Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1445

Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ DIỄM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG

TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH

Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH -

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ DIỄM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG

TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH

Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH -

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Ngành: LL&PPDH Bộ môn Lý luận chính trị

Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KHƯƠNG

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng

dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Khương - Giảng viên chính khoa Giáo dục

Chính trị - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các kết quả nghiên cứu và số liệu được trình bày trong luận văn là trung

thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thông tin trích

dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020

Tác giả

Vũ Thị Diễm

ii

LỜI CẢM ƠN

Để luận văn hoàn thành và được bảo vệ em đã nhận được sự quan tâm

giúp đỡ của nhiều cá nhân và đơn vị.

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến:

- Cô giáo TS Nguyễn Thị Khương - người đã dành nhiều thời gian để

hướng dẫn, góp ý, chia sẻ… giúp em có định hướng đúng trong suốt thời gian

thực hiện luận văn.

- Các nhà khoa học trong Hội đồng đánh giá luận văn đã có nhiều góp ý

về mặt khoa học để em hoàn thiện luận văn được tốt hơn.

- Các thầy, cô giáo giảng dạy lớp cao học Lý luận và phương pháp dạy

học bộ môn Lý luận chính trị - đã giúp em có nền tảng kiến thức để thực hiện

luận văn.

- Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên đã

giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình khảo sát và thực

nghiệm làm luận văn.

Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, gia đình, đồng

nghiệp, bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi, giúp

em hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020

Tác giả

Vũ Thị Diễm

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii

MỤC LỤC..............................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................viii

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................. 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài........................................ 4

5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 5

6. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài........................................................... 5

7. Kết cấu của đề tài................................................................................................ 5

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG

PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG TÁC

QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC

PHÒNG VÀ AN NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGHUYÊN.................................. 6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 6

1.1.1. Trên thế giới.................................................................................................. 6

1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 9

1.2. Khái niệm, vai trò của việc vận dụng phương pháp tình huống trong

dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc

phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ............................................................ 12

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của phương pháp tình huống ................................... 12

1.2.2. Vai trò và yêu cầu của phương pháp tình huống trong dạy học môn

Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an

ninh - Đại học Thái Nguyên ................................................................................. 16

iv

1.3. Cơ sở thực tiễn của phương pháp tình huống trong dạy học môn Công

tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh -

Đại học Thái Nguyên ............................................................................................ 20

1.3.1. Đặc điểm chung và đặc điểm về sinh viên, giảng viên giảng dạy học

môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và

an ninh - Đại học Thái Nguyên............................................................................. 20

1.3.2. Nội dung, chương trình và thực trạng việc dạy học môn Công

tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh

Đại học Thái Nguyên .......................................................................................... 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 38

Chương 2: QUY TRÌNH, ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP

TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG TÁC QUỐC

PHÒNG, AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

VÀ AN NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN................................................... 39

2.1. Một số nguyên tắc và quy trình vận dụng phương pháp tình huống

trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục

quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ................................................... 39

2.1.1. Các nguyên tắc xây dựng quy trình............................................................ 39

2.1.2. Quy trình vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn

Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an

ninh - Đại học Thái Nguyên ................................................................................ 41

2.2. Điều kiện vận dụng thành công phương pháp tình huống trong dạy

học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc

phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ............................................................ 54

2.2.1. Trình độ, năng lực dạy học của giảng viên................................................ 54

2.2.2. Năng lực học tập của sinh viên................................................................... 55

2.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu........................................................ 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 59

v

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG

PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG

TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC

QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ..................... 60

3.1. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................... 60

3.1.1. Kế hoạch thực nghiệm................................................................................ 60

3.1.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 63

3.1.3. Kết quả dạy học trong và sau thực nghiệm................................................ 64

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp tình

huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm

Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ................................... 72

3.2.1. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý về đổi mới nội dung,

phương pháp, cơ sở vật chất cho dạy học môn Công tác quốc phòng, an

ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên...... 72

3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực giảng dạy

bằng phương pháp tình huống cho đội ngũ giảng viên giảng dạy môn

Công tác quốc phòng, an ninh .............................................................................. 76

3.2.3. Nâng cao hơn nữa ý thức tự giác trong học tập của sinh viên................... 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 81

KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................................... 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 84

PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................ 86

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANTQ : An ninh Tổ quốc

BLLĐ : Bạo loạn lật đổ

DBHB : Diễn biến hòa bình

ĐC : Đối chứng

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

MT : Mục tiêu

SV : Sinh viên

TN : Thực nghiệm

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Số lượng giảng viên giảng dạy môn Công tác quốc phòng,

an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh -

Đại học Thái Nguyên năm học 2019 - 2020 ...................................22

Bảng 1.2: Kết quả học của sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc

phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên .......................................31

Bảng 3.1. Các lớp tham gia thực nghiệm ..........................................................62

Bảng 3.2. Mức độ hiểu bài và thái độ học tập của sinh viên đối với

giờ học .............................................................................................66

Bảng 3.3: Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC ở lần thực nghiệm

thứ nhất ............................................................................................69

Bảng 3.4: Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC ở lần thực nghiệm

thứ hai..............................................................................................71

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 3.1: Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC ở lần thực nghiệm

thứ nhất ..........................................................................................70

Biểu đồ 3.2: Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC ở lần thực

nghiệm thứ hai...............................................................................71

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta không chỉ coi giáo dục quốc phòng - an

ninh là một nội dung của giáo dục, mà còn là một nội dung cơ bản trong xây

dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Chính vì vậy, bộ môn Giáo

dục quốc phòng - an ninh được coi là môn học bắt buộc trong chương trình

giáo dục bậc đại học. Thông qua các giờ học của môn Giáo dục quốc phòng -

an ninh, sinh viên đã nhận thức đầy đủ hơn quan điểm, đường lối quốc phòng

toàn dân, an ninh nhân dân của Đảng, có nhận thức rõ hơn về âm mưu, thủ

đoạn chống phá của các thế lực thù địch đang diễn biến khó lường ở nước ta

trong giai đoạn hiện nay.

Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên là

một trong những Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh đầu tiên của các

trường đại học ở nước ta. Với 28 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đã

cung cấp nhiều kiến thức chính trị, quốc phòng bổ ích cho hàng trăm nghìn sinh

viên thuộc các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên. Để làm được điều

đó có sự đóng góp một phần rất lớn của các thế hệ giảng viên trong Trung tâm.

Theo quy định hiện nay, ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh -

Đại học Thái Nguyên sinh viên được học ba môn học là Đường lối quân sự của

Đảng; Công tác quốc phòng, an ninh; Quân sự chung và chiến thuật, kĩ thuật

bắn súng tiểu liên AK. Trong đó môn Công tác quốc phòng, an ninh giữ tầm

quan trọng đặc biệt. Môn học này, cung cấp cho sinh viên những vấn đề cơ bản

về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng, an ninh của Đảng hiện nay, bao

gồm: xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng

cường tiềm lực cơ sở vật chất, kĩ thuật quốc phòng; phòng chống chiến tranh

công nghệ cao, đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của

các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số vấn đề về dân tộc, tôn

giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống

2

phá cách mạng Việt Nam; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền

biển đảo, an ninh quốc gia; đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự

an toàn xã hội.

Trong những năm qua, nhất là những năm gần đây, việc giảng dạy môn

Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại

học Thái Nguyên có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy

nhiên, bên cạnh những nguyên nhân về: sự thay đổi của chính sách quốc phòng,

an ninh của nước ta; nhận thức của một bộ phận sinh viên về tầm quan trọng môn

học chưa cao; sinh viên chưa có phương pháp học tập đúng đắn… thì nguyên

nhân thuộc về phương pháp dạy học của giảng viên là nguyên nhân cơ bản dẫn

đến chất lượng dạy học chưa thật sự như mong đợi. Một số giảng viên còn thiếu

sự đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, làm cho môn học trở

nên khô khan, cứng nhắc. Tình hình này đã đặt ra vấn đề cấp bách là cần phải đổi

mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đối với môn học.

Trong rất nhiều phương pháp dạy học tích cực được nêu ra trong những

năm qua, tôi thấy việc dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm

Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên có vận dụng phương

pháp dạy học bằng tình huống (phương pháp tình huống) sẽ góp phần nâng cao

chất lượng môn học giúp sinh viên có được những kinh nghiệm thực tế, trau

dồi và phát triển được các kỹ năng thực hành cần thiết. Đặc biệt, việc áp dụng

lý thuyết vào thực tế, kỹ năng liên kết kiến thức của các môn học giúp sinh viên

giải quyết tốt những vấn đề đặt ra.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vận dụng

phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở

Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên” để làm

đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất

lượng dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc

phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!