Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc
PREMIUM
Số trang
162
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
724

Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM

TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM

TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC

Chuyên ngành: LL&PPDH Bộ môn Lý luận Chính trị

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ MINH TUYÊN

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học

của TS.Vũ Minh Tuyên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, trên cơ

sở tiếp thu các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài. Các kết quả nghiên cứu

được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác. Thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn

gốc.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Ngọc

ii

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn sâu

sắc tới thầy giáo TS. Vũ Minh Tuyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để luận văn

được hoàn thành.

Đồng thời, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo dục

chính trị, các thầy cô khoa Giáo dục chính trị - Trường Đại học Sư phạm Thái

Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong

suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Ngọc

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................iv

DANH M ỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ...............................................................v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................vi

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.................................................................4

5. Đóng góp của đề tài.........................................................................................4

6. Kết cấu của đề tài.............................................................................................4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN

DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY

HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

MÁC - LÊNIN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG ....................................5

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................5

1.2. Khái niệm nhóm và các hình thức chia nhóm..............................................8

1.2.1. Khái niệm nhóm ........................................................................................8

1.2.2. Các hình thức chia nhóm.........................................................................10

1.3. Phương pháp thảo luận nhóm.....................................................................13

1.3.1. Khái niệm phương pháp thảo luận nhóm ................................................13

1.3.2. Các hình thức thảo luận nhóm.................................................................14

1.3.3. Đặc trưng và yêu cầu của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học

môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin .......................16

1.3.4. Sự cần thiết phải vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy

học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, chương

III Chủ nghĩa duy vật lịch sử.....................................................................22

iv

1.4. Thực trạng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin chương III “Chủ

nghĩa duy vật lịch sử” ở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc....26

1.4.1. Khái quát về trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc .................26

1.4.2. Tình hình dạy học và vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong

dạy học chương III “Chủ nghĩa duy vật lịch sử” ở Trường Cao đẳng

Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.....................................................................28

1.4.3. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học

môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường

Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc ....................................................41

Kết luận chương 1..............................................................................................44

Chương 2. QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG

DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

MÁC - LÊNIN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

VIỆT BẮC .................................................................................................46

2.1. Quy trình vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong việc dạy học

môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường

Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc ....................................................46

2.1.1. Quy trình thiết kế bài giảng theo phương pháp thảo luận nhóm.............46

2.1.2. Quy trình thực hiện dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm............50

2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình vận dụng phương

pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác - Lênin chương III Chủ nghĩa duy vật lịch sử ở Trường

Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc ....................................................51

2.2.1. Nâng cao ý thức của sinh viên trong quá trình thảo luận nhóm..............51

2.2.2. Đổi mới nhận thức của giảng viên về mục đích, yêu cầu và nội dung

hoạt động thảo luận nhóm .........................................................................53

v

2.2.3. Đổi mới hình thức tổ chức thảo luận nhóm.............................................56

2.2.4. Đối với Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc ........................57

Kết luận chương 2..............................................................................................58

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN

NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN

HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC..............................................................61

3.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm .................................................................61

3.1.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................61

3.1.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................61

3.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................61

3.1.4. Đối tượng thực nghiệm............................................................................62

3.1.5. Địa điểm và thời gian thực nghiệm .........................................................62

3.1.6. Giả thuyết thực nghiệm ...........................................................................62

3.1.7. Phương pháp thực nghiệm.......................................................................63

3.2. Quá trình thực nghiệm sư phạm .................................................................63

3.2.1. Khảo sát trình độ đầu vào của lớp thực nghiệm và đối chứng ................63

3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm ..................................................................64

3.2.3. Tiến hành thực nghiệm..........................................................................138

3.3. Kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm.........................................................138

3.3.1. Kết quả kiểm tra sau lần thực nghiệm lần thứ nhất...............................138

3.3.2. Kết quả kiểm tra sau lần thực nghiệm lần thứ hai.................................141

3.3.3. Phân tích kết quả trưng cầu ý kiến điều tra dành cho lớp thực nghiệm........142

Kết luận chương 3............................................................................................146

KẾT LUẬN.....................................................................................................148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................150

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSHT : Cơ sở hạ tầng

GV : Giảng viên

KTTT : Kiến trúc thượng tầng

LLSX : Lực lượng sản xuất

PPDH : Phương pháp dạy học

PPTLN : Phương pháp thảo luận nhóm

QHSX : Quan hệ sản xuất

SV : Sinh viên

VHNTVB : Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc

v

DANH M ỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1. Đánh giá của giảng viên về tầm quan trọng của PPTLN trong dạy

học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.......... 29

Bảng 1.2. Mức độ sử dụng PPTLN của giảng viên trong quá trình dạy học

môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin...........30

Bảng 1.3. Đánh giá của giảng viên về mục đích của việc vận dụng PPTLN

trong quá trình dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác -Lênin (câu hỏi có nhiều lựa chọn).............................31

Bảng 1.4. Phạm vi vận dụng PPTLN của giảng viên trong dạy học môn

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin...................32

Bảng 1.5. Kết quả tìm hiểu những khó khăn ảnh hưởng đến việc vận dụng

PPTLN trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác - Lênin (câu hỏi có nhiều lựa chọn)............................32

Bảng 1.6. Đánh giá về mức độ hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm... 34

Bảng 1.7. Đánh giá của giảng viên về thái độ, ý thức của sinh viên trong

tiết học vận dụng PPTLN..............................................................35

Bảng 1.8. Kết quả nhận thức của sinh viên về đặc trưng của phương pháp

thảo luận nhóm..............................................................................36

Bảng 1.9. Thái độ, ý thức của sinh viên đối với phương pháp thảo luận nhóm

trong học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -

Lênin..............................................................................................37

Bảng 1.10. Lựa chọn của sinh viên đối với các PPDH môn những nguyên

lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin............................................37

Bảng 1.11. Mức độ chủ động, tích cực phát biểu xây dựng bài của sinh viên ...38

Bảng 1.12. Đánh giá của học sinh về hiệu quả tiết học sử dụng PPTLN so

với các PPDH khác (câu hỏi có nhiều lựa chọn) ..........................39

Bảng 1.13. Kết quả tìm hiểu về những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong

giờ học có vận dụng PPTLN (câu hỏi có nhiều lựa chọn)............39

vi

Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra kiến thức của hai lớp thực nghiệm và đối

chứng .............................................................................................63

Bảng 3.2. Kết quả lần 1 kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm và

lớp đối chứng...............................................................................139

Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra lần 2 nội dung bài học .....................................141

Bảng 3.3. Mức độ hình thành kỹ năng sau tiết học sử dụng phương pháp

thảo luận nhóm............................................................................142

Bảng 3.4. Mức độ hứng thú của sinh viên lớp thực nghiệm trong tiết học

có vận dụng PPTLN ....................................................................143

Bảng 3.5. Mức độ chủ động, tích cực phát biểu xây dựng bài của người học .144

Bảng 3.6. Mức độ hiệu quả học tập mà người học đạt được sau tiết học có

sử dụng phương pháp thảo luận nhóm........................................145

vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Kết quả lần 1 kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm

và lớp đối chứng......................................................................140

Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra lần 2 nội dung bài học .................................141

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp thiết của

giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, trong đó chất

lượng dạy học trong nhà trường nói riêng là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Nhà

trường không thể cung cấp hết cho người học tất cả các kiến thức họ cần, mà chỉ

cung cấp phương pháp cho người học đi tìm tri thức và nắm vững tri thức.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

(bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của

Đảng thông qua một lần nữa nhấn mạnh quan điểm: “Giáo dục và đào tạo có

sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp

phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt

Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ

là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”

[6, tr.84]. Chính vì vậy, đổi mới PPDH trở thành xu hướng diễn ra mạnh mẽ ở

các cấp học, bậc học từ Mầm non, Tiểu học cho đến Trung học phổ thông,

Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học theo hướng phát huy tính tích

cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập. Đổi mới

phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học là đòi

hỏi cấp bách của sự nghiệp giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Thực tiễn giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin nói chung cho thấy

việc truyền thụ tri thức cho học sinh, sinh viên thật không dễ dàng. Môn Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong những môn học trang

bị cho người học những kiến thức, thế giới quan, phương pháp luận khoa học,

giáo dục niềm tin và tình cảm sâu sắc trong quá trình lĩnh hội tri thức của người

học, là môn khoa học mang tính lý luận khái quát, trừu tượng cao. Để truyền đạt

được tri thức đó giảng viên thường không thể truyền đạt ngay cho người học điều

2

mình muốn dạy, mà cách làm tốt nhất là định hướng các tri thức đó vào những

tình huống để người học tự mình chiếm lĩnh tri thức thông qua hoạt động tự giác,

tích cực, chủ động và sáng tạo.

Đối với Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc trong những năm

gần đây, đổi mới phương pháp dạy học trở thành xu hướng diễn ra mạnh mẽ.

Việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo được nhà trường hết sức

quan tâm. Thực tế cho thấy muốn đạt kết quả cao trong dạy và học môn Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin thì không thể chỉ chú trọng đổi mới

nội dung mà còn phải chú trọng đổi mới phương pháp. Cùng với xu hướng chung,

để nâng cao chất lượng dạy và học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, phần lớn cán bộ

giảng dạy đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương

pháp thảo luận nhóm.

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp tích cực được sử dụng

thường xuyên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Để khắc

phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử

dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học truyền thống

và phương pháp dạy học hiện đại, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm.

Thông qua phương pháp này, người học sẽ học được tính hòa nhập, chia sẻ để

giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và rèn luyện được tính tích cực chủ

động, qua đó biết chia sẻ công việc một cách bình đẳng, biết giao việc và có trách

nhiệm đối với công việc của mình. Đồng thời, thông qua hoạt động nhóm sẽ giúp

cho người học có kĩ năng, kinh nghiệm trong tổ chức quản lí đặc biệt là tính năng

động.

Từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp thảo luận

nhóm trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở

Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn vận dụng phương pháp thảo luận nhóm và

qua thực nghiệm, đối chứng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Văn

hóa nghệ thuật Việt Bắc luận văn đề xuất một số giải pháp vận dụng phương

pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài hướng vào triển khai và thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp

thảo luận nhóm trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

- Lênin ở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.

Hai là, tiến hành thực nghiệm vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong

dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Cao

đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.

Ba là, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế khi vận dụng phương pháp thảo

luận nhóm trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -

Lênin ở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.

Bốn là, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương

“Chủ nghĩa duy vật lịch sử” trong chương trình môn Những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm

trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường

Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc nhằm phát huy tính tích cực học tập của

người học.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

4

Trong nội dung chương trình môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin trong các trường Đại học, Cao đẳng môn học được cấu trúc thành 3

phần và 9 chương. Trong phạm vi có hạn, đề tài chỉ tiến hành điều tra và khảo

sát chương III. Chủ nghĩa duy vật lịch sử trong chương trình môn Những nguyên

lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật

Việt Bắc.

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy

vật lịch sử như: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, lịch sử - cụ thể…

- Các phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh, điều tra, phân tích -

tổng hợp…

5. Đóng góp của đề tài

- Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đổi

mới PPDH nói chung và việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm nói riêng

trong quá trình dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

cho sinh viên ở các trường Cao đẳng.

- Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận

dụng phương pháp thảo luận nhóm vào quá trình dạy học môn Những nguyên lý

cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Bên cạnh đó, đề tài có thể được sử dụng làm

tài liệu tham khảo cho giáo viên tham gia giảng dạy các môn lý luận chính trị.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài

gồm 3 chương 9 tiết.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!