Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng phương pháp dự án trong dạy học đạo đức lớp 4
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Vận dụng phương pháp dự án trong dạy
học Đạo đức lớp 4
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Phan Lâm Quyên
Sinh viên thực hiện : Hồ Thị Tuyết
Lớp : 15STH
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em
đã nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích từ các thầy giáo cô giáo. Với
lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Giáo
dục Tiểu học lời cảm ơn vì đã luôn nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ
chúng em trong quá trình học tập.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn,
cô Nguyễn Phan Lâm Quyên, khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn để em có thể thực hiện đề tài này.
Do năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên trong quá trình
thực hiện khóa luận khó tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được ý kiến
đóng góp từ thầy, cô để em có thể học thêm được nhiều kinh nghiệm
và trang bị thêm cho bản thân những hành trang kiến thức để có thể
hỗ trợ cho công việc giảng dạy sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 10
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 10
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 10
3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 12
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 12
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 13
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 13
7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 13
8. Cấu trúc đề tài ................................................................................................. 13
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................. 15
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................................. 15
1.1.1 Một số vấn đề đổi mới trong dạy học ở Tiểu học ........................................15
1.1.1.1 Dạy học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm ........................... 15
1.1.1.2 Sử dụng phương pháp dạy học tích cực................................................... 16
a) Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh .................................... 16
b) Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học ........................................ 17
c) Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.................................. 17
d) Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh ........................... 18
1.1.1.3 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Đạo đức ở Tiểu học.................... 18
1.1.2 Khái quát về phương pháp dạy học theo dự án ....................................... 19
1.1.2.1 Khái niệm phương pháp dạy học theo dự án........................................... 19
1.1.2.2 Phân loại dạy học dự án ........................................................................... 23
a) Phân loại theo thời gian ..................................................................................... 23
b) Phân loại theo nhiệm vụ ..................................................................................... 23
c) Phân loại theo nội dung học tập ......................................................................... 23
1.1.2.3 Đặc điểm, bản chất của phương pháp dạy học theo dự án ..................... 23
a) Đặc điểm phương pháp dạy học dự án............................................................... 24
b) Bản chất phương pháp dạy học dự án ................................................................ 25
1.1.2.4 Nguyên tắc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án........................... 27
a) Nguyên tắc dạy học tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn
với các chuẩn........................................................................................................ 27
b) Nguyên tắc dạy học đảm bảo người học là trung tâm của hoạt động dạy
học......................................................................................................................... 28
c) Nguyên tắc dạy học đảm bảo sự phù hợp giữa lí luận và thực tiễn.................... 28
d) Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, khoa học, thường xuyên trong đánh
giá việc thực hiện dự án của học sinh .................................................................. 28
e) Nguyên tắc đảm bảo có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại
trong quá trình dạy học ........................................................................................ 29
1.1.2.5 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học dự án............................ 30
a) Ưu điểm............................................................................................................... 30
b) Hạn chế ............................................................................................................... 30
1.1.2.6 So sánh phương pháp dạy học dự án và phương pháp dạy học
truyền thống.................................................................................................................. 31
1.1.2.7 Vai trò của người dạy và người học trong phương pháp dạy học theo
dự
án……………………………………………………………………………......
31
a) Vai trò của người dạy .......................................................................................... 31
b) Vai trò của người học ......................................................................................... 32
1.1.3 Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh tiểu học................................................34
1.1.3.1 Cơ sở sinh lí ............................................................................................... 34
1.1.3.2 Đặc điểm tâm lí.......................................................................................... 35
a) Tính cách............................................................................................................. 35
b) Tình cảm.............................................................................................................. 36
c) Nhu cầu nhận thức .............................................................................................. 36
d) Đặc điểm tư duy .................................................................................................. 37
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN....................................................................................... 39
1.2.1 Một số vấn đề về dạy học môn Đạo đức lớp 4 .............................................39
1.2.1.1 Mục tiêu ..................................................................................................... 39
a) Về kiến thức........................................................................................................... 39
b) Về kĩ năng.............................................................................................................. 39
1.2.1.2 Nội dung chương trình.............................................................................. 40
1.2.1.3 Đặc điểm chương trình ............................................................................. 41
a) Dạy học môn Đạo đức là một hoạt động giáo dục đạo đức ............................... 41
b) Tính cụ thể của các chuẩn mực hành vi đạo đức................................................ 41
c) Tính đồng tâm của các chuẩn mực hành vi ........................................................ 42
d) Logic quá trình hình thành một số chuẩn mực hành vi đạo đức cho học
sinh tiểu học.............................................................................................................. 43
e) Thời gian 2 tiết dành cho mỗi bài Đạo đức ........................................................ 43
1.2.2 Thực trạng vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Đạo
đức 4 ........................................................................................................................44
1.2.2.1 Mục đích điều tra....................................................................................... 44
1.2.2.2 Đối tượng điều tra ..................................................................................... 44
1.2.2.3 Nội dung điều tra....................................................................................... 44
1.2.2.4 Phương pháp điều tra................................................................................ 44
1.2.2.5 Kết quả điều tra ......................................................................................... 44
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC
MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4................................................................................................. 53
2.1 Khả năng vận dụng phương pháp dự án trong dạy học môn Đạo đức
lớp 4........................................................................................................................... 53
2.2 Quy trình vận dụng phương pháp dự án vào dạy học môn Đạo đức
lớp 4............................................................................................................................... 54
2.2.1 Quy trình tổng quát.......................................................................................54
2.2.2 Cách thức tổ chức tiến hành cụ thể.............................................................55
2.2.2.1 Lập kế hoạch ..............................................................................................55
2.2.2.2 Thực hiện dự án..........................................................................................58
2.2.2.3 Tổng hợp kết quả ........................................................................................59
2.2.3 Những điểm cần lưu ý............................................................................... 60
2.2.3.1 Đối với giáo viên ........................................................................................ 60
2.2.3.2 Đối với học sinh.......................................................................................... 61
2.2.3.2 Đối với trang thiết bị dạy học .................................................................... 61
2.3 Xây dựng một số dự án dạy học môn Đạo đức lớp 4 ................................... 62
2.3.1 Khảo sát một số bài học trong môn Đạo đức lớp 4 có thể sử dụng
phương pháp dạy học theo dự án.................................................................................62
2.3.2 Minh họa thiết kế một số bài học bằng phương pháp dạy học theo dự
án ........................................................................................................................62
2.3.2.1 Dự án 1: “Lao động là hạnh phúc”........................................................... 62
2.3.2.2 Dự án 2: “Chung tay bảo vệ môi trường”.................................................67
2.3.2.3 Dự án 3: “Con đường em đến trường”......................................................71
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................. 77
3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM....................................................................... 77
3.2 NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM....................................................................... 77
3.3 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM..................................................................... 77
3.3.1 Đối tượng thực nghiệm ..................................................................................77
3.3.2 Bố trí thực nghiệm .........................................................................................78
3.3.3 Các bước tiến hành thực nghiệm...................................................................78
3.4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ......................................................................... 78
3.4.1 Dự án “Con đường em đến trường”................................................................78
3.4.2 Dự án “Chung tay bảo vệ môi trường” ...........................................................82
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................................ 87
1. Kết luận ............................................................................................................ 87
2. Đề xuất.............................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 88
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng Nội dung
Bảng 1.1
Các PPDH GV thường sử dụng khi dạy học Đạo
đức lớp 4
Bảng 1.2
Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học
môn Đạo đức lớp 4
Bảng 1.3 Sự hiểu biết của GV đối với PPDH theo dự án
Bảng 3.1
Kết quả bài kiểm tra sau khi dạy học bài “Tôn
trọng luật giao thông” Đạo đức 4
Bảng 3.2 Mức độ hứng thú của HS với tiết học
Bảng 3.3
Nguyên nhân tạo hứng thú cho HS khi thực hiện
dự án
Bảng 3.4
Nguyên nhân không tạo hứng thú cho HS khi
thực hiện dự án
Bảng 3.5
Kỹ năng HS đạt được qua quá trình học PP dự
án
Bảng 3.6 Những khó khăn của HS khi thực hiện dự án
Bảng 3.7
So sánh việc tổ chức cho HS học theo dự án với
PPDH truyền thống
Bảng 3.8
Khó khăn và thuận lợi đối với việc áp dụng PP
này vào dạy học.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Nội dung
Biểu đồ 1.1
Các PPDH GV thường sử dụng trong
dạy học Đạo đức lớp 4
Biểu đồ 1.2 Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức
dạy học môn Đạo đức lớp 4
Biểu đồ 1.3 Sự hiểu biết của GV về PPDH theo dự
án
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1 PPDH Phương pháp dạy học
2 GV Giáo viên
3 HS Học sinh
4 PP Phương pháp
5 GDTH Giáo dục tiểu học
6 SGK Sách giáo khoa
7 DHDA Dạy học dự án
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc gia, GDTH (giáo dục tiểu học) giữ một vai
trò quan trọng trong việc giáo dục con người. Chất lượng giáo dục bậc Tiểu
học không chỉ quyết định nền tảng cho sự hình thành nhân cách cá nhân mà
còn là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia.
Để nâng cao hiệu quả GDTH, yêu cầu đặt ra cho GDTH phải có những đổi
mới nhất định.
Đổi mới giáo dục nói chung và GDTH nói riêng nhằm hướng tới sự phát
triển toàn diện của con người từ đó đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
xã hội và thời đại. Định hướng chung của đổi mới giáo dục đào tạo là đổi mới
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Trọng tâm của chính sách đổi
mới giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay là đổi mới cách thực hiện các
phương pháp dạy học. Theo đó, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học.
Phương pháp dạy học theo dự án được coi là một trong những phương
pháp dạy học tích cực. Trong phương pháp này, học sinh tự tiếp thu tri thức
qua việc cộng tác học tập, độc lập tư duy giải quyết những dự án thuộc một
chủ đề học tập dưới vai trò hướng dẫn, tư vấn, thúc đẩy cộng tác của giáo viên,
từ đó học sinh khắc sâu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn, đồng thời đem lại những
giờ học nhẹ nhàng, vui vẻ, lí thú mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Môn Đạo đức là một môn học có tính thực tiễn cao, có nội dung phong
phú, môn học này giúp học sinh trở nên gần gũi hơn với cuộc sống qua những
kiến thức mà nó này mang lại. Từ những bài học, mang lại cho các em những
hiểu biết, rèn luyện cho các em nhiều kĩ năng, nhận thức, cách sống và cách
ứng xử đối với con người và xã hội xung quanh. Giúp các em có cái nhìn sâu
sắc hơn về những vấn đề đang và sẽ nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Điều
này cho phép lớp học trở thành môi trường học tập, vì ngay tại lớp học, trường
học và những đối tượng ở môi trường này cũng đã có nhiều vấn đề nảy sinh
mà các em cần phải giải quyết, nhưng để có thể giúp học sinh có thể giải quyết
những vấn đề mà các em sẽ gặp thì các em phải trải qua quá trình rèn luyện và
học tập một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc vận dụng PP dự án trong dạy học
môn Đạo đức trên thực tế vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và chưa được phổ
biến rộng rãi ở các trường học. Nếu HS (học sinh) được tiếp cận nhiều hơn với
phương pháp học tập này, HS có thể thoát khỏi được những khuôn khổ của
PPDH (phương pháp dạy học) truyền thống, phát huy được khả năng sáng tạo,
hướng tới kĩ năng tư duy bậc cao và đạt được các mục tiêu giáo dục trong thời
kì đổi mới.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dự án
trong dạy học môn Đạo đức lớp 4” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vào thế kỉ 16, những kiến trúc sư người Ý đã làm việc chuyên nghiệp xu
hướng nghề nghiệp của họ bằng cách thành lập một Học viện nghệ thuật The
Accademia di San Luca-Rome dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Gregory XIII
năm 1577. [2]
Cuộc thi đầu tiên của Học viện được tổ chức vào năm 1656. Cấu trúc của
các cuộc thi vào Học viện tương đương với kì thi kiến trúc. Việc thiết kế trong
các cuộc thi vào Học viện chỉ là những tình huống giả định. Vì lí do này
chúng được gọi là “dự án” những dự án với ý định là những bài tập trong
tưởng tượng chứ chúng không được dùng để xây dựng” (theo Egbert). [2]
Học tập bằng các dự án không còn là duy nhất đối với ngành kiến trúc. Đến
cuối thế kỉ 18 chuyên ngành cơ khí đã được thành lập và được coi là một bộ
phận của các trường đại học công nghiệp và kĩ thuật mới. Phương pháp học
tập này đã dần được lan truyền rộng rãi không chỉ ở các nước Châu Âu mà còn
ở các khu vực Châu Á.
Vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ em nói chung và đặc biệt là giáo dục đạo
đức cho trẻ thông qua các môn học nói chung và môn Đạo đức nói riêng đã được
một số nhà giáo dục quan tâm, nghiên cứu. Nhấn mạnh đến nhiệm vụ giáo dục
đạo đức cho trẻ thông qua các nhân vật trong truyện, người thật và việc thật ở