Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trí tuệ cảm xúc tác động đến hiệu quả làm việc cá nhân thông qua sự hài lòng công việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm và thiết bị y tế Hoàng Đức
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Trí tuệ cảm xúc tác động đến hiệu quả làm
việc cá nhân thông qua sự hài lòng công việc tại công ty TNHH Dƣợc phẩm và
Thiết bị y tế Hoàng Đức” là do chính tôi thực hiện.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trính dẫn đúng theo quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, 2017
NGÔ THỊ BÍCH TRÂM
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài “Trí tuệ cảm xúc tác động đến hiệu quả làm việc cá
nhân thông qua sự hài lòng công việc tại công ty TNHH Dƣợc phẩm và Thiết
bị y tế Hoàng Đức” ngoài những nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi còn có sự hướng
dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn, sự hỗ trợ của Khoa Sau Đại học Trường Đại
học Mở thành phố Hồ Chí Minh và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn
thành bài luận văn của mình.
Trước tiên tôi chân thành cám ơn Tiến sĩ Cao Minh Trí, người đã trực tiếp
hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cám ơn thầy đã truyền đạt
cho tôi nguồn kiến thức quý báu, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn giúp tôi hoàn
thành bài nghiên cứu của mình.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến các thầy, cô của Khoa Sau Đại
học - Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất cho bản
thân tôi cũng như những học viên cao học khác hoàn thành chương trình cao học
Quản trị kinh doanh với chương trình đào tạo khoa học, môi trường học tập tốt và
có cơ hội tiếp thu kiến thức từ những giảng viên giỏi giàu kinh nghiệm.
Ngoài ra, tôi cũng chân thành cám ơn sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo và đồng
nghiệp trong Công ty TNHH Dược phẩm và Thiết bị y tế Hoàng Đức đã dành thời
gian đóng góp ý kiến, trả lời bảng câu hỏi khảo sát, giúp tôi có được nguồn dữ liệu
tin cậy để hoàn thành bài nghiên cứu của mình.
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục đích của bài nghiên cứu nhằm đo lường mức độ tác động của trí tuệ
cảm xúc đến hiệu quả làm việc cá nhân của nhân viên trong Công ty TNHH Dược
Phẩm và TBYT Hoàng Đức với biến trung gian là sự hài lòng công việc. Từ đó đề
xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cá nhân của nhân viên.
Bài nghiên cứu sử dụng định nghĩa và thang đo trí tuệ cảm xúc của hai tác giả
Mayer và Salovey (1997), sự hài lòng công việc của Hackman và Oldham (1974),
hiệu quả làm việc của Tseng và Huang (2011) được thực hiện thông qua ba giai
đoạn gồm: giai đoạn nghiên cứu định tính lần 1, giai đoạn nghiên cứu định lượng
và giai đoạn nghiên cứu định tính lần 2. Sau giai đoạn nghiên cứu định tính lần 1,
bài nghiên cứu sử dụng 2 yếu tố: Tiền công và Cơ hội phát triển để đo lường Sự
hài lòng công việc thay vì 5 yếu tố theo Hackman và Oldham (1974); thang đo
được tinh chỉnh gồm 37 biến quan sát.
Quá trình nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng cách dùng bảng câu
hỏi đã được góp ý từ các chuyên gia. Để tăng tính đại diện cho tổng thể tác giả tiến
hành phát đi 400 bảng câu hỏi khảo sát điều tra lấy ý kiến và thu thập được 360
bảng câu hỏi đạt yêu cầu. Sau quá trình kiểm định Cronbach’s Alpha, 4 biến quan
sát bị loại bỏ do không đảm bảo độ tin cậy. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu
còn lại 33 biến quan sát được sử dụng phân tích nhân tố khám phá và phân tích
nhân tố khẳng định, kết quả cho thấy thang đo đảm bảo giá trị hội tụ và giá trị phân
biệt đồng thời đủ tiêu chuẩn để tiến hành phân tích bằng mô hình SEM. Kết quả
sau khi chạy mô hình SEM cho thấy 3/3 giả thuyết nghiên cứu tác giả đặt ra ban
đầu đều được chấp nhận. Từ kết quả trên, tác giả tiến hành thảo luận về kết quả
nghiên cứu làm cơ sở để đề ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả làm việc
cá nhân của nhân viên tại Công ty TNHH Dược Phẩm và Thiết bị y tế Hoàng Đức.
Bài nghiên cứu cũng giúp bổ sung khoảng trống nghiên cứu về trí tuệ cảm
xúc tác động đến hiệu quả làm việc cá nhân thông qua sự hài lòng công việc, cụ thể
là nghiên cứu trong ngành Dược phẩm ở Việt Nam.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................ix
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ..............................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
1.2. Tổng quan về công ty TNHH Dược Phẩm và TBYT Hoàng Đức....................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................6
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................6
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................7
1.6. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................7
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................8
1.8. Kết cấu luận văn ............................................................................................8
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...............9
2.1. Các khái niệm ................................................................................................9
2.1.1. Khái niệm trí tuệ cảm xúc .......................................................................9
2.1.2. Khái niệm sự hài lòng công việc .............................................................10
2.1.3. Hiệu quả làm việc cá nhân ......................................................................11
2.2. Các mô hình trí tuệ cảm xúc tác động đến sự hài lòng công việc và hiệu quả
làm việc cá nhân ...................................................................................................12
2.2.1. Mô hình nghiên cứu trí tuệ cảm xúc tác động đến hiệu quả làm việc của
các giáo viên ở Malaysia của tác giả Mohamad và Jais .....................................12
2.2.2. Mô hình mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và sự hài lòng công việc ........13
2.2.3. Mô hình sự tác động của trí tuệ cảm xúc đến hiệu quả làm việc thông qua
biến trung gian là sự hài lòng công việc của tác giả Ivan và cộng sự (2016) .....14
2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................16
v
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .........................................................20
3.1. Thứ tự các bước nghiên cứu ...........................................................................20
3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng ................................21
3.2.1. Thiết kế thang đo sử dụng trong nghiên cứu ...........................................21
3.2.2. Nghiên cứu định tính lần 1 ......................................................................24
3.2.3. Nghiên cứu định lượng ...........................................................................30
3.2.3.1. Quy mô mẫu nghiên cứu ..................................................................30
3.2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và phương pháp tiếp xúc đáp viên ..............31
3.2.3.3. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................31
3.2.4. Nghiên cứu định tính lần 2 ......................................................................32
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................33
4.1. Kết quả thống kê mô tả ..................................................................................33
4.2. Kiểm tra độ tin cậy thang do thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha ............36
4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...............................................................40
4.4. Phân tích mô hình cấu trúc SEM (Structural Equation Modeling) ..................43
4.4.1. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .......................................................44
4.4.1.1. Hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability) ..................................47
4.4.1.2. Giá trị hội tụ (Convergent validity) ..................................................48
4.4.2. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ..........................................49
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................55
4.5.1. Thảo luận về việc 4 biến quan sát bị loại bỏ sau khi kiểm định Cronbach’s
Alpha do không đảm bảo độ tin cậy .................................................................56
4.5.2. Thảo luận kết quả Trí tuệ cảm xúc (EI) tác động dương đến Hiệu quả làm
việc (JP) ...........................................................................................................58
4.5.3. Thảo luận kết quả Trí tuệ cảm xúc (EI) tác động dương đến Sự hài lòng
công việc (JS) ...................................................................................................61
4.5.4. Thảo luận kết quả Sự hài lòng công việc (JS) tác động dương đến Hiệu quả
làm việc (JP) ....................................................................................................62
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .........................................64
vi
5.1. Kết luận .........................................................................................................64
5.2. Các hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả làm việc cá nhân tại công ty TNHH
Dược Phẩm và TBYT Hoàng Đức ........................................................................65
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................69
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Hoàng Đức .................................................4
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu trí tuệ cảm xúc tác động đến hiệu quả làm việc .....13
Hình 2.2: Mô hình mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và sự hài lòng công việc .....13
Hình 2.3: Mô hình mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và sự hài lòng công việc với
biến trung gian là kiểm soát công việc ..................................................................14
Hình 2.4: Mô hình sự tác động của trí tuệ cảm xúc đến hiệu quả làm việc thông qua
biến trung gian là sự hài lòng công việc ................................................................15
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................19
Hình 3.1: Thứ tự các bước nghiên cứu ..................................................................20
Hình 4.1: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (đã chuẩn hóa) .................................50
Hình 4.2: Kết quả nghiên cứu ...............................................................................54
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo sử dụng trong đề tài nghiên cứu ............................................22
Bảng 3.2: Thông tin các chuyên gia ......................................................................25
Bảng 3.3: Tổng hợp thang đo trước và sau khi điều chỉnh .....................................26
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến quan sát .........................................................33
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ...................................................37
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ............................39
Bảng 4.4: kiểm định KMO và Bartlett's Test ........................................................40
Bảng 4.5: Ma trận nhân tố sau khi xoay ................................................................41
Bảng 4.6: Trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa (Regression weight) .........................44
Bảng 4.7: Trọng số hồi quy đã chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) .....45
Bảng 4.8: Hệ số tương quan ..................................................................................46
Bảng 4.9: Kết quả hệ số tin cậy tổng hợp ..............................................................47
Bảng 4.10 : Kết quả Giá trị hội tụ .........................................................................49
Bảng 4.11: Các trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM .....................................................................................................................51
Bảng 4.12: Các trọng số hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
.............................................................................................................................52
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ...........54
Bảng 4.14: Kết quả Trí tuệ cảm xúc (EI) tác động đến Hiệu quả làm việc (JP) .....55
Bảng 4.15: Thông tin các chuyên gia thảo luận kết quả nghiên cứu ......................56
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TBYT : Thiết bị y tế
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
Hoàng Đức : Công ty TNHH Dược Phẩm và TBYT Hoàng Đức
EI : Trí tuệ cảm xúc
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp và đảm
bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Yếu tố giúp ta nhận biết được một tổ chức
hoạt động tốt hay không hoạt động tốt, thành công hay không thành công hay
không thành công nằm ở những con người có trong tổ chức đó. Dần dần các tổ
chức đã thấy một sự thay đổi cơ bản trong phong cách quản lý, cá nhân có quyền tự
chủ hơn trong tổ chức thậm chí là ở các cấp bậc thấp. Vì vậy, việc nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các cá nhân trong tổ chức là hết sức
quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp nếu muốn phát triển bền vững.
Để khai thác tốt tiềm năng của một con người, chúng ta phải hiểu được toàn
bộ các khía cạnh về lý trí và cảm xúc của họ. Đôi khi chúng ta đã đồng nhất trí tuệ
cảm xúc với chỉ số IQ. Đó là cách hiểu phiến diện bởi trí tuệ cảm xúc cũng là một
dạng trí tuệ vô cùng quan trọng, làm cho con người mang đầy đủ tính người cũng
như có thể thành đạt trong cuộc sống và trong công việc. Các nhà tâm lý học ngày
càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc lên đời sống con người. Nghệ thuật kiểm
soát cảm xúc và định hướng nó một cách đúng đắn được gọi là “Trí tuệ cảm
xúc”(EI). Trí tuệ cảm xúc, một dạng trí thông minh mà các cuộc nghiên cứu gần
đây khẳng định rằng chúng quan trọng hơn cả trí thông minh truyền thống trong
việc dự đoán sự thành công và hạnh phúc của con người. Goleman (1995) cho
rằng: “Nếu bạn không có những khả năng về cảm xúc thì bạn không thể nào tiến xa
được”. Trong cuộc sống, bất cứ ai cũng có thể trở nên giận dữ - điều này thật dễ
dàng. Tuy nhiên, để giận đúng người, đúng mức, đúng lúc, đúng mục đích, và đúng
cách là không dễ. Ở Việt Nam trí tuệ cảm xúc vẫn còn là khái niệm khá mới với
nhiều người và tác giả tìm được một bài nghiên cứu hoàn chỉnh trong lĩnh vực
quản trị đó chính là “Emotional intelligence as the departure of the path to
corporate governance” (Tạm dịch: Trí tuệ cảm xúc là khởi đầu của con đường
quản trị doanh nghiệp) của Lưu Trọng Tuấn (2013).