Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM TẤN HÒA
VỐN XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA
HỘ GIA ĐÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM TẤN HÒA
VỐN XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA
HỘ GIA ĐÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã ngành: 62310105
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021
ii
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận án “Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của
hộ gia đình” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
án này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2021
Phạm Tấn Hòa
iii
TÓM TẮT
Vốn xã hội là một trong năm nguồn vốn sinh kế. Vốn xã hội là nguồn lực giúp
đảm bảo sinh kế bền vững. Thông qua việc tiếp cận nguồn lực xã hội, các cá nhân,
hộ gia đình có thể nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần. Luận
án đã lược khảo các lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà tập trung chính
là một số lý thuyết kinh tế có liên quan, kết hợp với các lý thuyết vốn xã hội. Qua
lược khảo lý thuyết, tác giả nhận thấy vốn xã hội tiếp cận theo cấp độ trung mô (hộ
gia đình) chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm thực hiện thỏa đáng. Điều này đã
mở ra hướng tiếp cận mới cho luận án. Do đó, luận án tập trung nghiên cứu “Vốn xã
hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình” nhằm lấp đầy khoảng trống
nghiên cứu. Song song với lược khảo lý thuyết, luận án cũng hệ thống và phân tích
những nghiên cứu có liên quan mật thiết với vốn xã hội, việc làm và thu nhập của hộ
gia đình. Kết quả lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước đã giúp luận án hình
thành mô hình nghiên cứu.
Tuy nhiên, vốn xã hội được các nhà nghiên cứu nhận định là một bức tranh đa
sắc màu và đa khía cạnh. Để làm rõ mô hình và thang đo nghiên cứu, luận án đã tiến
hành thu thập ý kiến chuyên gia. Thang đo nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh theo ý kiến
chuyên gia. Bảng hỏi khảo sát được hoàn chỉnh cuối cùng để thu thập dữ liệu tại 7
huyện/thị của vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) tỉnh Long An. Mẫu trong nghiên cứu
được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Kết quả thu thập dữ liệu đạt yêu cầu là 1.197 quan sát. Kết quả phân tích dữ
liệu cho thấy, dữ liệu đảm bảo độ tin cậy, tính đại diện và phù hợp với thực tiễn. Kết
quả phân tích mô hình SEM (CB-SEM) cho thấy, hầu hết các giả thuyết đề ra đều
được chấp nhận, trong đó có giả thuyết chấp nhập hoàn toàn và có giả thuyết chấp
nhập một phần. Kết quả nghiên cứu đã giúp khẳng định tính đúng đắn trong các lý
thuyết “sức mạnh của mối quan hệ yếu” của Granovertter, lý thuyết “lỗ hổng cấu
trúc” của Burt, “lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội” của Putnam. Đồng thời, kết quả
cũng cho thấy sự phù hợp nhất định trong lý thuyết của Portes về mặt trái của vốn xã
hội.
iv
Luận án đã hoàn thành tất cả 5 mục tiêu nghiên cứu đề ra bằng phương pháp
nghiêu cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đã giúp giải tỏa phần nào những tranh luận
của các nhà nghiên cứu trước đây về vốn xã hội, cụ thể là các loại vốn xã hội khác
nhau có tác động đến việc làm, thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình
khác nhau. Đồng thời, luận án đã bổ sung một số thang đo vốn xã hội mới gắn với
việc làm và thu nhập của hộ gia đình. Những thang đo này đã được kiểm chứng bằng
dữ liệu đủ lớn nên đảm bảo tính đại diện cao. Cụ thể là những thang đo vốn xã hội
của hộ gia đình như: số thành viên tham gia vào các tổ chức Đảng, Nhà nước; số
thành viên tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, số người có thể hỗ trợ hộ gia
đình khi khó khăn (cho mượn tiền), các khoản đóng góp vào các hoạt động cộng
đồng, các hoạt động hội nhóm và các khoản giao tế của hộ gia đình. Phần lớn những
thang đo này chưa được ứng dụng trong các nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, đề
tài còn phát hiện sự tác động mạnh mẽ, tích cực của đa dạng hóa thu nhập đến thu
nhập của hộ gia đình.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất những khuyến nghị nhằm tăng
thu nhập và tăng khả năng đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình cùng với việc tăng
vốn xã hội của cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu. Luận án đã hoàn thành
mục tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện những điểm mới, đóng góp vào kho
tàng khoa học cũng như thực tiễn. Luận án góp phần lấp đầy khoảng trống trong
nghiên cứu liên quan đến vốn xã hội, việc làm, thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của
hộ gia đình.
v
ABSTRACT
Social capital (SC) is one of the five components of livelihood capital. Social
capital is a resource that aids in the maintenance of long-term livelihoods. Individuals
and households can enhance their incomes as well as improve their material and
spiritual lives by having easy access to social "resources." The thesis looked at many
theories relevant to the research issue, with a particular emphasis on sociological
theories. It has categorized social capital and systematized theories in order to identify
research needs. The thesis reveals that social capital, which is conducted in
households at the meso-level, has not been appropriately considered by researchers,
based on the theoretical review. To cover research gaps, it focuses on the study of
"social capital affecting employment and household income." The study rigorously
assessed the closely linked studies on social capital, employment, and household
income in accordance with the theoretical review. A tentative analytical framework
has been constructed using the findings of the theoretical review and earlier studies
(research model proposed at the end of chapter 2).
Researchers, on the other hand, see social capital as a vivid and multi-faceted
image. The thesis surveyed specialists in order to gather their critical viewpoints in
order to define the study model and scale. Scale based on the judgments of
professionals. The survey questionnaire was finally completed in order to collect data
in 7 districts/towns of Long An province's Dong Thap Muoi region. The approach
used in the study is systematic randomization, which is a type of probability sampling
(classified into 3 stages, detailed in Chapter 3).
The data collection yielded a good result of 1,197 (removed 63 survey). The
results suggest that the data is accurate, representative, and useful. The findings of
the SEM model analysis (CB-SEM) demonstrate that the majority of the presented
hypotheses, including the fully accepted and partially accepted hypotheses, are
accepted. The correctness of Granovertter, Burt, Putnam, Alder, and Kwon's social
capital theories has been supported by research findings. At the same time, such
findings suggest that Portes' argument concerning the negative aspects of social
capital is accurate.
vi
All three research objectives were met by the thesis. The findings of the study
have helped to quell several prior debates about social capital, such as whether
different categories of social capital have varied effects on household employment,
income, and income diversification. Simultaneously, numerous additional social
capital scales related to employment and household income have been added to the
topic. These scales have been thoroughly tested and found to be highly representative.
The number of members participating in Party and State-owned organizations; the
number of members participating in socio-political organizations (SOs); the number
of people who can support the family in difficult times (lending money);
contributions to community activities, group activities, and household transactions
are all examples of household social capital scales. It's worth noting that most of these
scales haven't been used in earlier research. In addition, the study discovered that
income diversification has a significant and positive impact on household income.
The researcher has made recommendations based on the findings of the study
to enhance income, diversify family income, and increase the social capital of
individuals and households in the study region. The thesis has met all of its declared
goals. New elements of research have been uncovered, adding to current scientific
and practical knowledge. The thesis contributes to filling a research gap in the areas
of social capital, employment, income, and household income diversification.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
TÓM TẮT................................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ...............................................................................x
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ xiii
DANH MỤC TỪ TIẾNG ANH............................................................................ xvi
DANH MỤC MÃ HÓA BIẾN.............................................................................. xix
CHƯƠNG 1 ...............................................................................................................1
TỔNG QUAN ............................................................................................................1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu...........................................................................................1
1.1.1. Về lý thuyết......................................................................................................1
1.1.2. Về thực tiễn......................................................................................................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................9
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................10
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................10
1.5. Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án.....................................12
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án....................................................14
1.7. Kết cấu luận án.................................................................................................16
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................18
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA.....................18
VỐN XÃ HỘI ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH..........18
2.1. Các khái niệm ...................................................................................................18
2.1.1. Vốn xã hội ......................................................................................................18
2.1.2. Việc làm và sự hài lòng về việc làm .............................................................19
2.1.3. Thu nhập và thu nhập hộ gia đình ..............................................................21
2.1.4. Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu
nhập của hộ gia đình...............................................................................................23
2.1.5. Phân loại vốn xã hội......................................................................................24
2.2. Các lý thuyết về vốn xã hội, việc làm và thu nhập ........................................30
viii
2.2.1. Lý thuyết về vốn xã hội.................................................................................30
2.2.2. Những điểm thống nhất và khác biệt trong các lý thuyết.........................39
2.2.3. Các lý thuyết về vốn xã hội và việc làm ......................................................42
2.2.4. Các lý thuyết về việc làm và thu nhập ........................................................43
2.2.5. Lý thuyết khung sinh kế bền vững ..............................................................45
2.3. Các nghiên cứu trước liên quan đến vốn xã hội, việc làm và thu nhập ......49
2.3.1. Các nghiên cứu về vốn xã hội với việc làm và sự hài lòng về việc làm ....50
2.3.2. Các nghiên cứu về VXH gắn với thu nhập, thu nhập của HGĐ ..............58
2.3.3. Các nghiên cứu về vốn xã hội gắn với đa dạng hóa thu nhập của HGĐ .63
2.4. Tổng hợp công cụ đo lường vốn xã hội ..........................................................69
2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................72
2.5.1. Mô hình nghiên cứu......................................................................................72
2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................73
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................94
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................95
PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................95
3.1. Qui trình thực hiện nghiên cứu.......................................................................95
3.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................97
3.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia ..................................................................97
3.2.2. Thiết kế nghiên cứu định tính......................................................................98
3.2.3. Kết quả thu thập ý kiến chuyên gia...........................................................100
3.3. Thang đo nghiên cứu chính thức ..................................................................103
3.4. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu....................................................104
3.4.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ...........................................................104
3.4.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................................106
3.4.3. Thu thập dữ liệu..........................................................................................108
3.4.4. Cách tính chỉ số đa dạng hóa .....................................................................109
3.5. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................110
Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................115
CHƯƠNG 4 ...........................................................................................................116
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.....................................................................116
ix
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................116
4.1.1. Đặc điểm mẫu dữ liệu .................................................................................116
4.1.2. Đặc điểm HGĐ trong mẫu nghiên cứu......................................................117
4.1.3. Vốn xã hội của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu..................................121
4.1.4. Thống kê mô tả các thang đo VXH của cá nhân......................................126
4.2. Kiểm định thang đo........................................................................................127
4.2.1. Kết quả Cronbach’s Alpha (CRA) ............................................................127
4.2.2. Kết quả EFA ................................................................................................128
4.2.3. Kết quả CRA sau EFA................................................................................130
4.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)...........................................................130
4.4. Kết quả phân tích SEM .................................................................................133
4.4.1. Vốn xã hội cá nhân tác động trực tiếp đến thu nhập và đa dạng hóa thu
nhập của HGĐ.......................................................................................................133
4.4.2. Vốn xã hội cá nhân tác động gián tiếp đến thu nhập và đa dạng hóa thu
nhập của HGĐ.......................................................................................................134
4.4.3. Vốn xã hội của hộ gia đình tác động đến thu nhập và đa dạng hóa thu
nhập của hộ gia đình.............................................................................................136
4.4.4. Kết quả mô hình tổng và các kiểm định mô hình ....................................137
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................144
4.5.1. Các biến đạt mức ý nghĩa thống kê theo yêu cầu.....................................144
4.5.2. Các biến không có ý nghĩa thống kê..........................................................155
Tóm tắt chương 4 ..................................................................................................157
CHƯƠNG 5 ...........................................................................................................159
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................159
5.1. Kết luận...........................................................................................................159
5.2. Các khuyến nghị.............................................................................................161
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................165
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................167
PHỤ LỤC 1:...........................................................................................................191
PHỤ LỤC 2: Bảng hỏi khảo sát...........................................................................209
PHỤ LỤC 3: Mẫu khảo sát theo địa bàn............................................................211
PHỤ LỤC 4: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định thang đo..........................220
PHỤ LỤC 5: Kết quả phân tích CFA & CB-SEM ............................................296
x
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Phân loại vốn xã hội........................................................................... 26
Hình 2.2: Khung phân tích sinh kế (IDS, 1996; Scoones, 1998)....................... 46
Hình 2.3: Khung sinh kế của DFID (1999, 2007).............................................. 48
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 73
Hình 3.1: Sơ đồ qui trình nghiên cứu................................................................. 96
Hình 3.2: Qui trình thực hiện nghiên cứu định tính........................................... 99
Hình 3.3: Qui trình phân tích dữ liệu ............................................................... 111
Hình 4.1: Mẫu nghiên cứu phân theo địa bàn ................................................. 116
Hình 4.2: Kết quả phân tích CFA .................................................................... 132
Hình 4.3: VXH cá nhân tác động trực tiếp đến thu nhập và ĐDHTN của HGĐ ..... 133
Hình 4.4: VXH cá nhân tác động gián tiếp đến thu nhập và ĐDHTN của HGĐ..... 135
Hình 4.5: VXH của HGĐ tác động trực tiếp đến thu nhập và ĐDHTN của HGĐ .. 136
Hình 4.6: Kết quả phân tích SEM.................................................................... 139
Hình 4.7: Sơ đồ tóm tắt kết quả nghiên cứu (các biến có ý nghĩa thống kê)... 157
xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động tỉnh Long An ................ 6
Bảng 1.2: Lao động từ 15 tuổi trở lên tại tỉnh Long An giai đoạn 2016-2020 ........... 7
Bảng 2.1: Tổng hợp các loại vốn xã hội ................................................................... 30
Bảng 2.2: Tổng hợp khung lý thuyết vốn xã hội....................................................... 38
Bảng 2.3: Các khía cạnh và thang đo VXH theo kết quả của các nghiên cứu trước 69
Bảng 2.4: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 89
Bảng 3.1: Thang đo và căn cứ thiết kế thang đo..................................................... 104
Bảng 3.2: Tỷ lệ lực lượng lao động/qui mô dân số................................................. 106
Bảng 3.3: Tỷ lệ lực lượng lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế .......... 107
Bảng 3.4: Tỷ lệ thất nghiệp phân theo địa phương ................................................. 107
Bảng 3.5: Tỷ lệ thiếu việc làm phân theo địa phương ............................................ 108
Bảng 3.6: Các phương pháp đo lường đa dạng hóa ................................................ 110
Bảng 3.7: Tổng hợp các chỉ số dùng để kiểm định độ phù hợp của mô hình......... 112
Bảng 4.1: Tỷ lệ phụ thuộc phân theo địa bàn.......................................................... 118
Bảng 4.2: Mức thu nhập bình quân/người của HGĐ phân theo địa bàn................. 119
Bảng 4.3: Diện tích đất sản xuất của HGĐ phân theo địa bàn................................ 120
Bảng 4.4: Vốn xã hội của HGĐ phân theo giới tính của đối tượng phỏng vấn...... 122
Bảng 4.5: Vốn xã hội của hộ gia đình phân theo địa bàn ....................................... 125
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo (CRA) ................................ 128
Bảng 4.7: Kết quả EFA các nhóm biến độc lập...................................................... 129
Bảng 4.8: Kết quả EFA nhóm biến việc làm .......................................................... 129
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả sau EFA thang đo VXH, việc làm của cá nhân......... 131
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả phân tích CFA ......................................................... 132
Bảng 4.11: Mối quan hệ trực tiếp giữa VXH cá nhân với thu nhập và ĐDHTN của
HGĐ ........................................................................................................................ 134
xii
Bảng 4.12: Mối quan hệ gián tiếp giữa VXH cá nhân với thu nhập và ĐDHTN của
HGĐ ........................................................................................................................ 135
Bảng 4.13: Mối quan hệ giữa VXH của HGĐ, thu nhập và ĐDHTN của HGĐ.... 137
Bảng 4.14: Các chỉ số đo lường độ phù hợp của mô hình ...................................... 138
Bảng 4.15: Mức độ tác động của các biến có ý nghĩa thống kê ............................. 140
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định giả thuyết................................................................ 142