Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Quốc phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
152
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1938

Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Quốc phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI DUY KHÁNH

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM

TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH

Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI DUY KHÁNH

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM

TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH

Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lý luận Chính trị

Mã số: 8 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ THỦY

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác. Thông tin

trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách

nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020

Tác giả luận văn

Bùi Duy Khánh

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự

giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin bày tỏ sự biết

ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Thủy, người đã tận tâm, trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình học tập và quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm

ơn đến các thầy cô giáo khoa Chính trị - Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái

Nguyên đã trực tiếp giảng dạy lớp Thạc sỹ Khoa học Giáo dục K26.

Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các đồng chí

trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo thuộc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và

An ninh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả

có được các thông tin cần thiết, hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.

Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi một số thiếu sót.

Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020

Tác giả luận văn

Bùi Duy Khánh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................vii

DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................viii

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài .....................................4

5. Giả thuyết khoa học.........................................................................................5

6. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài ........................................................5

7. Kết cấu của đề tài.............................................................................................5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG

PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG TÁC

QUỐC PHÒNG, AN NINH ..............................................................................6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................6

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về lý luận dạy học theo phương pháp

thảo luận nhóm ....................................................................................................6

1.2. Một số vấn đề lí luận của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm

trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh............................................10

1.2.1. Khái niệm về phương pháp, phương pháp dạy học.................................10

1.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm..................................................................13

1.2.3. Cấu trúc và đặc điểm chương trình môn môn Công tác quốc phòng,

an ninh ...............................................................................................................27

1.3. Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác

quốc phòng, an ninh...........................................................................................30

iv

1.3.1. Vai trò của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm đối với giảng

viên.....................................................................................................................30

1.3.2. Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm đối với sinh viên ...................34

Kết luận chương 1..............................................................................................37

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH, ĐIỀU KIỆN

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY

HỌC MÔN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TRUNG TÂM

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - ĐHTN..................................38

2.1. Khái quát chung về về Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh -

Đại học Thái Nguyên.........................................................................................38

2.1.1. Đặc điểm về Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học

Thái Nguyên ......................................................................................................38

2.1.2. Đặc điểm sinh viên ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh -

Đại học Thái Nguyên.........................................................................................41

2.2. Thực trạng việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học

môn Công tác quốc phòng và an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và

an ninh - Đại học Thái Nguyên. ........................................................................42

2.2.1. Thực trạng hoạt động dạy môn Công tác quốc phòng - an ninh ở

Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại hoc Thái Nguyên ................44

2.2.2. Thực trạng hoạt động học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại

Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. ..............49

2.3. Một số nguyên tắc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy

học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng

và an ninh - Đại học Thái Nguyên.....................................................................54

2.3.1. Đảm bảo mục tiêu của môn học ..............................................................54

2.3.2. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................55

2.3.3. Đảm bảo tính mục đích của thảo luận nhóm với việc phát triển năng

lực người học .....................................................................................................58

v

2.3.4. Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa vai trò của sinh viên với vai

trò chủ đạo của giảng viên.................................................................................59

2.3.5. Đảm bảo tính thống nhất biện chứng giữa phương pháp thảo luận

nhóm với hiệu quả học tập.................................................................................59

2.3.6. Đảm bảo được sự kết hợp hài hoà giữa các hình thức chia nhóm và

các hình thức thảo luận phù hợp với đặc điểm nhận thức của sinh viên...........60

2.4. Quy trình vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn

Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an

ninh ....................................................................................................................60

2.4.1. Quy trình thiết kế bài học ........................................................................61

2.4.2. Quy trình thực hiện bài giảng bằng phương pháp thảo luận nhóm

trong một tiết học...............................................................................................65

2.4.3. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với giờ

dạy theo phương pháp thảo luận nhóm ở Trung tâm giáo dục quốc phòng

và an ninh - Đại học Thái Nguyên.....................................................................67

2.5. Điều kiện vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn

môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và

an ninh ...............................................................................................................72

2.5.1. Điều kiện đối với giảng viên ...................................................................72

2.5.2. Điều kiện đối với sinh viên......................................................................73

2.5.3. Điều kiện về cơ sở vật chất......................................................................73

Kết luận chương 2..............................................................................................75

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VẬN DỤNG PHƯƠNG

PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG TÁC

QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC

PHÒNG VÀ AN NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN.................................76

3.1. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................76

3.1.1. Kế hoạch thực nghiệm.............................................................................76

vi

3.1.2. Nội dung thực nghiệm.............................................................................78

3.1.3. Kết quả thực nghiệm................................................................................83

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp thảo luận nhóm

trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục

quốc phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên................................................91

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với cấp quản lý........................................................91

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với giảng viên .........................................................92

3.2.3. Nhóm giải pháp đối với sinh viên ...........................................................93

Kết luận chương 3..............................................................................................96

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................97

1. Kết luận..........................................................................................................97

2. Kiến nghị .......................................................................................................98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................100

PHỤ LỤC .......................................................................................................102

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PPDH : Phương pháp dạy học

PPTLN : Phương pháp thảo luận nhóm

TLN : Thảo luận nhóm

ĐC : Đối chứng

TN : Thực nghiệm

DBHB : Diễn biến hòa bình

ĐCSVN : Đảng cộng sản Việt Nam

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

ANTQ : An ninh Tổ quốc

GV : Giảng viên

SV : Sinh viên

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức của giảng viên về việc cần thiết sử dụng PPTLN ...........44

Bảng 2.2. Đánh giá mức độ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong

dạy học môn học Công tác quốc phòng, an ninh ..............................45

Bảng 2.3. Nhận thức về yêu cầu khi sử dụng PPTLN.......................................45

Bảng 2.4: Mức độ tiêu chí lựa chọn phương pháp dạy học...............................46

Bảng 2.5: Mức độ sử dụng PPDH nội dung lý thuyết.......................................46

Bảng 2.6: Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ...............................47

Bảng 2.7: Mức độ sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá......................48

Bảng 2.8: Mức độ nhận thức về vai trò môn học của sinh viên........................49

Bảng 2.9: Mức độ thái độ của sinh viên đối với môn học.................................50

Bảng 2.10: Mức độ tích cực trong giờ học của sinh viên..................................52

Bảng 2.11: Mức độ thái độ và hành động của sinh viên trong giờ học............52

Bảng 2.12: Mức độ nguyên nhân sinh viên không thích học............................53

Bảng 3.1: Các lớp tham gia thực nghiệm..........................................................78

Bảng 3.2. Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm và đối chứng...................83

Bảng 3.3. Mức độ hứng thú học tập của SV......................................................85

Bảng 3.4. Thái độ học tập của sinh viên đối với giờ học thảo luận nhóm........86

Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra điểm điều kiện sau thực nghiệm............................87

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế và quốc tế sâu rộng và bùng nổ

thông tin, đổi mới quá trình đào tạo, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đã trở

thành xu hướng tất yếu đối với các trường cao đẳng, đại học trên thế giới nói chung và

ở nước ta nói riêng. Theo đó, định hướng đổi mới giáo dục đại học đã được thể hiện

trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Điều 36b Luật Giáo dục sửa đổi (số

44/2009/QH12) nêu rõ “Phương pháp giáo dục đại học cần phải coi trọng việc bồi

dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy

sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”.

Thực tế khi khoa học ngày càng phát triển, con người không chỉ phát hiện ra

những cái đã có trong tự nhiên, xã hội mà bằng trí tưởng tượng, sáng tạo của mình, con

người đã thiết kế xây dựng những mô hình mới chưa có trong thực tiễn. Các phương

pháp suy diễn, mô hình hóa,… dần dần đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa

học và trở thành phương pháp đặc trưng cho khoa học hiện đại. Trong bối cảnh đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, với mục tiêu nhằm biến quá trình đào tạo thành

quá trình tự đào tạo rất cần phải có những nghiên cứu xác lập mô hình đổi mới phương

pháp dạy học để định hướng cho toàn bộ quá trình đổi mới. Đây là việc làm phù hợp

với xu hướng của thời đại và có ý nghĩa về mặt phương pháp luận.

Phương pháp thảo luận nhóm với tư cách là một hình thức tổ chức dạy học đặc

trưng ở các trường cao đẳng, đại học có nhiều ưu thế nhằm phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo của người học giúp cho người học tiếp cận một cách nhanh nhất, có hiệu

quả với khối lượng tri thức nhân loại ngày càng lớn. Thông qua những chuỗi hoạt động

tìm tòi, nghiên cứu và tranh luận được tổ chức có chủ định trong các buổi thảo luận

nhóm trên lớp, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội để lĩnh hội tốt các tri thức, nắm bắt được

con đường đi đến tri thức, đồng thời rèn luyện kĩ năng, tư duy cũng như thái độ, phong

cách làm việc khoa học một cách tích cực và hiệu quả. Điều này có nghĩa phương pháp

thảo luận nhóm là một công cụ thực sự hữu hiệu giúp cho sinh viên phát triển năng lực

và tư duy toàn diện. Tuy nhiên, trên thực tiễn phương pháp thảo luận nhóm vẫn chưa

có một vị trí xứng đáng và chưa trở thành một hình thức tổ chức dạy học độc lập trong

2

cơ cấu các hình thức tổ chức dạy học và đào tạo bậc cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện

nay.

Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh là là môn học có vị trí hết sức quan

trọng trong quá trình đào tạo ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng, an ninh. Một trong

những mục tiêu cơ bản của môn Công tác giáo dục quốc phòng, an ninh là trang bị cho

sinh viên kiến thức, kỹ năng quân sự cơ bản, đưa sinh viên làm quen với môi trường

quân sự, rèn luyện ý thức tự giác, tính tổ chức, tính kỷ luật, giúp sinh viên nhận thức

và hành động đúng đắn, tránh được các tệ nạn xã hội đang tồn tại và phát triển hàng

ngày, hàng giờ. Đặc biệt, khơi dậy và nêu cao tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ, tăng

cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào

Đảng và Nhà nước, chống lại mọi âm mưu chia rẽ, phản động của các thế lực thù địch

trong và ngoài nước. Chính vì thế, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học môn

Công tác giáo dục quốc phòng, an ninh là một yêu cầu quan trọng và cấp bách. Tuy

nhiên, thực trạng dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục

quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, với

tư duy xem môn Công tác quốc phòng, an ninh chỉ là môn học phụ, không ảnh hưởng

đến điểm tích lũy kết quả học tập đã chi phối, ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ tích cực

tiếp cận của sinh viên và tâm huyết giảng dạy của giảng viên. Hơn nữa, một bộ phận

không nhỏ sinh viên chưa thấy được ý nghĩa và giá trị mang lại từ tri thức của môn

học, chưa thực sự hứng thú, tích cực tham gia học tập dẫn đến hiệu quả dạy học môn

học chưa cao. Để khắc phục thực trạng này đã có nhiều biện pháp, phương pháp và

hình thức dạy học khác nhau trong đó có việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm,

phương pháp này sẽ giúp sinh viên chủ động lĩnh hội tri thức, ghi nhớ nội dung bài học

một cách nhanh chóng, bền vững, tự tin bày tỏ ý kiến và không ngừng tìm tòi, nghiên

cứu, thể hiện trách nhiệm cá nhân với công việc chung của toàn nhóm, qua đó hình

thành những phẩm chất, năng lực cho người học.... Với những ưu thế nổi trội như vậy,

phương pháp thảo luận nhóm đã và đang được nhiều giảng viên bộ môn quan tâm vận

dụng trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc

phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều

lúng túng do chưa hiểu rõ được bản chất của phương pháp thảo luận nhóm cũng như

3

quy trình thực hiện, cách sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ, chưa lựa chọn được chủ đề thảo

luận phù hợp, chưa phối hợp nhuần nhuyễn phương pháp thảo luận nhóm với các

phương pháp dạy học khác... Do vậy, việc sử dụng còn mang nặng tính hình thức,

không phát huy được những ưu điểm của phương pháp dạy học này trong quá trình dạy

học.

Thực tiễn dạy học bộ môn đang đặt ra nhiều vấn đề cần có lời giải đáp như: quá

trình dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh cần sử dụng phương pháp nào?

Phương pháp thảo luận nhóm có vai trò như thế nào trong dạy học môn Công tác quốc

phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh? Biện pháp nào để sử

dụng phương pháp thảo luận nhóm đạt hiệu quả nhằm góp phần tạo lập sự hứng thú

học tập, phát triển năng lực trí tuệ, năng lực thực hành, năng lực cá nhân, năng lực hợp

tác và tính sáng tạo của sinh viên. Để tìm ra lời giải cho những vấn đề nêu trên, tác giả

lựa chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công

tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học

Thái Nguyên” làm Luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng vận dụng phương pháp thảo luận

nhóm, luận văn đề xuất quy trình và một số biện pháp nhằm vận dụng có hiệu quả

phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung

tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm

trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng

và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Thứ hai, phân tích thực trạng và xây dựng quy trình vận dụng phương pháp thảo

luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục

quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

Thứ ba, thực nghiệm vận dụng phương pháp thảo luận nhóm và đề xuất một số

biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy

4

học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh

- Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn

Công tác quốc phòng, an ninh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học của việc vận dụng phương pháp thảo luận

nhóm vào dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh.

Đề tài tiến hành thực nghiệm, nghiên cứu điều kiện, giải pháp nâng cao hiệu quả

của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy môn Công tác quốc phòng, an

ninh trong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên ở

Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1. Cơ sở lý luận của đề tài

Đề tài dựa trên các cơ sở lý luận sau:

- Nội dung chương trình môn học Công tác quốc phòng, an ninh trong chương

trình giáo dục quốc phòng và an ninh.

- Các văn bản chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào

tạo.

- Lý luận về phương pháp dạy học hiện đại trên thế giới và trong nước.

- Kế thừa các công trình nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm trong dạy

học nói chung và dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh nói riêng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương

pháp logic - lịch sử…

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp điều

tra xã hội học, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp so sánh tổng hợp,

quan sát, thống kê…để nghiên cứu phần thực trạng của việc vận dụng phương pháp

5

thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo

dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu phương pháp thảo luận nhóm được vận dụng theo đúng nguyên tắc,

quy trình, biện pháp đã nêu trong luận văn thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giảng

dạy môn môn Công tác quốc phòng, an ninh trong chương trình giáo dục quốc phòng và

an ninh. Qua đó, sẽ phát huy được tư duy độc lập, năng lực sáng tạo và năng lực phản

biện xã hội; giúp sinh viên phát triển được kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm góp phần

nâng cao được chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, đào tạo.

6. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài

- Đề tài hoàn thành góp phần làm sáng tỏ hơn về thực trạng vận dụng phương

pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm

Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

- Qua nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và tiến hành thực nghiệm sư phạm,

đề tài đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc vận dụng

phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung

tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

- Sau khi hoàn thiện cung cấp những luận cứ làm cơ sở lý luận cho việc vận

dụng phương pháp thảo luận nhóm vào quá trình dạy học môn Công tác quốc phòng,

an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương, 10 tiết.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!