Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vốn xã hội ở người nông dân KhMer - Trường hợp nghiên cứu Hợp tác xã Nông nghiệp Evergrowth, tỉnh Sóc Trăng
PREMIUM
Số trang
140
Kích thước
3.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
784

Vốn xã hội ở người nông dân KhMer - Trường hợp nghiên cứu Hợp tác xã Nông nghiệp Evergrowth, tỉnh Sóc Trăng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Tuyết Nương

VỐN XÃ HỘI Ở NGƯỜI NÔNG DÂN KHMER

TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

EVERGROWTH, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Tuyết Nương

VỐN XÃ HỘI Ở NGƯỜI NÔNG DÂN KHMER

TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

EVERGROWTH, TỈNH SÓC TRĂNG

Chuyên ngành : Xã hội học

Mã số chuyên ngành : 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019

i

Lời cam đoan

Tôi cam đoan rằng luận văn “Vốn xã hội ở người nông dân Khmer, trường

hợp nghiên cứu hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth, tỉnh Sóc Trăng” là bài nghiên

cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi

cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được

công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận

văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

Nguyễn Thị Tuyết Nương

ii

Lời cám ơn

Để có được luận văn này là một quá trình nghiên cứu của tôi, trong suốt quá

trình đó, có lẽ tôi sẽ không thể hoàn thành được luận văn nếu như không có sự

hướng dẫn, động viên tinh thần và sự hỗ trợ của những người xung quanh tôi:

Đầu tiên, tôi xin gửi lời tri ân chân thành đến thầy Nguyễn Xuân Nghĩa –

giảng viên hướng dẫn cho tôi, người đã không chỉ hướng dẫn, giới thiệu các tài liệu

tham khảo hữu ích cho quá trình làm nghiên cứu của tôi mà thầy còn là người đã

đọc rất cẩn thận, chi tiết công trình nghiên cứu của tôi từ khi còn là một đề cương

để góp ý một cách nghiêm túc và công phu nhất. Nếu không có sự hướng dẫn của

thầy, tôi chắc chắn sẽ không thể có được luận văn như ngày hôm nay.

Tiếp theo, tôi xin gửi lời cám ơn đến cô Trần Tử Vân Anh, và các thầy cô

trong khoa Sau Đại Học trong suốt thời gian qua đã có những khích lệ, lời động

viên vô cùng quý báu về mặt tinh thần để tôi có thêm động lực hoàn thành được

luận văn này.

Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành về sự hỗ trợ rất nhiệt tình và

hiệu quả của Lãnh Đạo HTX nông nghiệp Evergrowth, cán bộ Cố Vấn Hợp Tác Xã

của dự án Phát triển Hợp tác xã Việt Nam tại tỉnh Sóc Trăng và đặc biệt là cá nhân

cô Liêu Thị Thanh Nga – thành viên của HTX tại Liêu Tú, các cô bác, anh chị là

người dân của huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng đã có sự hỗ trợ rất thiết thực trong

việc cung cấp các thông tin quý báu phục vụ cho luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ba, mẹ và các thành

viên trong gia đình tôi, tập thể cán bộ nhân viên của dự án VCED - những người đã

không chỉ động viên về mặt tinh thần mà còn cung cấp các điều kiện tốt nhất để tôi

có thể chuyên tâm tâm hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn!

Nguyễn Thị Tuyết Nương

iii

Tóm tắt

Hợp tác xã Nông nghiệp Evergrowth (HTX) được hình thành từ năm 2004

tại huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng là hợp tác xã đầu tiên của người Khmer tại tỉnh

Sóc Trăng nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Việc hình thành hợp

tác xã đã giúp thay đổi sinh kế của người dân từ kiểu sản xuất nông nghiệp lúa nước

đơn thuần và truyền thống sang phát triển chăn nuôi bò sữa – một ngành nghề vừa

quen thuộc nhưng cũng rất đổi xa lạ với người nông dân Khmer. Kể từ đó, trong

cộng đồng người Khmer tại huyện Trần Đề có sự phân chia thành hai nhóm nông

dân, một nhóm là những người chấp nhận thử thách với mô hình sinh kế mới này,

nhóm còn lại vẫn duy trì lối sản xuất cũ. Vì sao lại có sự phân chia này, và liệu rằng

vốn xã hội có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định hay không, sau khi tham gia

vào HTX, môi trường kinh tế tập thể có làm tác động đến vốn xã hội của người

nông dân Khmer hay không. Và điều quan trọng hơn, vốn xã hội có ảnh hưởng như

thế nào đến đời sống của người Khmer, những người đã tham gia vào HTX so với

nhóm người Khmer còn lại.

Đề tài nghiên cứu này tập trung vào hai nhóm khách thể (nhóm người nông

dân Khmer tham gia vào HTX và người nông dân Khmer không tham gia vào HTX)

cùng sinh sống trong cùng một bối cảnh xã hội của huyện Trần Đề, với hai hình

thức thu thập số liệu là phỏng vấn sâu và khảo sát bằng bản câu hỏi. Đề tài tiến

hành thu thập dữ liệu trên 100 bản câu hỏi và 54 bản phỏng vấn sâu. Địa bàn nghiên

cứu của đề tài này diễn ra tại hai xã của huyện Trần Đề là xã Liêu Tú và xã Tài

Văn. Ngoài ra, đề tài còn tập trung tìm hiểu về yếu tố lịch sử của hai địa bàn này

nhằm hiểu rõ hơn về đối tượng tham gia khảo sát.

Khái niệm vốn xã hội trong đề tài này tập trung đánh giá dựa trên 3 khía

cạnh chủ yếu: mạng lưới xã hội, lòng tin và chuẩn mực.

Kết quả khảo sát cho thấy, mạng lưới xã hội của người nông dân Khmer

thường mang tính rộng rãi, điều này thể hiện ở số lượng lớn mối quan hệ bạn bè,

anh chị em, hàng xóm. Xét về tính chất, đây là các dạng mối quan hệ đồng dạng

giữa những cá nhân có cùng các điều kiện giống nhau như sinh kế, địa bàn sinh

sống, gia cảnh, tôn giáo… Đối với nhóm người nông dân là thành viên của HTX,

iv

bên cạnh các đặc tính chung như trên, thành viên của HTX còn có mối quan hệ với

những cá nhân bên ngoài cộng đồng, đó là các mối quan hệ được hình thành sau khi

tham gia vào HTX, tức là các mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức có chức năng hỗ

trợ cho công việc của người nông dân như đội kỹ thuật thú y, nhân viên HTX, đơn

vị cung cấp thức ăn chăn nuôi…

Xét về khía cạnh lòng tin, mặc dù có mạng lưới xã hội rộng lớn nhưng dường

như người Khmer thường chỉ dành niềm tin cho những người có mối quan hệ đồng

dạng với mình và những người thân thuộc trong phạm vi hẹp như cùng làng/ xóm,

cùng tôn giáo và cùng dân tộc. Riêng đối với nhóm người Khmer thành viên của

HTX, mặc dù họ có thêm mối quan hệ với những người “khác mình”, tuy nhiên

dường như niềm tin của họ cũng vững vàng hơn đối với những người “giống mình”.

Họ giữ tâm lý dè dặt và e ngại tiếp xúc với người lạ vì niềm tin vào các cá nhân này

chưa đủ lớn. Đối với nhóm người “giống mình”, niềm tin thường mang tính luân lý,

truyền thống, dạng niềm tin dựa trên các ràng buộc mang tính pháp lý dù đã xuất

hiện nhưng vẫn còn hạn chế và không bộc lộ rõ tính ràng buộc đúng nghĩa vốn

thường được đòi hỏi nhất là trong các giao dịch liên quan đến tài chính.

Cuối cùng, trong khía cạnh chuẩn mực, nhìn chung người Khmer ngày nay

vẫn giữ gìn những chuẩn mực truyền thống tốt đẹp như tinh thần đoàn kết dân tộc,

điều kiện kinh tế nông hộ cũng được người Khmer chú tâm cải thiện nhưng đồng

thời họ cũng sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” với những người có hoàn cảnh khó khăn

và đặc biệt là tinh thần sẵn sàng làm phước để cầu mong phước báu cho đời sau.

Mối quan hệ mật thiết với nhà chùa vẫn được duy trì và giữ gìn vì thông qua nhà

chùa, họ được tiếp nhận những lời dạy quý báu từ các vị sư về cách sống với nhau

trong cộng đồng, về cách đối nhân xử thế và lối sống thiện lành. Vì vậy, vị trí của

nhà sư vẫn còn rất quan trọng, các tập tục truyền thống như làm phước nói chung

vẫn còn là sự quan tâm hàng đầu của người Khmer. Người Khmer hiện nay vẫn đề

cao những người có uy tín trong cộng đồng, điều này giúp họ xây dựng được đội

ngũ lãnh đạo của tổ, của HTX phù hợp với nguyện vọng các thành viên. Đồng thời,

sự tín nhiệm của cộng đồng cũng giúp cho cá nhân đó nhận thấy được vai trò và là

động lực để họ phát huy hơn nữa tiềm lực của mình.

v

Tóm lại, khi tham gia vào HTX, vốn xã hội của người nông dân Khmer vừa

được củng cố thêm bởi các giá trị truyền thống, vừa phát huy, gia tăng các giá trị

mới, hiện đại mà từ đó giúp cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân Khmer

được cải thiện theo hướng bền vững hơn. Một trong những cải thiện tích cực là việc

giúp họ có sinh kế ổn định không cần phải ly nông và ly hương vốn là một trong

những vấn nạn hiện nay của các khu vực nông thôn.

vi

Summary

The Evergrowth agricultural cooperative (the coop) was established since

2004 in Tran De district, Soc Trang province, it’s the first cooperative of Khmer

community in Soc Trang province in particular and Mekong Delta in general. The

cooperative formation has helped to change Khmer livelihood from simple and

traditional wet rice agriculture to developing dairy farming – a profession that is

familiar but also very strange to Khmer farmers. Since, within the Khmer

community in Tran De district, there is a division into two groups of farmers, one

group who accepts the challenge of this new livelihood model, the other group

maintains the old production method. Why is this division, and whether social

capital affects the decision-making process, after participating in cooperative, does

the collective economic environment affect the social capital of Khmer farmers or

not - those who participated in the cooperative compared to the rest of the Khmer

group.

This dissertation focuses on two groups of objects (groups of Khmer farmers

participating in cooperatives and Khmer farmers not participating in cooperatives)

living in the same social context of Tran De district, and data collection is

conducted under two forms: in-depth interview and questionnaire survey, with 100

questionnaires and 54 in-depth interviews. The study area of this project took place

in two communes of Tran De district, Lieu Tu and Tai Van communes. In addition,

the topic also focuses on understanding the historical factors of these two localities

in order to better understand the participants in this research.

The concept of social capital in this topic focuses on evaluation based on

three dimensions: social networks, trust and norms.

The results show that the social network of Khmer farmers is often broad,

this is reflected in a large number of friends, siblings and neighbours. In terms of

nature, these are the same types of relationships among individuals “like me” with

similar conditions such as livelihood, habitat, family background and religion… For

the group of farmers - members of cooperative, in addition to the above

characteristics, these also have relationships with individuals outside the

vii

community, which are the relationships formed after participate in cooperatives, ie

relationships with individuals and organizations that support the work of farmers

such as veterinary technicians, staff of cooperatives, feed suppliers ...

In terms of beliefs, despite the broad social network, it seems that the popular

Khmer often only trust those who have similar relationships with themselves and

their relatives in a narrow scope like the same village/ neighbours, the same religion

and the same ethnicity. As for the Khmer group members of the cooperative,

although they have more relationships with people "unlike me," but it seems that

their beliefs are also more stable for those "like me". They keep the psychology

reserved and afraid to interact with strangers because the belief in these individuals

is not big enough. For "like me" people, beliefs are often morally, traditionally and

form of beliefs based on legal constraints, though they have appeared but are still

limited and do not clearly disclose their true binding most often required in financial

transactions.

Finally, in terms of norms, in general, Khmer people today still preserve

good traditional norms such as the spirit of ethnic solidarity, and the economic

conditions of farming households are also improved, at the same time, they were

also willing to share material conditions to those in difficult circumstances and

especially the spirit of willingness to do merit to pray for the blessings of the next

life.

The close relationship with the Buddhist Temple is maintained and preserved

because through the temple, they receive valuable teachings from monks on how to

live together in the community, about how to treat people and good lifestyle.

Therefore, the monk's position is still very important, traditional practices

such as merit-making in general are still the top concern of the Khmer people. The

current Khmers still appreciate the prestigious people in the community, this helps

them to build a team of leaders of the cooperative in accordance with the aspirations

of the members.

viii

In short, when participating in cooperatives, the social capital of Khmer

farmers has been strengthened by traditional values, while promoting and increasing

new and modern values which support material and spiritual life in a more

sustainable way. One of the positive improvements is that helping them to have a

stable livelihood without leaving their homeland and migrate to other lands to make

a living - which is a big problem now in the countryside of the Khmers.

ix

Mục lục

Lời cam đoan .................................................................................................. i

Lời cám ơn .....................................................................................................ii

Tóm tắt ........................................................................................................ iii

Danh mục các chữ viết tắt........................................................................... xii

Danh mục các bảng thống kê .....................................................................xiii

Danh mục các bảng thống kê trong phụ lục ............................................. xiv

Danh mục các hình và đồ thị ...................................................................... xv

Danh mục các khung thông tin .................................................................. xvi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................... 1

1.1. Cơ sở hình thành luận văn ................................................................ 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................... 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................... 4

1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 4

1.3.1. Câu hỏi tổng quát: ...................................................................... 4

1.3.2. Câu hỏi cụ thể ............................................................................ 4

1.4. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 4

1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................... 5

1.5.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5

1.5.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 5

1.5.3. Khách thể nghiên cứu ................................................................ 6

1.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 6

1.6.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................. 6

1.6.2. Phương pháp chọn mẫu .............................................................. 6

1.6.3. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................... 7

1.7. Chân dung của người nông dân Khmer tham gia vào cuộc nghiên cứu

.................................................................................................. 9

1.7.1. Giới tính .................................................................................... 9

1.7.2. Học vấn ................................................................................... 10

x

1.7.3. Tôn giáo .................................................................................. 10

1.7.4. Độ tuổi và nghề nghiệp ............................................................ 11

1.8. Ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................ 12

1.8.1. Ý nghĩa lý luận ........................................................................ 12

1.8.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................... 12

1.9. Kết cấu luận văn ............................................................................. 12

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................ 14

2.1. Tổng quan tài liệu ..................................................................... 14

2.1.1. Tổng quan về quá trình hình thành vùng Đồng Bằng Châu Thổ

Sông Cửu Long và đặc trưng của cộng đồng dân tộc Khmer ............... 14

2.1.2. Sơ nét về lịch sử hình thành dân tộc Khmer tại Đồng bằng Sông

Cửu Long ........................................................................................... 16

2.1.3. Lý thuyết vốn xã hội ................................................................ 22

2.2. Tổng quan sự hình thành và phát triển của HTX Evergrowth .......... 26

2.2.1. Lịch sử hình thành ................................................................... 26

2.2.2. Cơ cấu quản lý HTX ................................................................ 27

2.2.3. Các dịch vụ của HTX ............................................................................................. 27

2.2.4. Những khó khăn ........................................................................................................ 28

2.3. Các khái niệm chính ....................................................................... 29

2.3.1. Khái niệm đầu tiên cần được tìm hiểu chính là: vốn xã hội. .... 29

2.3.2. Nông dân ................................................................................. 31

2.3.4. Hợp tác xã ............................................................................... 33

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT QUAN TRỌNG

VỀ VỐN XÃ HỘI GIỮA NGƯỜI KHMER LÀ THÀNH VIÊN CỦA HTX VÀ

NGƯỜI KHMER KHÔNG LÀ THÀNH VIÊN CỦA HTX .............................. 34

3.1. Tình trạng sử dụng đất canh tác và hoàn cảnh kinh tế ..................... 34

3.2. Sự khác biệt về mạng lưới xã hội .................................................... 39

3.2.1. Mối quan hệ xã hội của thành viên HTX đa dạng hơn. ............. 39

3.2.2. Thành viên của HTX hưởng lợi nhiều hơn từ mạng lưới xã hội

của chính họ ....................................................................................... 50

xi

3.3. Khía cạnh lòng tin .......................................................................... 53

3.4. Trong khía cạnh chuẩn mực ............................................................ 65

CHƯƠNG 4: VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG VIỆC GÓP PHẦN

ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN

KHMER ............................................................................................................... 83

4.1. Vai trò quan trọng của mạng lưới xã hội ......................................... 83

4.2. Vai trò của lòng tin ......................................................................... 86

4.3. Vai trò của các chuẩn mực .............................................................. 88

PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................... 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 101

Tiếng Việt ............................................................................................... 101

Tiếng Anh ............................................................................................... 106

Các bài báo trên internet ......................................................................... 107

PHỤ LỤC .................................................................................................. 109

Phần 1 – Thu nhập trung bình của một hộ trong hai tuần bán sữa .... 109

Phần 2 – Đặc điểm mẫu nghiên cứu thành viên HTX ..................... 110

Phần 3 – Đặc điểm mẫu nghiên cứu không là thành viên HTX ....... 111

Phần 4 – Tình trạng di cư lao động ................................................. 113

Phần 5 – Sự hỗ trợ của mối quan hệ xã hội ..................................... 114

Phần 6 - Các bản câu hỏi khảo sát, bản hướng dẫn phỏng vấn sâu .. 115

Phần 7 - Danh mục các công trình, các hoạt động khoa học có liên

quan của tác giả ...................................................................................... 122

xii

Danh mục các chữ viết tắt

BVTV Bảo vệ thực vật

ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

Hội phụ nữ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

HTX Hợp tác xã

HTX Evergrowth Hợp tác xã Nông nghiệp Evergrowth

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

VCED Dự án Phát triển Hợp tác xã Việt Nam

XH Xã hội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!