Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng phương pháp grap trong việc hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử cho học sinh lớp 5.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
7. Đóng góp của đề tài.................................................................................................6
8. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
PHƢƠNG PHÁP GRAP TRONG VIỆC HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
LỊCH SỬ LỚP 5........................................................................................................7
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................7
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................7
1.1.1.1. Khái niệm về phương pháp ............................................................................7
1.1.1.2. Khái niệm phương pháp dạy học ...................................................................7
1.1.1.3. Khái niệm phương pháp Grap........................................................................9
1.1.1.4. Khái niệm hệ thống hóa ...............................................................................11
1.1.2. Một số vấn đề về phương pháp Grap trong dạy học .......................................11
1.1.2.1. Vai trò của phương pháp Grap trong dạy học Lịch sử.................................11
1.1.2.2. Nguyên tắc sử dụng Grap.............................................................................12
1.1.2.3. Các loại Grap................................................................................................13
1.1.3. Nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 5......................................................13
1.1.3.1. Mục tiêu chương trình..................................................................................13
1.1.3.2. Nội dung chương trình phần Lịch sử lớp 5..................................................14
1.1.3.3. Khái quát đặc điểm chương trình, sách giáo khoa phần Lịch sử lớp 5........16
1.1.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 ..........................................................16
1.1.4.1. Về tri giác .....................................................................................................16
1.1.4.2. Về chú ý .......................................................................................................16
1.1.4.3. Về trí nhớ .....................................................................................................17
1.1.4.4. Về tư duy, tưởng tượng ................................................................................18
1.1.4.5. Về ngôn ngữ.................................................................................................18
1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................19
1.2.1. Mục đích điều tra ............................................................................................19
1.2.2. Đối tượng điều tra ...........................................................................................19
1.2.2.1. Giáo viên ......................................................................................................19
1.2.2.2. Học sinh .......................................................................................................19
1.2.3. Địa điểm điều tra.............................................................................................19
1.2.4. Thời gian điều tra ............................................................................................20
1.2.5. Nội dung điều tra.............................................................................................20
1.2.5.1. Đối với học sinh ...........................................................................................20
1.2.5.2. Đối với giáo viên..........................................................................................20
1.2.6. Kết quả điều tra ...............................................................................................20
1.2.6.1. Đối với học sinh ...........................................................................................20
1.2.6.2. Đối với giáo viên..........................................................................................23
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................26
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP GRAP TRONG VIỆC HỆ
THỐNG HÓA KIẾN THỨC PHẦN LỊCH SỬ LỚP 5 .......................................28
2.1. Khả năng vận dụng phƣơng pháp Grap trong việc hệ thống hóa kiến thức
phần Lịch sử lớp 5...................................................................................................28
2.1.1. Cơ sở vận dụng................................................................................................28
2.1.1.1. Cơ sở ứng dụng của phương pháp Grap trong dạy học Lịch sử ..................28
2.1.1.2. Cơ sở nhận thức của học sinh ......................................................................28
2.1.2. Hệ thống các bài học phần Lịch sử lớp 5 có thể vận dụng phương pháp Grap .....29
2.2. Quy trình vận dụng phƣơng pháp Grap trong hệ thống hóa kiến thức phần
Lịch sử lớp 5.............................................................................................................31
2.2.1. Các nguyên tắc xây dựng qui trình .................................................................31
2.2.2.1. Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu – nội dung- phương pháp dạy học ...31
2.2.1.2. Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận.........................................32
2.2.1.3. Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học .......................................................33
2.2.2. Quy trình vận dụng..........................................................................................33
2.2.2.1. Grap nội dung...............................................................................................34
2.2.2.2. Grap hoạt động.............................................................................................46
2.3. Thiết kế một số bài dạy ứng dụng phương pháp Grap phần Lịch sử lớp 5......53
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................54
CHƢƠNG 3:THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..........................................................55
3.1. Mục đích thực nghiệm .....................................................................................55
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ....................................................................................55
3.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm.........................................................55
3.4. Kết quả thực nghiệm........................................................................................55
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................58
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................60
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT TÊN VIẾT TẮT NỘI DUNG
1 GV Giáo viên
2 HS Học sinh
3 TS Tiến sĩ
4 PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sĩ
5 SGK Sách giáo khoa
6 SGV Sách giáo viên
7 PP Phương pháp
8 TP Thành phố
9 TN Thí nghiệm
10 ĐC Đối chứng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-2: Bảng kết quả khảo sát phương tiện sử dụng trong hệ thống hóa kiến thức
được học sinh yêu thích...........................................................................22
Bảng 1-3: Bảng kết quả khảo sát những phương pháp dạy học thường xuyên được
GV sử dụng..............................................................................................24
Bảng 2-1: Bảng danh sách các bài học có thể vận dụng phương pháp Grap trong hệ
thống hóa kiến thức trongphận Lịch sử, môn Lịch sử và Địa lí lớp 5.....31
Bảng 3-1: Kết quả thực nghiệm bài kiểm tra số 1.....................................................55
Bảng 3-2: Thống kê chất lượng bài kiểm tra số 1.....................................................56
Bảng 3-3: Kết quả thực nghiệm bài kiểm tra số 2.....................................................56
Bảng 3-4: Thống kê chất lượng bài kiểm tra số 2.....................................................57
DANH LỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Con đường chuyển hóa lý thuyết Grap thành phương pháp dạy học Grap...10
Hình 1-2: Biểu đồ kết quả khảo sát hứng thú học tập của học sinh trong giờ học
Lịch sử lớp 5............................................................................................21
Hình 1-3: Biểu đồ kết quả khảo sát phương tiện sử dụng trong hệ thống hóa kiến
thức được học sinh yêu thích...................................................................23
Hình 1-4: Biểu đồ khảo sát vai trò sử dụng phương pháp Grap trong hệ thống hóa
kiến thức phần Lịch sử ở Tiểu học ..........................................................25
Hình 2-1: Mối quan hệ giữa Grap nội dung và Grap hoạt động trong dạy học ........34
Hình 2-2: Quy trình lập Grap cho nội dung bài lên lớp............................................35
Hình 2-3: Quy trình lập Grap cho nội dung bài học .................................................36
Hình 2-4: Sơ đồ Grap cho nội dung bài học “Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950”..39
Hình 2-5: Quy trình sử dụng Grap nội dung vào dạy bài học trên lớp .....................39
Hình 2-6: Sơ đồ Grap cho nội dung dạy bài lên lớp “Chiến thắng Biên giới thu –
đông 1950” ..............................................................................................41
Hình 2-7: Quy trình sử dụng Grap dạy bài ôn tập ....................................................42
Hình 2-8: Grap khuyết cho nội dung ôn tập các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu
trong những năm 1885-1945 ...................................................................43
Hình 2-9: Quy trình lập Grap trong kiểm tra đánh giá..............................................44
Hình 2-10: Sơ đồ Grap khuyết bài “Xô viết Nghệ -Tĩnh”dành để kiểm tra chất
lượng nắm bài của học sinh.....................................................................46
Hình 2-11: Cấu trúc mô hình Grap hoạt động dạy học.............................................47
Hình 2-12: Quy trình lập Grap hoạt động .................................................................48
Hình 2-13: Sơ đồ Grap hoạt động bài : “ Tiến vào Dinh Độc Lập” .........................53
Hình 3-1: Biểu đồ chất lượng bài kiểm tra số 1........................................................56
Hình 3-2: Biểu đồ chất lượng bài kiểm tra số 2........................................................57
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử là một trong những môn học quan trọng trong chương trình ở bậc tiểu
học cũng như ở phổ thông. Việc học tập Lịch sử nhằm cung cấp cho học sinh những
kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiểu biểu có
hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến
nay.
Dạy học Lịch sử giúp học sinh hiểu biết về “cội nguồn dân tộc”, về truyền
thống yêu nước và những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Từ đó, hình
thành và phát triển cho học sinh những kĩ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh,
đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức
đã học và thực tiễn cuộc sống. Những kiến thức lịch sử sẽ góp phần khơi dậy và bồi
dưỡng tình yêu con người, quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc; hình thành
thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội; phát huy mọi khả
năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử dân tộc. Vì vậy, việc dạy học
phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa Lý ở Tiểu học nói chung và Lịch sử lớp 5
nói riêng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục quốc dân.
Thực tế hiện nay, học sinh thường không thích học Lịch sử, xem đây là môn
phụ nên học một cách qua loa, đối phó. Kiến thức Lịch sử được học sinh ghi nhớ
chỉ là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ theo lối của giáo viên giảng- học sinh nghe, giáo
viên ghi bảng - học sinh chép, giáo viên hỏi - học sinh sử dụng sách giáo khoa để
trả lời; các em chưa thực sự chủ động, tích cực trong giờ học. Một phần nguyên
nhân không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn Lịch sử là do
giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợp.
Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học
Lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh,
giúp học sinh tư duy và hệ thống hóa các kiến thức trọng tâm đã học. Với mục đích
phát huy tính độc lập, tự giác, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, việc đổi
mới, áp dụng phương pháp dạy học tích cực đang được triển khai trong tất cả các
môn học trên cả nước. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm - giáo viên chỉ đóng vai
2
trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh. Thông qua hoạt động
học, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và đều có cơ hội phát triển. Dạy học phát
huy tính tích cực học tập của học sinh, có tác dụng mạnh mẽ và to lớn trong quá
trình dạy học; tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp thu các kiến thức, kĩ năng,
biến những cái đó thành kiến thức, kỹ năng của mình. Qua đó sự hiểu biết của các
em sẽ vững chắc hơn, hứng thú của các em sẽ được tăng cường hơn. Dạy học phát
huy tính tích cực học tập cho học sinh không chỉ giúp người học lĩnh hội nội dung
kiến thức mà còn hình thành và phát triển những kĩ năng học tập của mình, giúp học
sinh phát triển một cách toàn diện.
Trong hệ thống các phương pháp dạy học, phương pháp Grap có ưu thế giúp
học sinh hiểu sâu được bản chất của vấn đề. Qua hình ảnh trực quan của Grap là
điểm tựa quan trọng cho sự ghi nhớ và tái hiện của học sinh về nội dung dạy học.
Nhớ lời văn chi tiết và dài dòng sẽ khó, nhưng nhớ hình ảnh đã được tri giác và
thông hiểu bản chất thì sẽ mang tính bền vững hơn. Nhờ ưu điểm trên, phương pháp
Grap giúp học sinh vận dụng kiến thức đã lĩnh hội một cách hiệu quả.
Qua việc tìm hiểu về dạy học vận dụng phương pháp Grap, có thể nhận thấy
phương pháp này tác dụng lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy,
tôi chọn đề tài: “Vận dụng phƣơng pháp Grap trong việc hệ thống hóa kiến
thức phần Lịch sử cho học sinh lớp 5” làm nội dung nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việc vận dụng phương pháp Grap trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng
dạy học được xem là một trong những hướng tiếp cận mới bổ sung vào hệ thống các
phương pháp dạy học nói chung và sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học
nói riêng. Gần đây, có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và vận dụng phương pháp
Grap vào một số môn học như :
* Về tài liệu có vận dụng phương pháp Grap có:
- Sách chuyên khảo “ Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học” của
TS.Nguyễn Phúc Chỉnh đề cập đến lí do của việc vận dụng phương pháp Grap trong
dạy học Sinh học, lịch sử nghiên cứu về lý thuyết và việc vận dụng phương pháp
Grap trong dạy học.