61

2.2 Xu hướng phát triển ngành điện tử của một số nước trong khu

vực và trên thế giới

62

2.2.1 Khái quát chung về làn sóng công nghiệp Đông Á 62

2.2.2 Một số xu hướng phát triển cụ thể của ngành điện tử ở các

nước trong khu vực và trên thế giới

65

2.3 Một số nhận xét chung và bài học đối với ngành điện tử Việt

Nam

74

2.3.1 Về tình hình và kinh nghiệm phát triển 74

2.3.2 Về xu hướng phát triển 76

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP,

CHÍNH SÁCH TỔNG THỂ NHẰM NÂNG

CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO

NGÀNH ĐIỆN TỬ TRONG GIAI ĐOẠN

VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

3.1 Những tác động của WTO đối với các doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh điện tử Việt Nam

77

3.1.1 Một số nét đặc trưng về WTO 77

3.1.2 Cam kết của Việt Nam đối với WTO 81

3.1.3 Tác động của WTO đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh điện tử

84

3.2 Phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức. Ma trận

SWOT và tổ hợp các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

cho ngành điện tử Việt Nam

90

3.3 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành điện tử

trong giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO

96

3.3.1 Định hướng phát triển ngành điện tử giai đoạn đến năm 2010,

tầm nhìn đến năm 2020

96

3.3.2 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh điện tử

99

3.4 Một số giải pháp, chính sách tổng thể nhằm nâng cao năng lực

cạnh tranh cho ngành điện tử Việt Nam

101

3.4.1 Giải pháp của Nhà nước 101

3.4.2 Giải pháp của các doanh nghiệp SXKD điện tử 106

3.4.3 Giải pháp của các tổ chức nghiên cứu - triển khai KH&CN

thuộc lĩnh vực điện tử

119

3.4.4 Giải pháp của các trường Đại học, Cao đẳng và Dạy nghề có

đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực điện tử

120

3.4.5 Giải pháp của Hiệp hội các doanh nghiệp điện tử 121

KẾT LUẬN 122

TÀI LIỆU THAM KHẢO 124

PHỤ LỤC 128

5

MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập sâu vào nền

kinh tế khu vực và thế giới, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận trong mọi hoạt

động đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường, động

lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng

năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng, mà còn là yếu tố

quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội khi Nhà nước bảo đảm sự bình

đẳng trước pháp luật của chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế.

Ở Việt Nam, việc chuyển đổi sang kinh tế thị trường bắt đầu từ năm 1986,

nhưng mãi đến những năm gần đây, khi chính sách kinh tế nhiều thành phần đi vào

cuộc sống, tư tưởng cạnh tranh giữa các đơn vị, giữa các thành phần kinh tế được

thừa nhận thì một số doanh nghiệp và mặt hàng của Việt Nam mới có chỗ đứng

trên thị truờng trong nước và vươn ra cạnh tranh được trên thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, sức cạnh tranh của phần lớn doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam

còn yếu kém cả về chất lượng, mẫu mã và giá cả, tốc độ hội nhập của Việt Nam

còn ở mức trung bình, xếp hạng năng lực cạnh tranh qua các năm còn thấp so với

các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, tại Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ X, trong định hướng phát triển ngành, lĩnh vực và vùng Đảng ta đã

nhấn mạnh: “Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực

và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế

về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Chuẩn bị tốt các điều kiện để

thực hiện các cam kết sau khi nước ta gia nhập WTO…. Phát huy vai trò chủ thể

và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập

kinh tế quốc tế. Xúc tiến mạnh về thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới,

sản phẩm mới và thương hiệu mới;… từng doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới

từ tư duy đến phong cách quản lý, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn đầu tư, giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh”1

.

Nhằm thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ

Công Thương) đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các đơn vị trong Bộ thực hiện các

đề tài thuộc các chuyên ngành khác nhau, trong đó có đề tài “Xây dựng các giải

pháp, chính sách tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành điện tử

Việt Nam trong giai đoạn gia nhập WTO”.

1. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Ngành điện tử được đánh giá là có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế -

xã hội ở Việt Nam và tại Quyết định số 55/2007/QĐ - TTg ngày 23 tháng 4 năm

2007 của Thủ tướng Chính phủ ngành điện tử tiếp tục được khẳng định là một

1

Văn kiện Đại hội Đaị biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2006

6

trong ba ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn từ 2007 đến năm 2020, nhưng

trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, ngành điện tử vẫn không có quy hoạch

và chiến lược và mãi cho đến ngày 28/5/2007, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ

mới có Quyết định số số 75/2007/QĐ - TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển

công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Như vậy

là trong một thời gian rất dài ngành điện tử không có chiến lược phát triển tổng thể.

Các doanh nghiệp ngành điện tử phải tự tìm đường đi cho mình và chịu thiệt thòi

khi chính sách không nhất quán, mặc dù sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế ở Việt

Nam 20 năm qua đã làm cho môi trường hoạt động của các doanh nghiệp thay đổi

và có nhiều thuận lợi. Tại Hội nghị đánh giá thực trạng Công nghiệp Điện tử Việt

Nam do Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và

Hiệp hội các doanh nghiệp Điện tử Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 08/6/2006 ở

Hà Nội đã nêu lên một hiện thực: ”Mặc dù luôn được tuyên bố chú trọng quan tâm

phát triển, nhưng chưa một lần ngành điện tử Việt Nam có được một chiến lược

phát triển toàn diện. Điều này khiến các doanh nghiệp điện tử Việt Nam không có

một hành lang định hướng phát triển cho mình, không có cơ sở để các cơ quan

chức năng phê duyệt triển khai các dự án, thậm chí phải chịu những bất hợp lý có

nguyên nhân từ sự không đồng nhất về chính sách như quy định về tỷ lệ nội địa

hoá để hưởng chế độ thuế ưu đãi, khung thuế cho linh kiện và sản phẩm nguyên

chiếc của máy tính, v.v...”2

. Trong điều kiện nhu cầu hàng điện tử thế giới bị giảm

sút, việc ra đời Quyết định số 75/2007/QĐ - TTg ngày 28 tháng 5 năm 2007 của

Thủ tướng Chính phủ là một yếu tố rất quan trọng động viên, khuyến khích các

doanh nghiệp điện tử Việt Nam tìm kiếm những chính sách, giải pháp thích hợp

cho sự phát triển của doanh nghiệp mình nói riêng và toàn ngành điện tử Việt Nam

nói chung theo hướng tìm kiếm các thị trường xuất khẩu và dành lại thị phần thị

trường hàng điện tử Việt Nam đang trong xu thế được chuyển giao cho các doanh

nghiệp nước ngoài một vài năm lại đây.

Gia nhập WTO là mở ra cả một đại dương của những cơ hội và thách thức đang

chờ ở phía trước. Những cơ hội và thách thức này gắn kết với nhau và chuyển hóa

cho nhau. Nếu chúng ta vượt qua được thách thức thì thách thức trở thành cơ hội.

Nếu chúng ta không tận dụng được cơ hội thì cơ hội lại có thể trở thành thách thức.

Đối với ngành điện tử nói chung, các doanh nghiệp điện tử nói riêng, thì thách thức

hàng đầu chính là tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên cả thị trường trong nước

và xuất khẩu do các hàng rào bảo hộ, cả thuế quan và phi thuế quan, cũng như các

chính sách ưu đãi đang dần bị loại bỏ, vì thế đòi hỏi đầu tiên với các doanh nghiệp

điện tử trong hội nhập WTO là phải không ngừng lớn lên, cụ thể là phải không

ngừng đầu tư và tăng vốn, công nghệ mới, chất lượng lao động để nâng cao hiệu

quả sản xuất, kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh.

Cạnh tranh khi gia nhập WTO là một thách thức, sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh

và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề sống còn đối

2 Nguồn: Tuổi trẻ Online, thứ 6, ngày 16/06/2006

7

với mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

mở cửa và hội nhập hiện nay. Nếu chúng ta biết tận dụng áp lực của cạnh tranh để

đổi mới, cải tổ và vươn lên thì đó lại là một cơ hội. Thực tế cho thấy hơn nửa thế

kỷ thiếu vắng áp lực của cạnh tranh, nền kinh tế nước ta đã trở nên quá trì trệ và

kém hiệu quả. Cũng tương tự như vậy, thị trường rộng mở là một cơ hội, nhưng

nếu chúng ta lại không có thứ hàng hóa gì có thể bán được cho thiên hạ thì đó chỉ

là sự rộng mở để cho thiên hạ khai thác thị trường trong nước mà thôi.

Xây dựng các giải pháp, chính sách tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh cho ngành điện tử Việt Nam trong giai đoạn hội nhập WTO là việc làm rất

cấp thiết và cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Thực hiện tốt mục tiêu

này phần nào sẽ giúp được các doanh nghiệp điện tử không bị thua cuộc, không bị

gạt bỏ ra khỏi thị truờng trong quá trình phát triển và hội nhập, đồng thời cũng đáp

ứng được mong mỏi của nhiều doanh nghiệp điện tử tại Hội nghị đánh giá thực

trạng Công nghiệp Điện tử Việt Nam do Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay là Bộ

Thông tin và Truyền thông) và Hiệp hội các doanh nghiệp điện tử Việt Nam phối

hợp tổ chức ngày 08/6/2006 ở Hà Nội: “Dù được ưu tiên phát triển hay không thì

sự ra đời của một chính sách định hướng rõ ràng cho Công nghiệp Điện tử Việt

Nam quan trọng hơn tiền đầu tư”

3

, mặc dù hiện tại ngành điện tử Việt Nam vẫn

phải tranh thủ nguồn đầu tư nước ngoài để có thể phát triển vì nguồn vốn đầu tư

trong nước rất hạn chế.

2. Nội dung nghiên cứu:

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã xây dựng, nhóm nghiên cứu đề tài sẽ tiến

hành thực hiện các nội dung sau đây:

- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành điện tử Việt Nam trên cơ

sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và

một số nét tổng quan về ngành điện tử Việt Nam.

- Nghiên cứu kinh nghiệm và xu hướng phát triển ngành điện tử của một số

nước trong khu vực và trên thế giới.

- Phân tích những tác động của WTO đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói

chung, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện tử nói riêng. Những thuận

lợi, khó khăn, các cơ hội, các thách thức đối với ngành điện tử khi Việt Nam

gia nhập WTO. Định hướng chiến lược phát triển ngành và các giải pháp,

chính sách tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các nội dung này sẽ được bố cục trong Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu của

đề tài theo các chương, mục tương ứng.

3 Nguồn: Tuổi trẻ Online, thứ 6, ngày 16/06/2006

8

3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc xem xét sự phát triển

của ngành điện tử trong hai thập niên trở lại đây và kết quả khảo sát thực trạng

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện tử đối với một

số nhóm sản phẩm đặc trưng của ngành như điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp,

điện tử viễn thông, sản xuất máy tính.

Với quan điểm doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp quyết định năng lực cạnh tranh của ngành, của quốc gia, nhóm đề tài

tập trung chủ yếu nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống kết quả điều

tra khảo sát và các tài liệu, dữ liệu thu được từ các nguồn thông tin về thực trạng

sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp điện tử, khả năng

cạnh tranh của các sản phẩm điện tử được sản xuất tại Việt Nam và bằng phương

pháp phân tích ma trận SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threat), tiến

hành tổ hợp và xây dựng các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

cho ngành điện tử trong giai đoạn hội nhập WTO.

Sau khi xây dựng xong bản thảo Báo cáo tổng kết khoa học, nhóm nghiên cứu

sẽ tiến hành xin ý kiến chuyên gia và tổ chức hội thảo khoa học để trao đổi, thảo

luận về các kết quả nghiên cứu của đề tài.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành

sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện nhằm tăng tính khả thi của các kết quả nghiên

cứu, tạo cơ sở cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách tham khảo

khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển ngành điện tử trong giai đoạn Việt

Nam gia nhập WTO.

9

Chương I

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

1.1. Một số khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế

thị trường

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh

Các học thuyết kinh tế thị trường, dù là trường phái nào cũng đều thừa nhận

cạnh tranh là linh hồn sống, chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường,

nơi mà cung - cầu và giá cả hàng hoá là đặc trưng, là những nhân tố cơ bản.

Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp. Do cách tiếp cận khác

nhau, nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Có thể dẫn ra như sau:

Theo Các Mác: "Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà

tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng

hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch"4

.

Theo các tác giả cuốn Từ điển rút gọn về kinh doanh: "Cạnh tranh là sự ganh

đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một

loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình"5

.

Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam thì: "Cạnh tranh là hoạt động ganh đua

giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh

trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều

kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất"6

.

Ngoài ra, có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh,

song qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau:

Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm lấy phần thắng

của nhiều chủ thể cùng tham dự.

Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể hay một loạt

điều kiện có lợi nào đó mà các bên đều muốn giành giật (một cơ hội, một sản

phẩm, một dự án hay một thị trường, một khách hàng,…). Mục đích cuối cùng là

kiếm được lợi nhuận cao.

4 Các Mác “Mác – Ăng Ghen toàn tập” NXB Sự thật, Hà Nội - 1978

5 Adam J.H. “Từ điển rút gọn về kinh doanh”, NXB Longman York Press - 1993

6

“Từ điển Bách khoa” NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội - 1995

10

Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung

mà các bên tham gia phải tuân thủ như đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều

kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…

Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử

dụng nhiều công cụ khác nhau như cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản

phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm (chính sách định giá thấp; chính sách

định giá cao; chính sách giá phân biệt; bán phá giá), cạnh tranh bằng nghệ thuật

tiêu thụ sản phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ), cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt,

cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán…

Với cách tiếp cận trên, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: "Cạnh tranh

là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp cả

nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm

lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường

có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh

là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người

tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi"7

.

1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh là một khái niệm phức hợp được xem

xét ở các cấp độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm và dịch vụ. Việc nhận biết và phân loại

những khái niệm này là rất cần thiết và có ý nghĩa khi nghiên cứu về cạnh tranh.

a. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của quốc gia:

Theo định nghĩa của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF - World Economic Forum)

“năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy

trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương

đối và các đặc trưng kinh tế khác”8

. Khái niệm này cho thấy năng lực cạnh tranh

của quốc gia được xác định trước hết bằng mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và

sự có mặt hay thiếu vắng các yếu tố quy định khả năng tăng trưởng kinh tế dài hạn

trong các chính sách kinh tế đã thực hiện.

Theo M. Porter năng lực cạnh tranh của quốc gia dựa trên năng suất lao động.

Ông cho rằng "Khái niệm có ý nghĩa nhất về năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia là

năng suất lao động "9

.

7 Chu Văn Cấp “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế”,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2003

8 Viện NC QLKT Trung ương, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”

NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội - 2002

9 M. Porter “Chiến lược cạnh tranh”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội - 1996

11

Theo Uỷ ban về cạnh tranh công nghiệp trực thuộc Tổng thống Mỹ "Một nước

là cạnh tranh nếu như nước đó duy trì được một tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thực

ngang bằng với tỷ lệ đó của các nước bạn hàng trong một môi trường thương mại

tự do"10

.

Trên cơ sở các quan niệm nêu trên, có thể hiểu năng lực cạnh tranh của quốc

gia là năng lực của một nền kinh tế có thể tạo ra tăng trưởng bền vững trong môi

trường kinh tế đầy biến động của thị trường thế giới.

b. Khái niệm sức cạnh tranh của doanh nghiệp:

Phần lớn các nhà nghiên cứu kinh tế đều gắn năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc vị trí của

doanh nghiệp trên thị trường theo thị phần mà nó chiếm giữ thông qua khả năng tổ

chức, quản trị kinh doanh hướng vào đổi mới công nghệ, giảm chi phí nhằm duy trì

hay gia tăng lợi nhuận, bảo đảm sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Theo quan niệm của Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp quốc: "Một

doanh nghiệp được xem là có năng lực cạnh tranh khi doanh nghiệp đó duy trì

được vị thế của mình trên thị trường cùng với các nhà sản xuất khác với các sản

phẩm thay thế, hoặc đưa ra thị trường các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn,

hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ

ngang bằng hoặc cao hơn"11

.

Theo PGS.TS. Nguyễn Bách Khoa "Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị

phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối

quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu

xác định"12

.

Ngoài ra, trên thực tế còn đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhưng tựu trung lại, khi tiếp cận năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp, chúng ta phải chú ý tới 4 vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường, phải lấy yêu cầu của khách hàng làm

chuẩn mực để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vì yêu cầu của

khách hàng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sản xuất kinh doanh. Cùng một

loại sản phẩm, các nhóm khách hàng khác nhau có những nhu cầu rất khác nhau.

10 Bộ KH&ĐT, Viện CLPT, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc “Tổng quan về cạnh tranh công

nghiệp”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1999

11 Bộ KH&ĐT, Viện CLPT, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc “Tổng quan về cạnh tranh công

nghiệp”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1999

12 Nguyễn Bách Khoa “Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh

nghiệp”, Tạp chí Khoa học Thương mại số 4+5, Hà Nội - 2004

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!