Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây Dựng các chỉ số báo đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học viên tại trường Đại học kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
PHẠM THỊ THU HUYỀN
X¢Y DùNG C¸C CHØ B¸O §¸NH GI¸ CHÊT L¦îNG
HO¹T §éNG GI¸O DôC NGOµI GIê L£N LíP CñA HäC VI£N
T¹I TR¦êNG §¹I HäC Kü THUËT - HËU CÇN C¤NG AN NH¢N D¢N
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60 14 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng các chỉ báo đánh giá chất lượng
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học viên tại trường Đại học Kỹ
thuật – Hậu Cần CAND” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân
tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của
người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc
các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản
phẩm nghiên cứu, khảo sát riêng cá nhân tôi; Tất cả các tài liệu tham khảo sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Các số liệu, kết luận của nghiên cứu trình bày trong luận văn này là
trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Phạm Thị Thu Huyền
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô
giáo, TS. Nguyễn Thị Thu Hương, công tác tại Viện Đảm bảo chất lượng giáo
dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội; Người cô giáo mẫu mực đã định hướng và
tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới tập thể thầy/cô giáo, cán
bộ, nhân viên của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà
nội; Các thầy/cô giáo tham gia giảng dạy lớp ĐLĐG 2012 tại Hà nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích, quý báu để
tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các cấp lãnh đạo, cán
bộ, giảng viên trường Đại học Kỹ thuật- Hậu Cần CAND. Gửi lời cảm ơn đến
gia đình, bạn thân, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn này có thể còn những hạn
chế, thiếu sót rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy/cô trong Hội
đồng chấm luận văn để tác giả hoàn thiện nội dung và bổ sung các thông tin
nhằm hoàn thiện hơn trong hướng nghiên cứu tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nôi, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Phạm Thị Thu Huyền
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................... 5
1.1.1. Các nghiên cứu về Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ..................... 5
1.1.2. Các nghiên cứu về Đánh giá chất lượng giáo dục ............................... 10
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .................................................. 14
1.2.1. Khái niệm đánh giá chất lượng, tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ................ 14
1.2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ................................................. 22
1.2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ................. 26
1.3. Vị trí, vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ của HĐGDNGLL ở trường CAND...... 38
1.4. Khung lý thuyết của đề tài .................................................................. 41
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................. 42
2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu........................................................ 42
2.1.1. Giới thiệu trường Đại học Kỹ thuật – Hậu Cần CAND....................... 42
2.1.2. Nghiên cứu xác định sự cần thiết thực hiện công tác đánh giá chất
lượng HĐGDNGLL tại trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND............. 44
2.2. Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 47
2.3. Nội dung các chỉ báo đánh giá chất lượng HĐGDNGLL.................. 48
2.4. Mẫu nghiên cứu................................................................................... 50
2.4.1. Phiếu khảo sát và thang đo ................................................................. 50
2.4.2. Qui trình chọn mẫu............................................................................. 51
2.5. Khảo sát thử nghiệm ........................................................................... 52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỬ NGHIỆM CÁC
CHỈ BÁO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ............................................................................. 53
3.1. Phân tích kết quả nghiên cứu ............................................................. 53
3.1.1. Kết quả hệ số độ tin cậy đối với thang đo (Hệ số Cronbach’s Alpha) ....... 56
3.1.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.................. 58
3.1.3. Kết quả kiểm tra theo mô hình Rasch cho bảng hỏi sau khi đã
hiệu chỉnh .................................................................................................... 63
3.2. Các chỉ báo đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp của học viên trường Đại học Kỹ thuật – Hậu Cần CAND........... 68
3.3. Kết quả thử nghiệm đánh giá sử dụng các chỉ báo chất lượng
HĐGDNGLL tại trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND................. 70
3.3.1. Kết quả đánh giá thành phần kế hoạch................................................ 70
3.3.2. Kết quả đánh giá thành phần mục tiêu hoạt động................................ 74
3.3.3. Kết quả đánh giá thành phần tổ chức hoạt động.................................. 75
3.3.4. Kết quả đánh giá thành phần kết quả hoạt động.................................. 77
3.4. Tiểu kết chương 3 ................................................................................ 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 85
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ/ CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ/Chữ viết tắt Chú thích
1 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 CAND Công an nhân dân
3 ĐH Đại học
4 GD Giáo dục
5 GDĐH Giáo dục đại học
6 GV Giảng viên
7 HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên về đánh giá chất
lượng HĐGDNGLL.................................................................. 44
Bảng 2.2: Nội dung đánh giá chất lượng HĐGDNGLL ............................ 45
Bảng 2.3: Công cụ đánh giá ...................................................................... 45
Bảng 2.4: Nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL....................... 46
Bảng 2.5: Các chỉ báo đánh giá chất lượng HĐGDNGLL......................... 48
Bảng 2.6: Quy ước thang đánh giá ............................................................ 50
Bảng 3.1: Mã hóa thông tin....................................................................... 53
Bảng 3.2: Mã hóa biến theo các nhóm ...................................................... 53
Bảng 3.3: Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần .................... 56
Bảng 3.4: Hệ số KMO và Bartlett’s .......................................................... 59
Bảng 3.5: Kết quả khám phá nhân tố các thành phần lần 1........................ 60
Bảng 3.6: Kết quả phân tích khám phá nhân tô lần 2................................. 61
Bảng 3.7: Mức độ phù hợp của mô hình ................................................... 65
Bảng 3.8: Độ phân biệt của câu hỏi........................................................... 66
Bảng 3.9: Các chỉ báo đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp................................................................................. 68
Bảng 3.10: Thống kê kết quả đánh giá thành phần kế hoạch ....................... 70
Bảng 3.11: Thống kê kết quả đánh giá thành phần mục tiêu hoạt động ....... 74
Bảng 3.12: Thống kê kết quả đánh giá thành phần tổ chức hoạt động ......... 75
Bảng 3.13: Thống kê kết quả đánh giá thành phần kết quả hoạt động ......... 77
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Giá trị trung bình của các chỉ báo trong thành phần kế hoạch......73
Biểu đồ 3.2: Giá trị trung bình của các chỉ báo trong thành phần mục
tiêu kế hoạt động .................................................................. 75
Biểu đồ 3.3: Giá trị trung bình của các chỉ báo trong thành phần tổ
chức hoạt động...................................................................... 77
Biểu đồ 3.4: Giá trị trung bình của các chỉ báo trong thành phần kết quả
hoạt động......................................................................................80
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Mô hình quá trình đánh giá 15
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa 3 thành tố I,E, O 33
Hình 1.3: Hệ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học Hoa Kỳ 34
Hình 1.4: Khung lý thuyết của đề tài 41
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 47
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hơn bao
giờ hết vấn đề phát triển nguồn lực ở nước ta được đặt ra như một yêu cầu cấp
bách. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực đã được nhận thức như một yếu tố
cơ bản cho sự phát triển bền vững, trong đó giáo dục và đào tạo là con đường
quan trong nhất. Đảng ta đã xác định: “Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa
học và công nghệ, là quốc sách hàng đầu”; Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là
động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo
dục ĐH có vị trí quan trọng trong đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục
vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và hội nhập của đất nước.
Điều 5 Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua tháng 8 năm 2012 đã ghi rõ mục tiêu của giáo dục
Đại học: “Đào tạo trình độ Đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn
toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực
hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn
đề thuộc ngành đào tạo”.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001 – 2010) của nước ta, nêu
rõ: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước,... lòng nhân ái, ý thức tôn trọng
phát luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu đói
nghèo. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng
nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, ý thức vươn
lên về khoa học và công nghệ”. Đó là những giá trị đạo đức cơ bản về năng
lực nghề nghiệp cần có ở con người lao động của thời kỳ Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa đất nước những thập niên đầu thế kỷ XXI. Những đạo đức và
năng lực nghề nghiệp của người học không chỉ được rèn luyện trên lớp mà
được củng cố và phát triển thông qua các hoạt động GD phong phú, đa dạng
đặc biệt thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2
Giáo dục đại học, phát triển đạo đức kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp
cho học viên trong các trường CAND cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. HV
các trường CAND ngoài việc phải nâng cao chất lượng học tập, văn hóa ứng
xử, rèn luyện đạo đức – chính trị, tác phong, lối sống… mà còn phải đảm bảo
những phẩm chất của người CAND: Vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ;
chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa… Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: "Nhà nước xây
dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,
dựa vào nhân dân làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản
xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm". Nhiệm
vụ của HV trường CAND là phải học tập, phấn đấu để trở thành những học
viên tinh nhuệ, chính quy, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao;
bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước. HV trường CAND cần phải rèn luyện và
tu dưỡng những phẩm chất của người chiến sỹ công an. Ngoài các hoạt động
học tập trên lớp, học viên các trường CAND còn tham gia rất nhiều các công
tác rèn luyện, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp không chỉ nhằm bổ sung, củng cố kiến thức mà còn nâng cao hiểu biết xã
hội, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử phù hợp, rèn luyện thể lực,
tính tập thể, tính kỷ luận và bản lĩnh nghề nghiệp…mà HĐGDNGLL còn hình
thành tình cảm, niềm tin, động cơ, mục đích đúng đắn cho học viên, góp phần
hình thành nhân cách, đạo đức nghề nghiệp cho các chiến sỹ CAND. Xét từ
tình hình thực tế, đặc thù trường CAND, các HĐGDNGLL có ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả học tập và thành tích học tập của học viên như cộng điểm rèn
luyện, điểm phong trào thi đua… vào kết quả học tập cuối kỳ. Vấn đề đánh
giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học viên như thế nào
và dựa vào các tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ báo nào để đánh giá chất lượng