Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng các bài tập nhằm khai thác kiến thức từ phương tiện dạy học trong dạy học chương i "chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 - thpt".
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG
LÊ THỊ Ý
XÂY DỰNG CÁC BÀI TẬP NHẰM KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I “CHUYỂN
HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG, SINH HỌC 11 - THPT”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÀ NẴNG, 2016
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG
LÊ THỊ Ý
XÂY DỰNG CÁC BÀI TẬP NHẰM KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I “CHUYỂN
HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG, SINH HỌC 11 - THPT”
Ngành: SƯ PHẠM SINH HỌC
Người hướng dẫn: ThS. ĐỖ THỊ TRƯỜNG
NIÊN KHÓA 2012 - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Ý
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại
học Sư Phạm, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong khoa Sinh – Môi trường đã
giúp đỡ, giảng dạy cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm học tập, sinh hoạt quý
báu trong suốt thời gian học tập, đồng thời tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
làm khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ThS. Đỗ Thị Trường,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo cũng như các em học sinh ở trường THPT
Phạm Phú Thứ và THPT Ông Ích Khiêm đã nhiệt tình hợp tác, hỗ trợ tôi trong quá
trình thực nghiệm tại trường.
Xin chân thành cảm ơn sự động viên cổ cũ tinh thần của gia đình và sự giúp
đỡ nhiệt tình của bạn bè trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Đà Nẵng, tháng…. năm 2016
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Ý
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................0
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................0
1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ
thông............................................................................................................................0
1.2. Xuất phát từ thực tiễn xây dựng bài tập nhằm khai thác kiến thức từ phương
tiện dạy học .................................................................................................................0
1.3. Xuất phát từ hệ thống bài tập có vai trò trong việc khai thác kiến thức từ
phương tiện dạy học ....................................................................................................1
1.4. Xuất phát từ vai trò của phương tiện dạy học trong khai thác kiến thức.............1
1.5. Xuất phát từ đặc điểm chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học
11 - THPT”..................................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu..................................................................3
1.1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới.....................................................................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................4
1.2. Tổng quan về cơ sở lý luận của đề tài ..............................................................7
1.2.1. Cơ sở lý luận về phương tiện dạy học...............................................................7
1.2.2 Cở lý luận về phương tiện trực quan................................................................12
1.2.3. Cơ sở lí luận về bài tập....................................................................................13
1.2.4. Bài tập nhằm khai thác kiến thức từ phương tiện dạy học..............................16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.........................................................................................................19
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................19
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................19
2.1.2 Khách thể nghiên cứu.......................................................................................19
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................19
2.3. Phương pháp nguyên cứu ...............................................................................19
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .................................................................19
2.3.2. Phương pháp điều tra sư phạm........................................................................20
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ý kiến chuyên gia ...................................................20
2.3.4. Phương pháp xử lý kết quả..............................................................................21
2.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm................................................................20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN..........................................................24
3.1.Thực trạng việc sử dụng bài tập nhằm khai thác kiến thức từ phương tiện
dạy học cho học sinh trong quá trình dạy học ở một số trường THPT trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng..........................................................................................24
3.1.1. Điều tra giáo viên ............................................................................................24
3.1.2. Điều tra học sinh .............................................................................................25
3.2. Kết quả phân tích nội dung kiến thức chương I “Chuyển hóa vật chất và
năng lượng, Sinh học 11 – THPT”.........................................................................26
3.3. Quy trình xây dựng và sử dụng bài tập nhằm khai thác kiến thức từ
phương tiện dạy học ...............................................................................................27
3.3.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập nhằm khai thác kiến thức từ phương tiện dạy học...27
3.3.2. Quy trình xây dựng bài tập nhằm khai thác kiến thức từ phương tiện dạy học .....28
3.3.3. Ví dụ minh họa................................................................................................30
3.4. Kết quả xây dựng bài tập nhằm khai thác kiến thức từ phương tiện dạy
học chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 - THPT” ......31
3.4.1. Kết quả xây dựng bài tập nhằm khai thác kiến thức từ phương tiện dạy học
chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11, THPT” ....................31
3.4.2. Đề xuất quy trình sử dụng bài tập trong dạy học nhằm khai thác kiến thức từ
phương tiện dạy học ..................................................................................................41
3.5. Thực nghiệm sư phạm .....................................................................................41
3.5.1. Phân tích kết quả về mặt định lượng...............................................................41
3.5.2. Phân tích kết quả về mặt định tính..................................................................44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................46
1. Kết luận................................................................................................................46
2. Kiến nghị..............................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................48
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Đọc
01 BT Bài tập
02 ĐC Đối chứng
03 ĐV Động vật
04 GD – ĐT Giáo dục - đào tạo
05 GV Giáo viên
06 HS Học sinh
07 KTKT Khai thác kiến thức
08 PPDH Phương pháp dạy học
09 PTDH Phương tiện dạy học
10 TN Thực nghiệm
11 TV Thực vật
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
3.1.
Các hình thức xây dựng BT nhằm KTKT từ PTDH phân
bố theo từng bài học chương I “Chuyển hóa vật chất và
năng lượng, Sinh học 11 – THPT
32
3.2.
Các BT nhằm KTKT từ PTDH đã xây dựng phân bố từng
bài học theo mục đích dạy học chương I “Chuyển hóa vật
chất và năng lượng, Sinh học 11 – THPT”
35
3.3.
Các dạng BT nhằm KTKT từ PTDH đã xây dựng phân bố
theo từng bài học chương I “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng, Sinh học 11 – THPT”
38
3.4. Bảng phân phối tần số điểm trắc nghiệm của lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm
43
3.5. Bảng phân phối tần suất kết quả 2 lần kiểm tra 44
3.6. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 45
3.7. Bảng phân phối tần suất theo xếp loại trình độ học sinh
qua 2 lần kiểm tra
45
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang
Sơ đồ 3.1. Quy trình xây dựng BT nhằm KTKT từ PTDH 29
Sơ đồ 3.2. Quy trình sử dụng BT nhằm KTKT từ PTDH 41
Đồ thị 3.1. Biểu diễn kết quả phân phối tần suất theo
điểm số của 2 lần kiểm tra
44
Đồ thị 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 45
Đồ thị 3.3. Biểu diễn kết quả phân phối tần suất theo xếp
loại trình độ HS qua 2 lần kiểm tra
46
0
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ
thông
GD - ĐT đang là vấn đề thách thức toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế
giới đang nỗ lực đổi mới về nội dung và phương pháp GD - ĐT với nhiều mô hình,
biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy và học
một cách toàn diện, dạy làm sao để người học hướng tới việc học tập chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động, nội dung học tập phải gắn liền với sự phát
triển của khoa học kĩ thuật, đáp ứng được sự phát triển văn hoá xã hội.
Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đang bước vào kỷ
nguyên mới với những cơ hội và thách thức mới. Hơn lúc nào hết sự nghiệp giáo
dục có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước và đang là vấn đề
được xã hội hết sức quan tâm. Đảng ta khẳng định: “GD - ĐT cùng với khoa học kỹ
thuật là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản bảo đảm
việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước”.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục nhằm mục tiêu “nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, “coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy
mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”.
Luật giáo dục năm 2005 qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh…” [6].
1.2. Xuất phát từ thực tiễn xây dựng bài tập nhằm khai thác kiến thức từ phương
tiện dạy học
Hiện nay, nhiều GV đã và đang đổi mới PPDH, thể hiện ở khâu soạn bài và
khâu lên lớp. Tuy nhiên muốn đổi mới PPDH thì cần có những biện pháp cụ thể thì
một số GV lại túng lúng đặc biệt là phương pháp xây dựng hệ thống các BT nhằm
KTKT từ PTDH, GV thường sử dụng những BT có sẵn, không phát huy được lợi
1
ích của PTDH trong quá trình dạy học, đôi khi chưa sát với đối tượng HS, không
kích thích HS phát huy được kĩ năng KTKT từ PTDH, chưa định hướng vào giải
quyết các vấn đề hay hay vấn đề mới liên quan đến thực tiễn, làm cho HS thụ động
trong lĩnh việc lĩnh hội kiến thức. Thời gian tổ chức các hoạt động KTKT cho HS
trên lớp nói chung và KTKT từ PTDH nói riêng còn nhiều hạn chế. Vì thế, người
GV cần nghiên cứu BT trên cơ sở tư duy của HS, áp dụng hệ thống BT trong dạy
học cho HS một cách khéo léo, linh hoạt nhằm phát triển tối đa khả năng nhận thức
và tinh thần tự lĩnh hội, tự KTKT của bản thân mỗi HS.
1.3. Xuất phát từ hệ thống bài tập có vai trò trong việc khai thác kiến thức từ
phương tiện dạy học
Một trong những phương pháp để khai thác PTDH một cách tốt nhất cho HS
ở THPT là sử dụng hệ thống BT. BT vừa là mục đích, vừa là nội dung, vừa là
phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và học tập một cách hiệu quả.
BT không chỉ nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện để tìm
tòi và hình thành kiến thức mới. Sử dụng hệ thống BT nhằm KTKT từ PTDH ở các
khâu như: lên lớp, về nhà, ôn tập, củng cố, nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp thu
kiến thức mới… GV cần sử dụng BT kích thích tư duy tích cực, khích lệ và đòi hỏi
HS tự tìm lời giải đáp bằng cách vận dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích,
tổng hợp, khái quát hóa… qua đó lĩnh hội kiến thức mới. Việc tăng cường sử dụng
BT trong quá trình dạy học sẽ góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng
Cộng Sản: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận
gắn với thực tiễn”.
1.4. Xuất phát từ vai trò của phương tiện dạy học trong khai thác kiến thức
Muốn nâng cao chất lượng trong GD - ĐT cần cải tiến đồng bộ các thành tố
liên quan, trong đó PTDH là một thành tố quan trọng. Trong quá trình dạy học,
PTDH giúp giảm nhẹ công việc của GV và giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách
thuận lợi hơn. Có được phương tiện thích hợp, người GV sẽ phát huy hết năng lực
sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, qua đó hoạt động nhận thức của HS trở
nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo cho HS những tình cảm tốt đẹp với khoa học kỹ
thuật nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng.