Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng các chủ đề tích hợp trong môn khoa học cho học sinh tiểu học.
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1580

Xây dựng các chủ đề tích hợp trong môn khoa học cho học sinh tiểu học.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

TRONG MÔN KHOA HỌC CHO

HỌC SINH TIỂU HỌC

SVTH : Nguyễn Lệ Quyên

Lớp : 13STH1

GVHD : Th.S Nguyễn Phan Lâm Quyên

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ..................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................4

3.1. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................4

4.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................4

4.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................5

5. Giả thiết khoa học ....................................................................................................5

6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................5

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .......................................................................5

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .......................................................................5

7. Cấu trúc đề tài ..........................................................................................................6

NỘI DUNG.....................................................................................................................7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...........................7

1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................7

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...............................................................................................7

1.1.1.1. Tích hợp....................................................................................................7

1.1.1.2. Dạy học tích hợp ......................................................................................7

1.1.2. Sự cần thiết phải tích hợp trong dạy học..................................................................8

1.1.2.1. Ý nghĩa của dạy học tích hợp...................................................................8

1.1.2.2. Ưu điểm của dạy học tích hợp..................................................................9

1.1.2.3. Sự khác biệt giữa dạy học tích hợp và dạy học đơn môn.........................9

1.1.3. Các hình thức dạy học tích hợp.................................................................................10

1.1.4. Vai trò của dạy học tích hợp ở Tiểu học.................................................................13

1.1.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học ..................................................................15

1.1.5.1. Đặc điểm nhận thức................................................................................15

1.1.5.2. Đặc điểm tâm lý .....................................................................................16

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài....................................................................................18

1.2.1. Một số vấn đề trong dạy học môn Khoa học.........................................................18

1.2.1.1. Mục tiêu..................................................................................................18

1.2.1.2. Nội dung chương trình ...........................................................................19

1.2.2. Thực trạng dạy và học môn Khoa học ở trường Tiểu học .................................21

1.2.2.1. Mục đích điều tra....................................................................................21

1.2.2.2. Đối tượng điều tra ..................................................................................22

1.2.2.3. Thời gian điều tra ...................................................................................22

1.2.2.4. Nội dung điều tra....................................................................................22

1.2.2.5. Kết quả điều tra ......................................................................................22

Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................29

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG

MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC.............................................................................30

2.1. Cơ sở xây dựng chủ đề dạy học tích hợp ............................................................30

2.1.1. Cơ sở ứng dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học ................................................30

2.1.2. Cơ sở tâm lý học nhận thức của HS ........................................................................30

2.2. Quy trình xây dựng chủ đề dạy học tích hợp......................................................31

2.3. Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp ...............................................................35

2.3.1. Chủ đề 1: El Nino, lời cảnh báo đến hành tinh....................................................35

2.3.2. Chủ đề 2: Con người bạn_Tuyệt tác của tạo hóa................................................47

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................66

CHƯƠNG 3: KHẢO NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................67

3.1. Mục đích khảo nghiệm........................................................................................67

3.2. Đối tượng khảo nghiệm.......................................................................................67

3.3. Nội dung khảo nghiệm........................................................................................67

3.4. Phương pháp điều tra ..........................................................................................67

3.5. Kết quả khảo nghiệm ..........................................................................................67

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................71

KẾT LUẬN ..................................................................................................................72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này đến nay đã được hoàn thành. Có được kết quả này, trước hết em xin

chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong thời gian qua đã nhiệt tình giảng dạy,

trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tại trường Đại học Sư

Phạm.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo hướng dẫn, cô Nguyễn

Phan Lâm Quyên, khoa Giáo dục Tiểu học, cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em

hoàn thành đề tài này.

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, TP

Đà Nẵng, các thầy cô giáo trong trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã tạo điều kiện

thuận lợi cho em trong việc điều tra, khảo nghiệm phục vụ cho đề tài này.

Em cũng xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các bạn trong tập thể lớp 13STH1 đã

giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Tuy vậy, do năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh

khỏi sai sót. Vì thế, em mong nhận được sự cảm thông, sự góp ý, bổ sung của thầy cô và

các bạn để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2017

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Lệ Quyên

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1 Dạy học tích hợp và dạy học các môn riêng rẽ (dạy học đơn môn)

Bảng 1-2 Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4

Bảng 1-3 Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 5

Bảng 1-4 Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh trong giờ Khoa học

Bảng 1-5 Mức độ tham gia các hoạt động của học sinh trong giờ Khoa học

Bảng 1-6 Mức độ hứng thú của học sinh đối với các hoạt động tìm ra kiến thức bài học

trong giờ Khoa học

Bảng 1-7 Mức độ tiến hành và hiệu quả hoạt động dạy học của GV trong giờ Khoa học

Bảng 1-8 Tầm quan trọng của mục đích vận dụng dạy học tích hợp vào trong môn Khoa

học

Bảng 2-1 Ví dụ minh họa bước xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề

Bảng 3-1 Kết quả khảo sát mức độ khả thi của chủ đề 1

Bảng 3-2 Kết quả khảo sát mức độ khả thi của chủ đề 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HS : Học sinh

HSTH : Học sinh Tiểu học

DH : Dạy học

GV : Giáo viên

SGK : Sách giáo khoa

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo

KN : Kĩ năng

SL : Số lượng

ĐHSP : Đại học Sư Phạm

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

PP : Phương pháp

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh vực,

trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo… dẫn đến sự chuyển

biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nhiều quốc gia. Điều

này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện,

từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học,…nhằm

phát triển cho người học hệ thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào

thị trường lao động trong nước và quốc tế. Vì vậy, phát triển chương trình giáo dục

phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực là một lựa chọn tất yếu khách quan và phù hợp

với yêu cầu phát triển của xã hội.

Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển

xã hội và xác định “Giáo dục Tiểu học là cấp học quan trọng, giúp cho học sinh hình

thành những cơ sở ban đầu về sự phát triển đúng đắn và lâu dài về mặt đạo đức, trí tuệ,

thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người

Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa”. Bậc học Tiểu học là nền tảng tạo cơ sở ban đầu cho HS

phát triển và học tiếp các bậc học cao hơn. Đồng thời, lứa tuổi HSTH là lứa tuổi đang

hình thành những giá trị nhân cách, những ước mơ ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám

phá song thiếu sự hiểu biết sâu sắc về xã hội.

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo

dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm

đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học.

Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ dạy học

theo lối “truyền thụ kiến thức” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện

kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết

quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng

kiến thức giải quyết vấn đề. Chính vì thế, dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học

mới và cần thiết đưa vào trong giáo dục, với mục tiêu phát triển các năng lực của

người học, giúp HS có khả năng giải quyết và đáp ứng sự biến đổi nhanh chóng của xã

hội hiện đại, đem lại thành công cao nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc tích hợp

trong các môn học còn đang được nghiên cứu thử nghiệm trong phạm vi hẹp, chưa

mang tính đại trà.

2

Bên cạnh đó, môn Khoa học là một trong những môn có vai trò đặc biệt quan

trọng trong chương trình giáo dục ở Tiểu học, là môn học có nhiều nội dung thích hợp.

Nó không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức, những hiểu biết về con người, về

thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học và những vấn đề trong thiên

nhiên…mà còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách,

phẩm chất đạo đức của con người. Đặc biệt, khi học môn Khoa học, HS sẽ được khơi

gợi và phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động của bản thân. Ngoài ra, những

sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ giữa chúng trong môi trường tự nhiên – xã hội

là các đối tượng học tập rất cụ thể và gần gũi với HS, các em sẽ tiếp xúc và thu nhận

kiến thức một cách dễ dàng.

Việc dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển ở cá nhân

mỗi HS, giúp các em thành công trong tương lai. Hiện nay, giáo dục nước ta đã và

đang triển khai nghiên cứu lí luận và tổ chức xây dựng các chủ đề tích hợp. GV các

trường ĐHSP trên cả nước cũng như GV trường học phổ thông đang gấp rút chuẩn bị

để năm 2018 có thể vận dụng dạy học tích hợp toàn diện.

Hiện nay đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về dạy học tích hợp nhưng nhìn chung

thiên về lý thuyết và tình hình tổ chức xây dựng chủ đề dạy học tích hợp ở Đà Nẵng

vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, vẫn chưa phổ biến và có nhiều lúng túng khi xây dựng

các chủ đề tích hợp, việc làm sao tổ chức cho hợp lí, đạt hiệu quả tối ưu. Với mong

muốn có thể đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục,nâng cao chất lượng dạy học ở

trường Tiểu học và xuất phát từ sự cần thiết của việc dạy học tích hợp trong môn Khoa

học nói riêng cũng như các môn học khác nói chung, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài

“XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG MÔN KHOA HỌC CHO

HỌC SINH TIỂU HỌC”.

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Dạy học tích hợp đã được nhiều nhà nghiên cứu lí luận dạy học quan tâm ngay từ

những năm 1970. Những kết quả nghiên cứu đã được triển khai trong việc xây dựng

chuẩn giáo dục, chương trình, sách giáo khoa của nhiều nước. những nghiên cứu gần

đây cũng khẳng định việc dạy học tích hợp co tác dụng kích thích hứng thú người

học, đảm bảo chất lượng kiến thức môn học, phát triển năng lực chung của người học

và giúp quá trình học tập gắn liền với thực tiễn hơn. Với những ưu điểm nổi trội như

vậy, việc tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp trong các môn khoa học tự nhiên đã

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!