Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn quốc phòng, an ninh tại Trung tâm giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN HUY HOÀNG
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MÔN QUỐC PHÒNG, AN NINH
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
VÀ AN NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN HUY HOÀNG
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MÔN QUỐC PHÒNG, AN NINH
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
VÀ AN NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngành: LL&PPDH bộ môn Lý luận Chính trị
Mã số: 8140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Lan
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Trần Thị Lan - Giảng viên Khoa Giáo duc ̣Chính trị -
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Huy Hoàng
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô
giáo khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã truyền đạt những tri thức quý báu và dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Lan đã tận tình
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hướng dẫn, đóng góp ý kiến
quý báu để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các quý thầy, cô của Trung tâm
Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tôi có thế thực nghiệm đề tài này.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi trong suốt quá trình tôi theo học chương trình sau đại học.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Huy Hoàng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ...............................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu......................................................4
6. Đóng góp của đề tài.........................................................................................5
7. Kết cấu của đề tài.............................................................................................5
NỘI DUNG.........................................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN CÔNG TÁC
QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC
PHÒNG VÀ AN NINH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN...........................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...................................................................6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phương pháp nêu vấn đề ...........................6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phương pháp nêu vấn đề trong dạy học
môn Công tác quốc phòng, an ninh.........................................................13
1.2. Lý luận chung về phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công
tác quốc phòng, an ninh...........................................................................16
1.2.1. Quan niệm về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học nêu vấn
đề .............................................................................................................16
1.2.2. Quan niệm về phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học học
phần Công tác quốc phòng, an ninh ........................................................21
1.2.3. Cấu trúc và nội dung chương trình môn Công tác quốc phòng, an ninh ....26
1.2.4. Vai trò của phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học học phần
Công tác quốc phòng, an ninh.................................................................30
iv
1.2.5. Yêu cầu vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học học phần
Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và
an ninh - Đại học Thái Nguyên ...............................................................35
Kết luận chương 1..............................................................................................38
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG,
AN NINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN
NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .............................................................. 40
2.1. Khái quát chung về Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại
học Thái Nguyên .....................................................................................40
2.2. Thực trạng hiện nay sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học
học phần Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm. .........................43
2.2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .............................................................43
2.2.2. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về sự cần thiết sử
dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng,
an ninh .....................................................................................................46
2.2.3. Thực trạng về mức độ sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học
môn Công tác quốc phòng, an ninh của giảng viên ................................48
2.2.4. Thực trạng về hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy
học học phần Công tác quốc phòng, an ninh...........................................50
2.2.5. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng sử dụng phương pháp nêu vấn đề
trong dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm
Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.......................53
2.3. Quy trình và điều kiện vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy
học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc
phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ...............................................56
2.3.1. Các nguyên tắc xây dựng quy trình.........................................................56
2.3.2. Quy trình vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công
tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
- Đại học Thái Nguyên ............................................................................60
v
2.3.3. Điều kiện vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công
tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
- Đại học Thái Nguyên ............................................................................66
Kết luận chương 2..............................................................................................72
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - ĐẠI
HỌC THÁI NGUYÊN .............................................................................73
3.1. Thực nghiệm sư phạm vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học
môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng
và an ninh - Đại học Thái Nguyên ..........................................................73
3.1.1. Kế hoạch thực nghiệm.............................................................................73
3.1.2. Nội dung thực nghiệm.............................................................................75
3.1.3. Kết quả thực nghiệm................................................................................78
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong
dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục
quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.......................................90
Kết luận chương 3..............................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................94
1. Kết luận..........................................................................................................94
2. Khuyến nghị...................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................97
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1. Quy mô sinh viên ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh
- Đại học Thái Nguyên..................................................................42
Bảng 2.2. Cơ cấu giảng viên giảng dạy học phần Công tác quốc phòng, an
ninh tại Trung tâm tính tại thời điểm năm học 2019 - 2020 .........42
Bảng 2.3. Nhận thức của giảng viên về sự cần thiết sử dụng phương pháp
nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh .....46
Bảng 2.4. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết sử dụng phương pháp
nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh .....48
Bảng 2.5. Đánh giá của giảng viên về mức độ sử dụng phương pháp nêu
vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh............49
Bảng 2.6. Đánh giá của sinh viên về mức độ sử dụng phương pháp nêu
vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh của
giảng viên ......................................................................................49
Bảng 2.7. Hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn
Công tác quốc phòng, an ninh của giảng viên ..............................52
Bảng 3.1. Mức độ hứng thú học tập của sinh viên ........................................79
Bảng 3.2. Kết quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn
Công tác quốc phòng, an ninh ở lớp thực nghiệm ........................81
Bảng 3.3. Đánh giá của sinh viên lớp thực nghiệm về ý nghĩa của phương
pháp nêu vấn đề trong môn Công tác quốc phòng, an ninh.............. 82
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm
sau thực nghiệm................................................................................... 84
Bảng 3.5. Đánh giá của giảng viên về khó khăn, trở ngại khi vận dụng
phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc
phòng, an ninh ...............................................................................86
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ hứng thú học tập của sinh viên lớp thực nghiệm và
đối chứng.................................................................................................... 80
Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra điểm điều kiện môn Công tác quốc phòng, an
ninh của lớp thực nghiệm................................................................84
Biểu đồ 3.3. Kết quả kiểm tra điểm điều kiện môn Công tác quốc phòng, an
ninh tại Trung tâm của lớp thực nghiệm và đối chứng ...................85
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh quốc tế được đặc trưng bởi xã
hội tri thức và toàn cầu hoá đã và đang đặt ra những yêu cầu đối với người lao
động, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào
tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng
được những đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực
hành động, tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề
đặt ra trong thực tiễn xã hội.
Để đáp ứng được những yêu cầu đó, đòi hỏi các cấp học, các ngành học
phải đổi mới về nội dung chương trình, mục tiêu và phương pháp dạy học theo
hướng phát triển năng lực cả người học. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế khẳng định:
"Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học".
Giáo dục Quốc phòng, an ninh là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan
trọng của nền giáo dục quốc dân, là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn
xã hội. Môn học quốc phòng, an ninh không chỉ trang bị cho người học quan
điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác
quốc phòng, an ninh mà còn trực tiếp giáo dục, phát triển năng lực nhận diện,
đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực phản động về vấn
đề dân tộc, tôn giáo, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội... Qua đó, bồi dưỡng
niềm tự hào và hình thành niềm tin của sinh viên đối với lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam, đồng thời giúp sinh viên có ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ
đoạn chống phá cách mạng của các thế lực phản động, thù địch, khơi dậy lòng
yêu nước, ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ
2
chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của đất nước nhất là chủ quyền về biển
đảo quê hương.
Môn học quốc phòng, an ninh là một trong những bộ môn thiên hướng về
chính trị, có tính trừu tượng và khái quát hóa cao. Bài giảng sẽ rất dễ trở nên khô
khan, giáo điều, kinh viện nếu giảng viên không biến quá trình cung cấp tri thức
thành quá trình thu hút người học tự giác tham gia quá trình chiếm lĩnh tri thức,
hình thành và phát triển năng lực tương ứng của người học. Đặc thù môn học
quốc phòng, an ninh và yêu cầu đổi mới mục tiêu, phương pháp, hình thức dạy
học đã khách quan hóa tính cần thiết phải vận dụng hiệu quả các phương pháp
dạy học tích cực, trong đó có phương pháp nêu vấn đề để tăng cường tính tích
hợp, liên hệ nội dung môn học với thực tiễn cuộc sống, đồng thời hình thành và
phát triển năng lực của người học.
Trong một số năm qua, việc giảng dạy môn học quốc phòng, an ninh tại
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên đã có nhiều
chuyến biến tích cực góp phần không nhỏ trong việc phổ biến tuyên truyền, trang
bị những kiến thức chính trị, giáo dục lập trường tư tưởng cho thanh niên, sinh
viên. Tuy nhiên cần thẳng thắn thừa nhận việc dạy học môn học này còn bộc lộ
những hạn chế. Nhiều giảng viên chưa chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi, vận
dụng các phương pháp dạy học tích cực, nội dung bài giảng còn đơn điệu, nặng về
lý thuyết, ít liên hệ thực tiễn, phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình. Phương
pháp nêu vấn đề đã được vận dụng nhưng tính khoa học và hiệu quả vẫn chưa cao,
việc sử dụng phương pháp này nhiều khi chỉ thể hiện dưới những câu hỏi đặt ra
cho sinh viên, chưa thật sự đưa người học vào tình huống thực tiễn có tính vấn đề,
chứa đựng những mâu thuẫn để tạo hứng khởi tìm tòi, nghiên cứu cho sinh viên.
Thái độ học thụ động, thiếu tính tích cực khiến tư duy, năng lực sáng tạo trong
giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn của sinh viên kéo theo cũng bị hạn chế.
Việc giáo dục thái độ, hành vi, kỹ năng thích ứng cũng như việc xác định trách
nhiệm của bản thân sinh viên trước những yêu cầu đặt ra từ công tác quốc phòng,
3
an ninh của địa phương, của đất nước chưa được hiện thực hóa trong từng bài học.
Điều đó hoàn toàn xa lạ với quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện
nay nên cần thiết phải tìm kiếm biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học lĩnh vực
rất quan trọng này.
Thực tiễn nêu trên đã đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết là đội ngũ giảng viên
dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm cần tích cực đổi mới
phương pháp nêu vấn đề. Mỗi giảng viên cần xác định được tính hướng đích của
đổi mới phương pháp là tạo lập sự hứng thú yêu thích học tập, phát triển năng lực
phản biện xã hội và tính sáng tạo của sinh viên. Ở đó, sinh viên phải chủ động tìm
tòi kiến thức, giải quyết một cách sáng tạo hiệu quá những vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn dưới sự định hướng từ giảng viên.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn vấn đề: “Vận dụng phương pháp
nêu vấn đề trong dạy học môn quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc
phòng và an ninh - Đại học Thái nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên thực tiễn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc vận dụng phương pháp
nêu vấn đề trong dạy học, đề tài đề xuất quy trình, điều kiện và thực nghiệm việc
vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học học phần Công tác quốc phòng,
an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong
dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất quy trình sử dụng phương pháp
nêu vấn đề trong dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm.
- Tiến hành thực nghiệm vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học học
phần Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An
ninh - Đại học Thái nguyên.
4
- Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp
nêu vấn đề vào dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo
dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học học
phần quốc phòng, an ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên, môn
giáo dục quốc phòng, an ninh bao gồm 3 học phần, mỗi phần là một học phần:
Phần 1. Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam
Phần 2. Công tác quốc phòng, an ninh
Phần 3. Quân sự chung, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC) và Chiến thuật.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề
trong dạy học môn (phần 2) Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo
dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Phương pháp nêu vấn đề nếu được vận dụng hiệu quả trong dạy học học phần
Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại
học Thái Nguyên sẽ phát huy được tính tự giác, chủ động, sáng tạo của sinh viên
trong hoạt động nhận thức, hình thành và phát triển năng lực của người học, góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học trên địa bàn nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên những cơ sở lý luận sau:
- Các văn bản chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học từ Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
- Nội dung chương trình học phần Công tác quốc phòng , an ninh ở Trung
tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái nguyên.
- Những công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến nội dung đề tài.
5
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
Một số phương pháp nghiên cứu lý luận: Như phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử…
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp
thực nghiệm sư phạm…
6. Đóng góp của đề tài
- Qua nghiên cứu làm rõ lý luận, đánh giá thực trạng, đề tài xây dựng được
quy trình và thực nghiệm vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn
Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh -
Đại học Thái nguyên.
- Sau khi hoàn thiện, đề tài còn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc dạy
và học môn Công tác quốc phòng, an ninh.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương, 7 tiết.
6
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phương pháp nêu vấn đề
Một là, những công trình nghiên cứu về lý luận dạy học nêu vấn đề
Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Trong xu hướng đổi mới giáo dục những năm gần đây, phương pháp dạy
học nêu vấn đề là một trong những phương pháp đã thu hút nhiều nhà khoa học
nghiên cứu, luận bàn ở nhiều phương diện tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến các
góc độ tiếp cận cơ bản dưới đây:
Thời cổ đại, ở phương Tây, tư tưởng dạy học nêu vấn đề đã được nhà triết
học cổ đại Xôcrat - nhà triết học Hy Lạp (469-390 TCN) bước đầu luận giải khi
chủ trương xây dựng một phương pháp bác bỏ bằng lôgic. Theo Xôcrat để phát
hiện “
chân lý” cần thiết phải bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi để gợi cho người nghe
dần dần tìm ra kết luận mà ông muốn dẫn người ta tới. Ông gọi phương pháp này
là phương pháp “đỡ đẻ”
[Dẫn theo 1, tr.59]. Với mục đích kiểm nghiệm các khái
niệm về đạo đức, Xôcrat cho rằng cần phải vận dụng phương pháp nêu và giải
quyết vấn đề để khẳng định tính đúng đắn hay bác bỏ tính sai lầm hoặc tính thiếu
toàn diện của các khái niệm về đạo đức theo cách tư duy của lôgic.
Từ chỗ thừa nhận ưu điểm của phương pháp nêu vấn đề, Platon cũng khẳng
định “để giải quyết một vấn đề, người ta chia nhỏ nó thành một hệ thống các câu
hỏi, các câu trả lời sẽ dần dần kết tinh ra lời giải mà ta tìm kiếm”.
Ở phương Đông, Khổng Tử (551-479 TCN) rất chú ý giảng dạy theo đối
7
tượng và chú ý kích thích sự suy nghĩ của người học. Ông nói: “Không tức giận
vì không muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không
bày vẽ cho. Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc khác
thì không dạy nữa” (Bất phẫn bất khải, bất phi bất phát. Cử bất ngung, bất dĩ tam
ngung phản, tắc bất phục dã) [Dẫn theo 2, tr 478]. Có thể xem đây là cách tiếp
cận rất gần với phương pháp sử dụng tình huống theo hướng nêu vấn đề.
Cùng với sự phát triển của lý luận dạy học hiện đại vào thế kỷ XX, giáo dục
nhà trường đòi hỏi phải phát triển và đổi mới mạnh mẽ trước những thách thức
mới về chất lượng đào tạo. Theo đó, phát triển năng lực người học là mục tiêu
căn bản cần quan tâm và hướng đến trong việc lựa chọn, sử dụng phương pháp,
hình thức dạy học. Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi thực tiễn này, phương pháp “dạy
học nêu vấn đề” hay còn gọi là “dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề” được
quan tâm nghiên cứu ở nhiều phương diện, từ khái niệm, bản chất, vai trò đến ưu
thế và những điều kiện cần thiết để vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học này
trong thực tiễn .
Vào những thập niên 70 của thế kỷ XIX, với yêu cầu cần tìm tòi nghiên cứu
về cách thức nhận diện, hình thành và phát huy năng lực nhận thức cho người học,
các đại biểu của nền giáo dục mới như M.M Xtaxiulevct, N.A Rôgiơcôp, M.A
Rƣpnicova, B.E Raicôp, H.E Amxtơrong, A.IA Giecđơ, X.P Bantalon,… đã luận
bàn về ý nghĩa của phương pháp dạy học nêu vấn đề đối với việc tìm tòi phát kiến
trong dạy học. Với những nghiên cứu lý luận về dạy học, các tác giả đều có chung
quan điểm khi thừa nhận dạy học cần thiết phải thu hút sinh viên tự giác tham vào
quá trình tìm kiếm tri thức, phân tích các hiện tượng, giải quyết các vấn đề chứa
đựng mâu thuẫn. Tuy các tác giả chưa đưa ra một quan niệm đầy đủ, toàn diện về
phương pháp dạy học nêu vấn đề nhưng rõ ràng có thể xem đây là những cơ sở
của dạy học nêu vấn đề.
Năm 1976, V.Ôkôn - nhà giáo dục học Ba Lan trong cuốn sách Những cơ
sở của việc dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục Hà Nội, đã làm sáng tỏ quan niệm